Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF): với tiền thân là Không quân Đế quốc Nhật Bản là một trong những lực lượng không quân có lịch sử phát triển lâu đời nhất ở Châu Á. Tuy bị giới hạn về nhiều mặt do hiến pháp và hiệp ước giải trừ quân bị ký với Mỹ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng JASDF vẫn tiếp tục phát triển và trở thành một trong những lực lượng không quân hùng mạnh nhất ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.Mặc dù sở hữu số lượng các máy bay chiến đấu không nhiều như một số quốc gia khác trong khu vực, nhưng bù lại đa phần các phi đội máy bay chiến đấu Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đều là các máy bay chiến đấu hiện đại và được nước này trang bị các thiết bị hàng không tiên tiến nhất trên thế giới.JASDF được thành lập vào năm 1954 với quân số hiện tại là hơn 50.300 người, được trang bị 679 máy bay các loại trong đó có 373 máy bay chiến đấu. Trang bị chính của JASDF đa phần đều là các máy bay chiến đấu do Mỹ thiết kế nhưng được Nhật Bản mua lại công nghệ sản xuất và lắp rắp điển hình như: F-4EJ, F-15J, F-2 và trong tương lai là F-35A.Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cũng xây dựng cho mình các chương trình phát triển lực lượng không quân đầy tham vọng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ hiến pháp của nước này như chương trình phát dòng máy bay vận tải quân sự Kawasaki C-1 và C-2, chương trình máy bay tiêm kích F-2 hợp tác với Mỹ và gần đây nhất là chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 ATD-X. Điều này càng nói lên sức mạnh to lớn của JASDF dù bị hạn chế nhiều mặt.Bên cạnh đó lực lượng máy bay tác chiến điện tử cũng là một trong những thế mạnh của JASDF, khi sở hữu số lượng đáng kể các máy bay tác chiến hiện đại như Boeing E-767 của Mỹ hay EC-1 do Nhật Bản tự chế tạo.Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF): Ấn Độ cũng là một trong những nước châu Á đầu tiên sở hữu lực lượng không quân được thành lập từ năm 1932 và phát triển cho tới nay. Và sau hơn 80 năm xây dựng Không quân Ấn Độ đang dần trở thành một trong lực lượng không quân hùng mạnh nhất Châu Á chỉ đứng sau Trung Quốc.Không giống như Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản, Ấn Độ tuy sở hữu số lượng máy bay chiến đấu đông đảo nhưng một nửa trong số đó đều đã lạc hậu. Nhận thức rõ điều này Ấn Độ đang từng bước tiến hành cải tổ và hiện đại hóa lực lượng không quân của nước này trong những năm gần đây.Không quân Ấn Độ có quân số khoảng 127.000 người và được trang bị gần 1.500 máy bay các loại, lực lượng máy bay chiến đấu chủ lực của IAF chủ yếu là những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI, Mirage 2000 và MiG-29. Bên cạnh đó IAF còn sở hữu nhiều loại máy bay vận tải quân sự và trinh sát điện tử khác.Nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung máy bay chiến đấu từ bên ngoài Ấn Độ cũng tiến hành phát triển các chương trình máy bay chiến đấu của riêng mình, trong đó thành công nhất có thể kể tới máy bay tiêm kích hạng nhẹ HAL Tejas. Ngoài ra IAF còn hợp tác với Nga trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 FGFA.Dù còn nhiều nhược điểm nhưng Không quân Ấn Độ vẫn được đánh giá là một trong những lực lượng không quân lớn nhất thế giới và khu vực châu Á, với quy mô mở rộng ngày càng tăng theo từng năm một phần là do sức ép quân sự từ phía Trung Quốc và Pakistan.Không quân Trung Quốc: là lực lượng không quân lớn nhất Châu Á được thành lập vào năm 1949, tuy nhiên Không quân Trung Quốc chỉ mới bắt đầu quá trình hiện đại hóa của mình trong thời gian gần. Và chỉ gần 20 năm từ một nước có lực lượng không quân bị đánh giá yếu kém, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc không quân đứng hàng đầu thế giới.Giống như Ấn Độ, Trung Quốc cũng sở hữu một số lượng lớn máy bay chiến đấu nhưng đa phần đều đã lỗi thời, bên cạnh đó Không quân Trung Quốc còn gặp vấn đề với các máy bay chiến đấu nội địa do nước này tự sản xuất khi chúng thường xuyên xảy ra lỗi. Mặt khác Trung Quốc lại là quốc gia có số lượng máy bay chiến đấu mới được đưa vào trang bị hàng lớn nhất thế giới.Không quân Trung Quốc có quân số 398.000 người và được trang bị hơn 2.193 máy bay các loại. Lực lượng máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Trung Quốc hiện này gồm những chiếc tiêm kích Su-30, Su-27 do Nga sản xuất và J-11 do Trung Quốc chế tạo. Bên cạnh đó Không quân Trung Quốc cũng sở hữu các máy bay ném bom hạng nặng H-6 có khả năng theo vũ khí hạt nhân.Không quân Trung Quốc vẫn đang tiếp tục quá trình hiện đại hóa lực lượng của mình, trong đó ngành công nghiệp hành không Trung Quốc đóng vai trò khá quan trọng. Với việc cho ra mắt hàng loạt mẫu máy bay mới trong thời gian ngắn, bao gồm cả các loại máy bay chiến đấu tàng hình như J-20 hay J-31 đã thể hiện sự phát triển của Không quân Trung Quốc trong suốt thời gian qua.Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự với mức độ phát triển như hiện tại của Không quân Trung Quốc, nhiều khả năng nước này sẽ dần vượt mặt Nga và trở thành cường quốc không quân đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên việc Trung Quốc mở rộng lực lượng không quân của mình lại được xem là mối đe dọa trong khu vực, nhất là các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với nước này.
Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF): với tiền thân là Không quân Đế quốc Nhật Bản là một trong những lực lượng không quân có lịch sử phát triển lâu đời nhất ở Châu Á. Tuy bị giới hạn về nhiều mặt do hiến pháp và hiệp ước giải trừ quân bị ký với Mỹ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng JASDF vẫn tiếp tục phát triển và trở thành một trong những lực lượng không quân hùng mạnh nhất ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.
Mặc dù sở hữu số lượng các máy bay chiến đấu không nhiều như một số quốc gia khác trong khu vực, nhưng bù lại đa phần các phi đội máy bay chiến đấu Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đều là các máy bay chiến đấu hiện đại và được nước này trang bị các thiết bị hàng không tiên tiến nhất trên thế giới.
JASDF được thành lập vào năm 1954 với quân số hiện tại là hơn 50.300 người, được trang bị 679 máy bay các loại trong đó có 373 máy bay chiến đấu. Trang bị chính của JASDF đa phần đều là các máy bay chiến đấu do Mỹ thiết kế nhưng được Nhật Bản mua lại công nghệ sản xuất và lắp rắp điển hình như: F-4EJ, F-15J, F-2 và trong tương lai là F-35A.
Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cũng xây dựng cho mình các chương trình phát triển lực lượng không quân đầy tham vọng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ hiến pháp của nước này như chương trình phát dòng máy bay vận tải quân sự Kawasaki C-1 và C-2, chương trình máy bay tiêm kích F-2 hợp tác với Mỹ và gần đây nhất là chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 ATD-X. Điều này càng nói lên sức mạnh to lớn của JASDF dù bị hạn chế nhiều mặt.
Bên cạnh đó lực lượng máy bay tác chiến điện tử cũng là một trong những thế mạnh của JASDF, khi sở hữu số lượng đáng kể các máy bay tác chiến hiện đại như Boeing E-767 của Mỹ hay EC-1 do Nhật Bản tự chế tạo.
Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF): Ấn Độ cũng là một trong những nước châu Á đầu tiên sở hữu lực lượng không quân được thành lập từ năm 1932 và phát triển cho tới nay. Và sau hơn 80 năm xây dựng Không quân Ấn Độ đang dần trở thành một trong lực lượng không quân hùng mạnh nhất Châu Á chỉ đứng sau Trung Quốc.
Không giống như Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản, Ấn Độ tuy sở hữu số lượng máy bay chiến đấu đông đảo nhưng một nửa trong số đó đều đã lạc hậu. Nhận thức rõ điều này Ấn Độ đang từng bước tiến hành cải tổ và hiện đại hóa lực lượng không quân của nước này trong những năm gần đây.
Không quân Ấn Độ có quân số khoảng 127.000 người và được trang bị gần 1.500 máy bay các loại, lực lượng máy bay chiến đấu chủ lực của IAF chủ yếu là những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI, Mirage 2000 và MiG-29. Bên cạnh đó IAF còn sở hữu nhiều loại máy bay vận tải quân sự và trinh sát điện tử khác.
Nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung máy bay chiến đấu từ bên ngoài Ấn Độ cũng tiến hành phát triển các chương trình máy bay chiến đấu của riêng mình, trong đó thành công nhất có thể kể tới máy bay tiêm kích hạng nhẹ HAL Tejas. Ngoài ra IAF còn hợp tác với Nga trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 FGFA.
Dù còn nhiều nhược điểm nhưng Không quân Ấn Độ vẫn được đánh giá là một trong những lực lượng không quân lớn nhất thế giới và khu vực châu Á, với quy mô mở rộng ngày càng tăng theo từng năm một phần là do sức ép quân sự từ phía Trung Quốc và Pakistan.
Không quân Trung Quốc: là lực lượng không quân lớn nhất Châu Á được thành lập vào năm 1949, tuy nhiên Không quân Trung Quốc chỉ mới bắt đầu quá trình hiện đại hóa của mình trong thời gian gần. Và chỉ gần 20 năm từ một nước có lực lượng không quân bị đánh giá yếu kém, Trung Quốc đã vươn lên trở thành một cường quốc không quân đứng hàng đầu thế giới.
Giống như Ấn Độ, Trung Quốc cũng sở hữu một số lượng lớn máy bay chiến đấu nhưng đa phần đều đã lỗi thời, bên cạnh đó Không quân Trung Quốc còn gặp vấn đề với các máy bay chiến đấu nội địa do nước này tự sản xuất khi chúng thường xuyên xảy ra lỗi. Mặt khác Trung Quốc lại là quốc gia có số lượng máy bay chiến đấu mới được đưa vào trang bị hàng lớn nhất thế giới.
Không quân Trung Quốc có quân số 398.000 người và được trang bị hơn 2.193 máy bay các loại. Lực lượng máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Trung Quốc hiện này gồm những chiếc tiêm kích Su-30, Su-27 do Nga sản xuất và J-11 do Trung Quốc chế tạo. Bên cạnh đó Không quân Trung Quốc cũng sở hữu các máy bay ném bom hạng nặng H-6 có khả năng theo vũ khí hạt nhân.
Không quân Trung Quốc vẫn đang tiếp tục quá trình hiện đại hóa lực lượng của mình, trong đó ngành công nghiệp hành không Trung Quốc đóng vai trò khá quan trọng. Với việc cho ra mắt hàng loạt mẫu máy bay mới trong thời gian ngắn, bao gồm cả các loại máy bay chiến đấu tàng hình như J-20 hay J-31 đã thể hiện sự phát triển của Không quân Trung Quốc trong suốt thời gian qua.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự với mức độ phát triển như hiện tại của Không quân Trung Quốc, nhiều khả năng nước này sẽ dần vượt mặt Nga và trở thành cường quốc không quân đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên việc Trung Quốc mở rộng lực lượng không quân của mình lại được xem là mối đe dọa trong khu vực, nhất là các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với nước này.