Ngày 19/6, đã có chuyến tham quan tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre (L 9014) của Pháp, cập cảng Baria Serece (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) từ ngày 18-21/6.Được đưa vào sử dụng từ năm 2007, Tonnerre là chiến hạm lớn thứ 2 của Pháp, chỉ sau tàu sân bay Charles de Gaulle.Tàu này do tập đoàn DCNS của Pháp thiết kế và đóng để thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ, chuyên chở xe quân sự và binh lính với một trung tâm chỉ huy - thông tin.Trong các chiến dịch quân sự, tàu Tonnerre thường được ít nhất 1 tàu hộ tống hỗ trợ. Trong chuyến thăm Việt Nam, đi cùng tàu Tonnerre là hộ tống hạm săn ngầm Georges Leygues.Tonnerre (L9014) có lượng giãn nước toàn tải 21.300 tấn, dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6,3m. Tuy tàu có kích cỡ khổng lồ nhưng việc vận hành chỉ cần khoảng 160 người (gồm 20 sĩ quan).Tàu Tonnerre (L9014) sừng sững trên cảng Baria Serece (Bà Rịa – Vũng Tàu). Tàu được trang bị 3 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa tới 35km/h, tầm hoạt động tới 19.800km nếu chỉ chạy tốc độ 28km/h. Phía sau tàu Tonnerre (L9014) với cánh cửa đuôi có thể mở đề phương tiện tàu đổ bộ cơ giới, xe bọc thép lội nước di chuyển ra trong chiến dịch đổ bộ đường biển. Đứng kế tàu Tonnerre với kích thước “khủng”, xe hơi và mini buýt nhìn thật “xinh xắn”.Boong phóng máy bay có diện tích 6.400m2 đáp ứng yêu cầu hạ cánh của 6 trực thăng cùng lúc. Biểu tượng của chiến hạm Tonnerre.Tháp bên trái là buồng lái của Tonnerre, tháp bên phải là trung tâm điều khiển không lưu.Khoang trực thăng rộng 1.800 m2, cùng lúc có thể chứa 16 máy bay trực thăng. Khoang xe rộng 2.650 m2, có thể chứa 59 phương tiện bọc thép (bao gồm 13 chiếc xe tăng chiến đấu AMX-56 Leclerc) hoặc nguyên một tiểu đoàn 40 xe tăng AMX-56.Do tàu Tonnerre đang trong giai đoạn hoạt động đào tạo nên tại khoang trực thăng chỉ có một chiếc Alouette.
Ngày 19/6, đã có chuyến tham quan tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre (L 9014) của Pháp, cập cảng Baria Serece (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) từ ngày 18-21/6.
Được đưa vào sử dụng từ năm 2007, Tonnerre là chiến hạm lớn thứ 2 của Pháp, chỉ sau tàu sân bay Charles de Gaulle.
Tàu này do tập đoàn DCNS của Pháp thiết kế và đóng để thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ, chuyên chở xe quân sự và binh lính với một trung tâm chỉ huy - thông tin.
Trong các chiến dịch quân sự, tàu Tonnerre thường được ít nhất 1 tàu hộ tống hỗ trợ. Trong chuyến thăm Việt Nam, đi cùng tàu Tonnerre là hộ tống hạm săn ngầm Georges Leygues.
Tonnerre (L9014) có lượng giãn nước toàn tải 21.300 tấn, dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6,3m.
Tuy tàu có kích cỡ khổng lồ nhưng việc vận hành chỉ cần khoảng 160 người (gồm 20 sĩ quan).
Tàu Tonnerre (L9014) sừng sững trên cảng Baria Serece (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Tàu được trang bị 3 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa tới 35km/h, tầm hoạt động tới 19.800km nếu chỉ chạy tốc độ 28km/h.
Phía sau tàu Tonnerre (L9014) với cánh cửa đuôi có thể mở đề phương tiện tàu đổ bộ cơ giới, xe bọc thép lội nước di chuyển ra trong chiến dịch đổ bộ đường biển.
Đứng kế tàu Tonnerre với kích thước “khủng”, xe hơi và mini buýt nhìn thật “xinh xắn”.
Boong phóng máy bay có diện tích 6.400m2 đáp ứng yêu cầu hạ cánh của 6 trực thăng cùng lúc.
Biểu tượng của chiến hạm Tonnerre.
Tháp bên trái là buồng lái của Tonnerre, tháp bên phải là trung tâm điều khiển không lưu.
Khoang trực thăng rộng 1.800 m2, cùng lúc có thể chứa 16 máy bay trực thăng.
Khoang xe rộng 2.650 m2, có thể chứa 59 phương tiện bọc thép (bao gồm 13 chiếc xe tăng chiến đấu AMX-56 Leclerc) hoặc nguyên một tiểu đoàn 40 xe tăng AMX-56.
Do tàu Tonnerre đang trong giai đoạn hoạt động đào tạo nên tại khoang trực thăng chỉ có một chiếc Alouette.