Trong lịch sử phát triển trực thăng thế giới, cho tới nay, nếu tính chung (không phân biệt máy bay đang hoạt động hay đã nghỉ hưu) thì Mi-26 không phải là trực thăng lớn nhất thế giới. Kỷ lục đó thuộc về trực thăng Mil Mi-12 do cục thiết kế Mil Moscow sản xuất cuối những năm 1960.
Đầu những năm 1960, cục thiết kế Mil Mosocow (Liên Xô) bắt tay vào phát triển trực thăng siêu lớn để chở tên lửa đạn đạo cơ động tới giếng phóng thay vì mất thời gian di chuyển trên đường với thời gian lâu hơn. Ngày 10/7/1968, mẫu thử nghiệm Mil Mi-12 cất cánh thành công. Trong ảnh là trực thăng trong lốt máy bay cánh bằng Mi-12 tại sân bay Groningen (Hà Lan) năm 1972.
Trực thăng Mil Mi-12 dài tới 37m, cao 12,50m, trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn. Trong ảnh là khoang chứa hàng máy bay dài 28,15m, rộng 4,4m, cao 4,4m, tải trọng tối đa 40,2 tấn (trong khi của Mi-26 là 20 tấn).
Có một điểm chung trong thiết kế máy bay Liên Xô là buồng lái của những “con quái vật” này rất đơn giản, thiếu tiện nghi.
Trong ảnh là vị trí ngồi của hoa tiêu ngay trên buồng lái.
Mil Mi-12 trang bị 4 động cơ tuốc bin trục Soloview D-25VF cho phép đạt tốc độ tối đa 260km/h, tầm bay 500km, trần bay 3.500m.
Thay vì bố trí động cơ ngay trên đỉnh máy bay thì để nâng "quái vật" 105 tấn, người ta phải thiết kế thành 2 cánh lớn như máy bay cánh bằng, ở đầu mút cánh lắp 2 động cơ và 1 cánh quạt 5 lá.
Nhìn hình dạng của Mil Mi-12, nhiều người dễ liên tưởng nó với máy bay V-22 Osprey hiện đại của Mỹ. Điểm khác biệt lớn nhất của chúng có lẽ là động cơ của V-22 có thể xoay ngang tạo lực đẩy giúp máy bay đạt tốc độ lớn.
Trong các cuộc thử nghiệm, Mil Mi-12 khá thành công nhưng rốt cuộc chỗ đến cuối cùng của nó lại là viện bảo tàng vào năm 1974. Lý do được đưa ra là chương trình khá tốn kém và nhiệm vụ dành cho nó không còn phù hợp. Trong ảnh là trực thăng Mi-12 yên vị tại Bảo tàng Không quân Monino.
Trong lịch sử phát triển trực thăng thế giới, cho tới nay, nếu tính chung (không phân biệt máy bay đang hoạt động hay đã nghỉ hưu) thì Mi-26 không phải là trực thăng lớn nhất thế giới. Kỷ lục đó thuộc về trực thăng Mil Mi-12 do cục thiết kế Mil Moscow sản xuất cuối những năm 1960.
Đầu những năm 1960, cục thiết kế Mil Mosocow (Liên Xô) bắt tay vào phát triển trực thăng siêu lớn để chở tên lửa đạn đạo cơ động tới giếng phóng thay vì mất thời gian di chuyển trên đường với thời gian lâu hơn. Ngày 10/7/1968, mẫu thử nghiệm Mil Mi-12 cất cánh thành công. Trong ảnh là trực thăng trong lốt máy bay cánh bằng Mi-12 tại sân bay Groningen (Hà Lan) năm 1972.
Trực thăng Mil Mi-12 dài tới 37m, cao 12,50m, trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn. Trong ảnh là khoang chứa hàng máy bay dài 28,15m, rộng 4,4m, cao 4,4m, tải trọng tối đa 40,2 tấn (trong khi của Mi-26 là 20 tấn).
Có một điểm chung trong thiết kế máy bay Liên Xô là buồng lái của những “con quái vật” này rất đơn giản, thiếu tiện nghi.
Trong ảnh là vị trí ngồi của hoa tiêu ngay trên buồng lái.
Mil Mi-12 trang bị 4 động cơ tuốc bin trục Soloview D-25VF cho phép đạt tốc độ tối đa 260km/h, tầm bay 500km, trần bay 3.500m.
Thay vì bố trí động cơ ngay trên đỉnh máy bay thì để nâng "quái vật" 105 tấn, người ta phải thiết kế thành 2 cánh lớn như máy bay cánh bằng, ở đầu mút cánh lắp 2 động cơ và 1 cánh quạt 5 lá.
Nhìn hình dạng của Mil Mi-12, nhiều người dễ liên tưởng nó với máy bay V-22 Osprey hiện đại của Mỹ. Điểm khác biệt lớn nhất của chúng có lẽ là động cơ của V-22 có thể xoay ngang tạo lực đẩy giúp máy bay đạt tốc độ lớn.
Trong các cuộc thử nghiệm, Mil Mi-12 khá thành công nhưng rốt cuộc chỗ đến cuối cùng của nó lại là viện bảo tàng vào năm 1974. Lý do được đưa ra là chương trình khá tốn kém và nhiệm vụ dành cho nó không còn phù hợp. Trong ảnh là trực thăng Mi-12 yên vị tại Bảo tàng Không quân Monino.