Theo các nguồn tin tình báo mạng Debka (Đức), Trung Quốc mới đây gửi đề nghị tới Moscow về việc cho phép các chiến đấu cơ J-15 của nước này sớm tham gia chiến dịch không kích của Nga, được phát động từ ngày 30/9 vừa qua tại Syria.Tuy nhiên, các máy bay J-15 sẽ không tới các sân bay ở Syria mà sẽ cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) đang trên bờ biển Syria (nguồn tin của Debka trước đó đã thông tin).Các chuyên gia quân sự cho biết đây sẽ được xem là sự kiện cực kỳ quan trọng đối với Bắc Kinh vì sẽ là chiến dịch quân sự đầu tiên của nước này tại Trung Đông, cũng như việc thử nghiệm hoạt động đầu tiên của hàng không mẫu hạm trên trong các điều kiện thực chiến.Chiến đấu cơ J-15 Flying Shark (cá mập bay) là tiêm kích hạm được phát triển bởi Viện 601 và Tổng công ty máy bay Thẩm Dương cho Không quân Hải quân Trung Quốc mà trực tiếp là trang bị cho tàu sân bay nước này. Tới thời điểm hiện tại, có khoảng 15 chiếc J-15 được chế tạo.Các chuyên gia quân sự thế giới bình luận, J-15 thực ra là mẫu sao chép hoàn toàn thiết kế tiêm kích hạm Su-33 của Liên Xô. Nhận định này được đưa ra vì hình dáng J-15 giống hết Su-33 và có ít nhất một mẫu thử Su-33 được định danh là T-10K-3 đã được Ukraine bán cho Trung quốc năm 2011.Các thông số về mẫu chiến đấu cơ Su-33 tới giờ vẫn là điều bí ẩn, vì nó được phát triển trên cơ sở Su-33 nhưng dùng khung gầm loại J-11B (mẫu sao chép Su-27SK Nga) nên người ta có thể đoán nó có chiều dài 21,9m, sải cánh 14,7m, cao 5,9m, trọng lượng cất cánh tối đa 33 tấn.Máy bay J-15 được trang bị động cơ WS-10A hoặc AL-31F cho tốc độ bay Mach 2,4, tầm bay 3.500km, trần bay 20.000m.Khả năng mang vác vũ khí của J-15 vào khoảng 6,5 tấn trên 12 giá treo nhưng con số thực tế chiến đấu có thể ít hơn do nó phải cất cánh từ tàu sân bay với đường băng kiểu nhảy cầu. Kiểu đường băng này tuy tiết kiệm hơn máy phóng của Mỹ nhưng khiến máy bay không mang được tải trọng tối đa. Các máy bay Su-33 nguyên gốc cũng gặp phải vấn đề tương tự.Các loại vũ khí mà J-15 mang vác được vẫn chưa công khai, tuy nhiên nếu thực sự tham gia không kích ở Syria thì không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ thử nghiệm các loại bom dẫn đường. Hiện nay, Trung Quốc có một bộ sưu tập rất lớn các kiểu bom thông minh được dẫn đường bằng laser, TV, vệ tinh nhưng chưa bao giờ thử nghiệm thực tế chiến trường.Và nếu tham gia không kích IS thì đây là cơ hội tốt cho nước này thử nghiệm các loại bom thông minh cũng như tên lửa thông minh.
Theo các nguồn tin tình báo mạng Debka (Đức), Trung Quốc mới đây gửi đề nghị tới Moscow về việc cho phép các chiến đấu cơ J-15 của nước này sớm tham gia chiến dịch không kích của Nga, được phát động từ ngày 30/9 vừa qua tại Syria.
Tuy nhiên, các máy bay J-15 sẽ không tới các sân bay ở Syria mà sẽ cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) đang trên bờ biển Syria (nguồn tin của Debka trước đó đã thông tin).
Các chuyên gia quân sự cho biết đây sẽ được xem là sự kiện cực kỳ quan trọng đối với Bắc Kinh vì sẽ là chiến dịch quân sự đầu tiên của nước này tại Trung Đông, cũng như việc thử nghiệm hoạt động đầu tiên của hàng không mẫu hạm trên trong các điều kiện thực chiến.
Chiến đấu cơ J-15 Flying Shark (cá mập bay) là tiêm kích hạm được phát triển bởi Viện 601 và Tổng công ty máy bay Thẩm Dương cho Không quân Hải quân Trung Quốc mà trực tiếp là trang bị cho tàu sân bay nước này. Tới thời điểm hiện tại, có khoảng 15 chiếc J-15 được chế tạo.
Các chuyên gia quân sự thế giới bình luận, J-15 thực ra là mẫu sao chép hoàn toàn thiết kế tiêm kích hạm Su-33 của Liên Xô. Nhận định này được đưa ra vì hình dáng J-15 giống hết Su-33 và có ít nhất một mẫu thử Su-33 được định danh là T-10K-3 đã được Ukraine bán cho Trung quốc năm 2011.
Các thông số về mẫu chiến đấu cơ Su-33 tới giờ vẫn là điều bí ẩn, vì nó được phát triển trên cơ sở Su-33 nhưng dùng khung gầm loại J-11B (mẫu sao chép Su-27SK Nga) nên người ta có thể đoán nó có chiều dài 21,9m, sải cánh 14,7m, cao 5,9m, trọng lượng cất cánh tối đa 33 tấn.
Máy bay J-15 được trang bị động cơ WS-10A hoặc AL-31F cho tốc độ bay Mach 2,4, tầm bay 3.500km, trần bay 20.000m.
Khả năng mang vác vũ khí của J-15 vào khoảng 6,5 tấn trên 12 giá treo nhưng con số thực tế chiến đấu có thể ít hơn do nó phải cất cánh từ tàu sân bay với đường băng kiểu nhảy cầu. Kiểu đường băng này tuy tiết kiệm hơn máy phóng của Mỹ nhưng khiến máy bay không mang được tải trọng tối đa. Các máy bay Su-33 nguyên gốc cũng gặp phải vấn đề tương tự.
Các loại vũ khí mà J-15 mang vác được vẫn chưa công khai, tuy nhiên nếu thực sự tham gia không kích ở Syria thì không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ thử nghiệm các loại bom dẫn đường. Hiện nay, Trung Quốc có một bộ sưu tập rất lớn các kiểu bom thông minh được dẫn đường bằng laser, TV, vệ tinh nhưng chưa bao giờ thử nghiệm thực tế chiến trường.
Và nếu tham gia không kích IS thì đây là cơ hội tốt cho nước này thử nghiệm các loại bom thông minh cũng như tên lửa thông minh.