Tiêm kích hạm F-14 Tomcat là một trong những dòng chiến đấu cơ được đánh giá thành công nhất của Hải quân Mỹ phục vụ từ năm 1972 cho đến tận năm 2006. Nó được thiết kế để thực hiện nhiều loại nhiệm vụ trên không khác nhau từ trinh sát, tấn công mặt đất cho đến đánh chặn. Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết rằng, Mỹ phát triển F-14 là dựa trên những kinh nghiệm có được từ những trận không chiến với MiG-21 trong Chiến tranh Việt Nam.Đáng chú ý, đầu năm 1975, tàu sân bay USS Enterprise (CVN-65) mang theo liên đội hàng không với hai phi đội tiêm kích F-14A (VF-1 và VF-2) hành quân tới vùng biển Việt Nam tham gia "chiến dịch Gió lốc" di tản toàn bộ công dân Mỹ khỏi Sài Gòn vào tháng 4/1975. Đây chính là sứ mệnh đầu tiên của F-14 và cũng là cuối cùng của mẫu máy bay chiến đấu tối tân này ở Việt Nam. Trong ảnh là một nguyên mẫu tiêm kích F-14A được trưng bày tại Bảo tàng Không quân Hải quân Pima Mỹ. Chiếc máy bay này có số hiệu là C/N 303 NL-211 160684 phục vụ từ năm 1978-1994.Nó từng phục vụ trong phi đội tiêm kích VF-111 được biên chế trên tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV-63), tàu sân bay này hoạt động chủ yếu tại Nhật Bản trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.F-14 cũng là một trong những dòng chiến đấu cơ sở hữu thiết kế cánh cụp cánh xèo của Quân đội Mỹ được vào trang bị từ năm 1972 để thay thế cho những chiếc F-4 Phantom II đã lỗi thời. Từ đó cho đến khi được nghỉ hưu F-14 là dòng tiêm kích trên hạm chủ lực của Hải quân Mỹ.Tên tuổi của F-14 trong nước Mỹ càng trở nên nổi tiếng hơn sau bộ phim điện ảnh Top Gun được công chiếu vào năm 1986 do Tom Cruise thủ vai chính kể về cuộc sống của các phi công Hải quân Mỹ phục vụ trên biên đội tàu sân bay nước này.Hiện tại quốc gia duy nhất trên thế giới vẫn còn duy trì phi đội F-14 là Iran và số máy bay này được Mỹ chuyển giao từ năm 1976 trước Cách mạng Hồi giáo. Tuy nhiên chúng chỉ là các biến thể thông thường không có khả năng phục vụ trên các tàu sân bay.Giống như nhiều mẫu tiêm kích trên hạm khác của Mỹ vào thời điểm đó, F-14 có thiết kế hai chỗ ngồi và nó cũng được trang bị hai động cơ phản lực General Electric F110-GE-400 có thể giúp máy bay đạt tốc độ cực đại Mach 2,34 tương đương 2.485km/h.Cận cảnh phần cánh của F-14 khi cụp lại, sải cánh cánh máy bay có thể đạt gần 20m khi xèo ra. Cửa hút gió của F-14 cũng được đặt ngay dưới cánh vị trí tiếp giáp với phần thân chính.Với các động cơ General Electric F110-GE-400, F-14 có bán kính chiến đấu hiệu quả 926km với trần bay tối đa 15.200m. Hệ thống động cơ của F-14 từng bị đánh giá là hoạt động không hiệu quả trong giai đoạn đầu nó được đưa vào trang bị với mẫu động cơ Pratt & Whitney TF-30.Về hệ thống vũ khí, F-14 có thể mang theo tối đa 6.6 tấn vũ khí các loại với 10 giá treo vũ khí ở dưới thân và cánh. Ngoài bom thông dụng và tên lửa không đối không, F-14 cũng là một những chiến đấu cơ đầu tiên của Mỹ được trang bị vũ khí dẫn đường chính xác như Joint Direct Attack Munition (JDAM) hay Paveway.Hình ảnh bên trong buồng lái của F-14A tại Pima, có vẻ như hệ thống điện tử của nó đã được gỡ bỏ trước khi được trưng bày tại đây.Có khoảng 700 chiếc F-14 được chế tạo trong giai đoạn từ năm 1969-1991, trong đó biến thể hiện đại nhất là F-14D được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1991 với một loạt cải tiến quan trọng giúp nó hoạt động thêm được 15 năm nữa.
Tiêm kích hạm F-14 Tomcat là một trong những dòng chiến đấu cơ được đánh giá thành công nhất của Hải quân Mỹ phục vụ từ năm 1972 cho đến tận năm 2006. Nó được thiết kế để thực hiện nhiều loại nhiệm vụ trên không khác nhau từ trinh sát, tấn công mặt đất cho đến đánh chặn. Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết rằng, Mỹ phát triển F-14 là dựa trên những kinh nghiệm có được từ những trận không chiến với MiG-21 trong Chiến tranh Việt Nam.
Đáng chú ý, đầu năm 1975, tàu sân bay USS Enterprise (CVN-65) mang theo liên đội hàng không với hai phi đội tiêm kích F-14A (VF-1 và VF-2) hành quân tới vùng biển Việt Nam tham gia "chiến dịch Gió lốc" di tản toàn bộ công dân Mỹ khỏi Sài Gòn vào tháng 4/1975. Đây chính là sứ mệnh đầu tiên của F-14 và cũng là cuối cùng của mẫu máy bay chiến đấu tối tân này ở Việt Nam. Trong ảnh là một nguyên mẫu tiêm kích F-14A được trưng bày tại Bảo tàng Không quân Hải quân Pima Mỹ. Chiếc máy bay này có số hiệu là C/N 303 NL-211 160684 phục vụ từ năm 1978-1994.
Nó từng phục vụ trong phi đội tiêm kích VF-111 được biên chế trên tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV-63), tàu sân bay này hoạt động chủ yếu tại Nhật Bản trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
F-14 cũng là một trong những dòng chiến đấu cơ sở hữu thiết kế cánh cụp cánh xèo của Quân đội Mỹ được vào trang bị từ năm 1972 để thay thế cho những chiếc F-4 Phantom II đã lỗi thời. Từ đó cho đến khi được nghỉ hưu F-14 là dòng tiêm kích trên hạm chủ lực của Hải quân Mỹ.
Tên tuổi của F-14 trong nước Mỹ càng trở nên nổi tiếng hơn sau bộ phim điện ảnh Top Gun được công chiếu vào năm 1986 do Tom Cruise thủ vai chính kể về cuộc sống của các phi công Hải quân Mỹ phục vụ trên biên đội tàu sân bay nước này.
Hiện tại quốc gia duy nhất trên thế giới vẫn còn duy trì phi đội F-14 là Iran và số máy bay này được Mỹ chuyển giao từ năm 1976 trước Cách mạng Hồi giáo. Tuy nhiên chúng chỉ là các biến thể thông thường không có khả năng phục vụ trên các tàu sân bay.
Giống như nhiều mẫu tiêm kích trên hạm khác của Mỹ vào thời điểm đó, F-14 có thiết kế hai chỗ ngồi và nó cũng được trang bị hai động cơ phản lực General Electric F110-GE-400 có thể giúp máy bay đạt tốc độ cực đại Mach 2,34 tương đương 2.485km/h.
Cận cảnh phần cánh của F-14 khi cụp lại, sải cánh cánh máy bay có thể đạt gần 20m khi xèo ra. Cửa hút gió của F-14 cũng được đặt ngay dưới cánh vị trí tiếp giáp với phần thân chính.
Với các động cơ General Electric F110-GE-400, F-14 có bán kính chiến đấu hiệu quả 926km với trần bay tối đa 15.200m. Hệ thống động cơ của F-14 từng bị đánh giá là hoạt động không hiệu quả trong giai đoạn đầu nó được đưa vào trang bị với mẫu động cơ Pratt & Whitney TF-30.
Về hệ thống vũ khí, F-14 có thể mang theo tối đa 6.6 tấn vũ khí các loại với 10 giá treo vũ khí ở dưới thân và cánh. Ngoài bom thông dụng và tên lửa không đối không, F-14 cũng là một những chiến đấu cơ đầu tiên của Mỹ được trang bị vũ khí dẫn đường chính xác như Joint Direct Attack Munition (JDAM) hay Paveway.
Hình ảnh bên trong buồng lái của F-14A tại Pima, có vẻ như hệ thống điện tử của nó đã được gỡ bỏ trước khi được trưng bày tại đây.
Có khoảng 700 chiếc F-14 được chế tạo trong giai đoạn từ năm 1969-1991, trong đó biến thể hiện đại nhất là F-14D được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1991 với một loạt cải tiến quan trọng giúp nó hoạt động thêm được 15 năm nữa.