Một số trang mạng Ả Rập mới đây đăng tải hình ảnh cho thấy có ít nhất hai quả đạn cùng một bệ phóng tổ hợp tên lửa chống tăng Konkurs-M đã rơi vào tay phiến quân IS. Tất nhiên, “người” đánh mất không ai khác chính là các binh sĩ Quân đội Syria.Việc để mất tên lửa chống tăng Konkurs-M vào tay phiến quân IS có thể khiến lực lượng xe tăng – xe thiết giáp Quân đội Syria nhận cái kết đắng, khi mà sức công phá của Konkurs-M không hề thua kém BGM-71 TOW từng phá hỏng các xe tăng T-90.Đây cũng không phải lần đầu tiên Quân đội Syria để mất vào tay phiến quân IS và các phe phái nổi dậy khác tổ hợp tên lửa chống tăng hiện đại. Đã xuất hiện nhiều hình ảnh cho thấy phiến quân nắm trong tay các tổ hợp tên lửa chống tăng cực kỳ hiện đại như Fagot, Metis-M và cả Kornet-E thế hệ mới do Nga sản xuất.Trong ảnh là một chiến binh quân nổi dậy đang sử dụng tổ hợp tên lửa Konkurs.Theo một số nguồn tin, trước nội chiến, Quân đội Syria có trong tay khoảng 40 bệ phóng tổ hợp tên lửa chống tăng Konkurs và Konkurs-M.Konkurs-M là phiên bản cải tiến của dòng tên lửa chống tăng 9K113 Konkurs do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1974, nó được đánh giá sở hữu sức mạnh tương đương với TOW Mỹ hay MILAN Pháp.Konkurs hay Konkurs-M được trang bị hệ dẫn đường bán tự động với lệnh điều khiển truyền qua dây (nối giữa đạn với bệ phóng).Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K113 Konkurs gồm ba thành phần chính gồm: bệ phóng 9P56, giá phóng ba chân 9P135, bộ dẫn đường tích hợp cò bắn 9S451M và đạn tên lửa 9M113 (hoặc 9M113M).Đạn tên lửa Konkurs-M dài 1,39m, đường kính thân 135mm, nặng 14,5kg (riêng quả đạn). Đầu đạn của Konkurs-M được được trang bị đầu nổ kiểu tandem có khả năng xuyên giáp dày 750-800mm sau giáp phản ứng nổ ERA.Ở phía đuôi tên lửa lắp một đèn hồng ngoại để pháo thủ theo dõi vị trí, truyền lệnh thích hợp đến tên lửa thông qua một dây mảnh được nối giữa bệ phóng với đạn. Đặc biệt, tổ hợp có bộ phận báo động khi phát hiện nhiễu từ hệ thống phòng vệ trên xe tăng như Shtora khiến nó có thể trở thành khắc tinh của T-90 tại Syria.Tên lửa được đẩy khỏi bệ phóng với tốc độ 80m/s bằng một máy phát khí đặc biệt, sau đó nó nhanh chóng khởi động động cơ đẩy nhiên liệu rắn đưa tốc độ lên tới 200m/s. Trong khi bay, tên lửa quay 5-7 vòng/giây, tầm bắn từ 70m tới 4.000m.
Một số trang mạng Ả Rập mới đây đăng tải hình ảnh cho thấy có ít nhất hai quả đạn cùng một bệ phóng tổ hợp tên lửa chống tăng Konkurs-M đã rơi vào tay phiến quân IS. Tất nhiên, “người” đánh mất không ai khác chính là các binh sĩ Quân đội Syria.
Việc để mất tên lửa chống tăng Konkurs-M vào tay phiến quân IS có thể khiến lực lượng xe tăng – xe thiết giáp Quân đội Syria nhận cái kết đắng, khi mà sức công phá của Konkurs-M không hề thua kém BGM-71 TOW từng phá hỏng các xe tăng T-90.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Quân đội Syria để mất vào tay phiến quân IS và các phe phái nổi dậy khác tổ hợp tên lửa chống tăng hiện đại. Đã xuất hiện nhiều hình ảnh cho thấy phiến quân nắm trong tay các tổ hợp tên lửa chống tăng cực kỳ hiện đại như Fagot, Metis-M và cả Kornet-E thế hệ mới do Nga sản xuất.
Trong ảnh là một chiến binh quân nổi dậy đang sử dụng tổ hợp tên lửa Konkurs.
Theo một số nguồn tin, trước nội chiến, Quân đội Syria có trong tay khoảng 40 bệ phóng tổ hợp tên lửa chống tăng Konkurs và Konkurs-M.
Konkurs-M là phiên bản cải tiến của dòng tên lửa chống tăng 9K113 Konkurs do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1974, nó được đánh giá sở hữu sức mạnh tương đương với TOW Mỹ hay MILAN Pháp.
Konkurs hay Konkurs-M được trang bị hệ dẫn đường bán tự động với lệnh điều khiển truyền qua dây (nối giữa đạn với bệ phóng).
Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K113 Konkurs gồm ba thành phần chính gồm: bệ phóng 9P56, giá phóng ba chân 9P135, bộ dẫn đường tích hợp cò bắn 9S451M và đạn tên lửa 9M113 (hoặc 9M113M).
Đạn tên lửa Konkurs-M dài 1,39m, đường kính thân 135mm, nặng 14,5kg (riêng quả đạn). Đầu đạn của Konkurs-M được được trang bị đầu nổ kiểu tandem có khả năng xuyên giáp dày 750-800mm sau giáp phản ứng nổ ERA.
Ở phía đuôi tên lửa lắp một đèn hồng ngoại để pháo thủ theo dõi vị trí, truyền lệnh thích hợp đến tên lửa thông qua một dây mảnh được nối giữa bệ phóng với đạn. Đặc biệt, tổ hợp có bộ phận báo động khi phát hiện nhiễu từ hệ thống phòng vệ trên xe tăng như Shtora khiến nó có thể trở thành khắc tinh của T-90 tại Syria.
Tên lửa được đẩy khỏi bệ phóng với tốc độ 80m/s bằng một máy phát khí đặc biệt, sau đó nó nhanh chóng khởi động động cơ đẩy nhiên liệu rắn đưa tốc độ lên tới 200m/s. Trong khi bay, tên lửa quay 5-7 vòng/giây, tầm bắn từ 70m tới 4.000m.