Nhân triển lãm hàng không ở Trường Xuân, Cát Lâm khai mạc vào đầu tháng này, Không quân Trung Quốc đã phô diễn công khai trước công chúng loại tiêm kích đa năng J-11BS – một trong những mẫu tiêm kích mới nhất do nước này tự sản xuất.Mặc dù vậy, theo giới chuyên gia thì tiêm kích đa năng J-11BS ra đời có một phần công rất lớn từ các thiết kế của Nga. Hay nói cách khác, J-11BS là sản phẩm sao chép mẫu tiêm kích đa năng Su-30MK2 nổi danh của OKB Sukhoi. Hiện Su-30MK2 đang được sử dụng rộng rãi trong Không quân Trung Quốc, Không quân Việt Nam, Không quân Indonesia và một số quốc gia khác.Theo tài liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc thì đương nhiên là nước này không thừa nhận J-11BS sao chép Su-30MK2 mà J-11BS là phiên bản hai chỗ ngồi dành cho huấn luyện được phát triển trên cơ sở J-11B.Mà J-11B lại là phiên bản cải tiến từ mẫu J-11 được Trung Quốc sao chép gần như nguyên vẹn từ mẫu Su-27SK mà Nga cung cấp cho nước này. Những chiếc J-11B được quảng cáo là Trung Quốc nội địa hóa đến 90% linh kiện cũng như nâng cấp toàn diện mọi mặt khiến nó vượt trội hoàn toàn thế hệ Su-27SK của Nga.Khả năng cao J-11BS cũng có tính năng y hệt J-11B nhưng bổ sung thêm một chỗ ngồi.Phiên bản Su-30MK2 của Trung Quốc này có thể được chế tạo từ nhiều vật liệu composite khiến trọng lượng máy bay giảm so với mẫu Su-27SK/UBK của Nga, trong khi tuổi thọ tăng lên.J-11BS có khả năng tấn công đối đất/đối biển đầy đủ, nó có thể phóng nhiều loại vũ khí dùng để đối đất/đối hải có độ chính xác cao.Loại radar trang bị cho J-11BS cũng như J-11B và chúng được giấu kín thông tin kỹ chiến thuật. Nó có thể theo dõi 6-8 mục tiêu cùng một lúc, và tấn công đồng thời 4 mục tiêu. Khi sử dụng khóa các mục tiêu cỡ lớn như tàu khu trục, tầm tối đa của radar là trên 350 km.Tuy nhiên, loại radar này không phải là radar mạng pha chủ động (AESA), mà vẫn là radar dùng anten mạng rãnh hai chiều.Trên máy bay cũng được bố trí trạm trinh sát quang điện – hồng ngoại đặt ở giữa phía trước kính chắn gió máy bay. Tất nhiên là cũng chẳng rõ tính năng kỹ chiến thuật của loại cảm biến này.Về động cơ, Trung Quốc tuyên bố là các máy bay J-11B và J-11BS đều dùng động cơ phản lực Thái Hành WS-10A có giá thành vận hành rẻ hơn AL-31F. Đáng lưu ý là động cơ WS-10 được phát triển trên cơ sở "lõi" động cơ turbofan CFM-56II của Mỹ vốn dùng cho máy bay chở dầu, máy bay vận tải.Vận tốc mà nó đạt được lên tới 2.500km/h - nhanh hơn Su-30MK2, tầm bay 3.720km, bán kính tác chiến khoảng 2.000km, vận tốc leo cao 325m/s.Tuy nhiên, theo một số nguồn tin thì động cơ WS-10A không đảm bảo độ tin cậy. Năm 2014 xuất hiện một báo cáo cho biết, động cơ WS-10A của nước này thường xuất hiện vấn đề và quân đội Trung Quốc không muốn tiếp tục kéo dài tình trạng này. Số lượng động cơ WS-10A đưa về nhà máy để bảo trì thậm chí vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.Nghiêm trọng hơn, đơn vị sản xuất WS-10A không làm rõ toàn bộ nguyên nhân nhiều lần thất bại của động cơ, mà hiện nay ít nhất 5 trung đoàn không quân của Không quân Trung Quốc đang sử dụng máy bay tiêm kích J-11B trang bị động cơ WS-10A.Các chuyên gia cho biết, động cơ lắp ráp cho những máy bay này đã được đưa đưa về nhà máy để bảo trì, trong khi số máy bay chiến đấu J-11B lắp động cơ AL-31F của Nga thì không có vấn đề gì.
Nhân triển lãm hàng không ở Trường Xuân, Cát Lâm khai mạc vào đầu tháng này, Không quân Trung Quốc đã phô diễn công khai trước công chúng loại tiêm kích đa năng J-11BS – một trong những mẫu tiêm kích mới nhất do nước này tự sản xuất.
Mặc dù vậy, theo giới chuyên gia thì tiêm kích đa năng J-11BS ra đời có một phần công rất lớn từ các thiết kế của Nga. Hay nói cách khác, J-11BS là sản phẩm sao chép mẫu tiêm kích đa năng Su-30MK2 nổi danh của OKB Sukhoi. Hiện Su-30MK2 đang được sử dụng rộng rãi trong Không quân Trung Quốc, Không quân Việt Nam, Không quân Indonesia và một số quốc gia khác.
Theo tài liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc thì đương nhiên là nước này không thừa nhận J-11BS sao chép Su-30MK2 mà J-11BS là phiên bản hai chỗ ngồi dành cho huấn luyện được phát triển trên cơ sở J-11B.
Mà J-11B lại là phiên bản cải tiến từ mẫu J-11 được Trung Quốc sao chép gần như nguyên vẹn từ mẫu Su-27SK mà Nga cung cấp cho nước này. Những chiếc J-11B được quảng cáo là Trung Quốc nội địa hóa đến 90% linh kiện cũng như nâng cấp toàn diện mọi mặt khiến nó vượt trội hoàn toàn thế hệ Su-27SK của Nga.
Khả năng cao J-11BS cũng có tính năng y hệt J-11B nhưng bổ sung thêm một chỗ ngồi.
Phiên bản Su-30MK2 của Trung Quốc này có thể được chế tạo từ nhiều vật liệu composite khiến trọng lượng máy bay giảm so với mẫu Su-27SK/UBK của Nga, trong khi tuổi thọ tăng lên.
J-11BS có khả năng tấn công đối đất/đối biển đầy đủ, nó có thể phóng nhiều loại vũ khí dùng để đối đất/đối hải có độ chính xác cao.
Loại radar trang bị cho J-11BS cũng như J-11B và chúng được giấu kín thông tin kỹ chiến thuật. Nó có thể theo dõi 6-8 mục tiêu cùng một lúc, và tấn công đồng thời 4 mục tiêu. Khi sử dụng khóa các mục tiêu cỡ lớn như tàu khu trục, tầm tối đa của radar là trên 350 km.
Tuy nhiên, loại radar này không phải là radar mạng pha chủ động (AESA), mà vẫn là radar dùng anten mạng rãnh hai chiều.
Trên máy bay cũng được bố trí trạm trinh sát quang điện – hồng ngoại đặt ở giữa phía trước kính chắn gió máy bay. Tất nhiên là cũng chẳng rõ tính năng kỹ chiến thuật của loại cảm biến này.
Về động cơ, Trung Quốc tuyên bố là các máy bay J-11B và J-11BS đều dùng động cơ phản lực Thái Hành WS-10A có giá thành vận hành rẻ hơn AL-31F. Đáng lưu ý là động cơ WS-10 được phát triển trên cơ sở "lõi" động cơ turbofan CFM-56II của Mỹ vốn dùng cho máy bay chở dầu, máy bay vận tải.
Vận tốc mà nó đạt được lên tới 2.500km/h - nhanh hơn Su-30MK2, tầm bay 3.720km, bán kính tác chiến khoảng 2.000km, vận tốc leo cao 325m/s.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin thì động cơ WS-10A không đảm bảo độ tin cậy. Năm 2014 xuất hiện một báo cáo cho biết, động cơ WS-10A của nước này thường xuất hiện vấn đề và quân đội Trung Quốc không muốn tiếp tục kéo dài tình trạng này. Số lượng động cơ WS-10A đưa về nhà máy để bảo trì thậm chí vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.
Nghiêm trọng hơn, đơn vị sản xuất WS-10A không làm rõ toàn bộ nguyên nhân nhiều lần thất bại của động cơ, mà hiện nay ít nhất 5 trung đoàn không quân của Không quân Trung Quốc đang sử dụng máy bay tiêm kích J-11B trang bị động cơ WS-10A.
Các chuyên gia cho biết, động cơ lắp ráp cho những máy bay này đã được đưa đưa về nhà máy để bảo trì, trong khi số máy bay chiến đấu J-11B lắp động cơ AL-31F của Nga thì không có vấn đề gì.