Sau khi lật đổ chế độ Tổng thống Saddam Hussein năm 2003, Mỹ và đồng minh đã dựng lên một chính quyền thân phương Tây, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang Iraq mới được huấn luyện bởi các “thầy giáo Mỹ, NATO” cùng trang bị hiện đại. Theo một số thống kê, Lực lượng vũ trang Iraq có tổng số quân thường trực 271.500 người, quân dự bị là 528.500 người, ngân sách quốc phòng chiếm 8% GDP (tương đương với 17,9 tỷ USD).
Trong đó, Lục quân Iran được tổ chức thành 14 sư đoàn (mỗi sư đoàn gồm 4 lữ đoàn) với nhiệm vụ chủ yếu là chống lại các lực lượng quân phiến loạn, bảo vệ an ninh quốc gia. Vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của các binh sĩ gồm: súng trường tiến công AKM (khoảng 200.000 khẩu), M16A4 (80.000 khẩu), M4 (25.000 khẩu); súng máy hạng nhẹ RPK/RPD, M249; súng máy hạng nặng 12,7mm DShK/NSV/KPV.
Lực lượng bộ binh Iraq còn được trang bị các loại súng phóng lựu chống tăng RPG-7 (Nga chế tạo), AT-4 (Mỹ); súng phóng lựu tự động Mk 19; mìn chống bộ binh và lựu đạn cầm tay. Nhìn chung, trang bị cá nhân của binh lính Iraq là khá tốt, đa dạng gồm cả của Nga (nguồn từ quân đội Iraq thời Saddam) và Mỹ.
Lực lượng tăng – thiết giáp của Lục quân Iraq thực sự đáng gờm ở khu vực Trung Đông với việc sở hữu gần 4.000 chiếc. Tuy nhiên, chiếm đa số là xe thiết giáp, trong khi xe tăng chỉ có gần 400 chiếc với 140 xe loại M1 Abrams (trong ảnh) và các kiểu T-72, T-55 đã cũ.
Trang bị xe thiết giáp của Iraq là cực kì đa dạng với nhiều nguồn hàng từ Pakistan, Pháp, Nam Phi, Ba Lan, Ukraine, Anh và cả các xe thiết giáp Liên Xô (từ quân đội chính quyền Saddam). Trong ảnh là xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Quân đội Iraq mới với một phần có được từ kho vũ khí quân đội Saddam và 100 chiếc từ Hy Lạp.
Tuy có lực lượng tăng - thiết giáp cực kì hùng hậu, nhưng trang bị pháo binh của Iraq lại khá nghèo nàn với chỉ khoảng 300 khẩu pháo kéo, pháo tự hành xuất xứ từ Mỹ và Liên Xô là chủ yếu. Trong ảnh, binh sĩ Iraq đang vận hành khẩu pháo kéo M198 cỡ nòng 155mm do Mỹ sản xuất, đạt tầm bắn 22,4km với đạn thường.
Ngoài pháo binh thì Không quân Iraq cũng không được đánh giá cao khi với lực lượng 3.000 người hiện tại cùng hơn 100 máy bay chỉ có thể đáp ứng nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực hạn chế cho bộ binh, trinh sát và tải quân. Trong ảnh là vũ khí yểm trợ hỏa lực mạnh nhất Iraq – trực thăng tấn công Mi-35, tuy nhiên chỉ có 6 chiếc trong biên chế. Ngoài ra, Iraq có khoảng 60 chiếc trực thăng Mi-17, 15 chiếc UH-1; 30 chiếc Bell 407 có thể tham gia chiến đấu khi cần.
Ngoài ra, trước yêu cầu cấp bách về hỗ trợ hỏa lực đường không, Mỹ cũng đã chuyển giao cho Iraq 3 máy bay trinh sát/tấn công Cessna AC208 có thể mang được 2 tên lửa chống tăng Hellfire.
Năng lực không vận tầm xa của Iraq được đánh giá là yếu kém khi chỉ có vẻn vẹn 29 chiếc máy bay vận tải hạng nhẹ - trung gồm 6 chiếc An-32; 14 chiếc King Air 350 và 9 chiếc C-130 (trong ảnh).
Dẫu vậy, năng lực chiến đấu của Lục quân Iraq vẫn là rất mạnh khi đối tượng tác chiến chỉ là các nhóm phiến quân trang bị nghèo nàn. Tuy nhiên, Quân đội Iraq lại đang thể hiện bộ mặt bạc nhược, yếu kém trước lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo và Cận đông thua kém xa về mặt trang bị (vũ khí, phương tiện cơ giới). Trong ảnh, quân phục, băng đạn lính Iraq vứt lại trên đường tháo chạy.
Sau khi lật đổ chế độ Tổng thống Saddam Hussein năm 2003, Mỹ và đồng minh đã dựng lên một chính quyền thân phương Tây, đồng thời xây dựng lực lượng vũ trang Iraq mới được huấn luyện bởi các “thầy giáo Mỹ, NATO” cùng trang bị hiện đại. Theo một số thống kê, Lực lượng vũ trang Iraq có tổng số quân thường trực 271.500 người, quân dự bị là 528.500 người, ngân sách quốc phòng chiếm 8% GDP (tương đương với 17,9 tỷ USD).
Trong đó, Lục quân Iran được tổ chức thành 14 sư đoàn (mỗi sư đoàn gồm 4 lữ đoàn) với nhiệm vụ chủ yếu là chống lại các lực lượng quân phiến loạn, bảo vệ an ninh quốc gia. Vũ khí cá nhân tiêu chuẩn của các binh sĩ gồm: súng trường tiến công AKM (khoảng 200.000 khẩu), M16A4 (80.000 khẩu), M4 (25.000 khẩu); súng máy hạng nhẹ RPK/RPD, M249; súng máy hạng nặng 12,7mm DShK/NSV/KPV.
Lực lượng bộ binh Iraq còn được trang bị các loại súng phóng lựu chống tăng RPG-7 (Nga chế tạo), AT-4 (Mỹ); súng phóng lựu tự động Mk 19; mìn chống bộ binh và lựu đạn cầm tay. Nhìn chung, trang bị cá nhân của binh lính Iraq là khá tốt, đa dạng gồm cả của Nga (nguồn từ quân đội Iraq thời Saddam) và Mỹ.
Lực lượng tăng – thiết giáp của Lục quân Iraq thực sự đáng gờm ở khu vực Trung Đông với việc sở hữu gần 4.000 chiếc. Tuy nhiên, chiếm đa số là xe thiết giáp, trong khi xe tăng chỉ có gần 400 chiếc với 140 xe loại M1 Abrams (trong ảnh) và các kiểu T-72, T-55 đã cũ.
Trang bị xe thiết giáp của Iraq là cực kì đa dạng với nhiều nguồn hàng từ Pakistan, Pháp, Nam Phi, Ba Lan, Ukraine, Anh và cả các xe thiết giáp Liên Xô (từ quân đội chính quyền Saddam). Trong ảnh là xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Quân đội Iraq mới với một phần có được từ kho vũ khí quân đội Saddam và 100 chiếc từ Hy Lạp.
Tuy có lực lượng tăng - thiết giáp cực kì hùng hậu, nhưng trang bị pháo binh của Iraq lại khá nghèo nàn với chỉ khoảng 300 khẩu pháo kéo, pháo tự hành xuất xứ từ Mỹ và Liên Xô là chủ yếu. Trong ảnh, binh sĩ Iraq đang vận hành khẩu pháo kéo M198 cỡ nòng 155mm do Mỹ sản xuất, đạt tầm bắn 22,4km với đạn thường.
Ngoài pháo binh thì Không quân Iraq cũng không được đánh giá cao khi với lực lượng 3.000 người hiện tại cùng hơn 100 máy bay chỉ có thể đáp ứng nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực hạn chế cho bộ binh, trinh sát và tải quân. Trong ảnh là vũ khí yểm trợ hỏa lực mạnh nhất Iraq – trực thăng tấn công Mi-35, tuy nhiên chỉ có 6 chiếc trong biên chế. Ngoài ra, Iraq có khoảng 60 chiếc trực thăng Mi-17, 15 chiếc UH-1; 30 chiếc Bell 407 có thể tham gia chiến đấu khi cần.
Ngoài ra, trước yêu cầu cấp bách về hỗ trợ hỏa lực đường không, Mỹ cũng đã chuyển giao cho Iraq 3 máy bay trinh sát/tấn công Cessna AC208 có thể mang được 2 tên lửa chống tăng Hellfire.
Năng lực không vận tầm xa của Iraq được đánh giá là yếu kém khi chỉ có vẻn vẹn 29 chiếc máy bay vận tải hạng nhẹ - trung gồm 6 chiếc An-32; 14 chiếc King Air 350 và 9 chiếc C-130 (trong ảnh).
Dẫu vậy, năng lực chiến đấu của Lục quân Iraq vẫn là rất mạnh khi đối tượng tác chiến chỉ là các nhóm phiến quân trang bị nghèo nàn. Tuy nhiên, Quân đội Iraq lại đang thể hiện bộ mặt bạc nhược, yếu kém trước lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo và Cận đông thua kém xa về mặt trang bị (vũ khí, phương tiện cơ giới). Trong ảnh, quân phục, băng đạn lính Iraq vứt lại trên đường tháo chạy.