Theo quan chức Mỹ, hôm 23/4, một máy bay trinh sát RC-135U của Không quân Mỹ đang hoạt động trên không phận quốc tế, cách bờ biển miền Viễn Đông Nga khoảng 96,5km bị một tiêm kích Su-27 của Không quân Nga đánh chặn.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết, chiếc tiêm kích Su-27 của Nga vượt qua mũi chiếc RC-135U ở khoảng cách rất gần, khoảng 30m. Khả năng cao mẫu tiêm kích Nga thuộc biến thể hiện đại hóa Su-27SM có khả năng mang tên lửa không đối không tầm xa hiện đại R-77 (bên cạnh các loại R-27, R-73E mà Su-27S mang được) và cả vũ khí không đối đất, không đối hải có điều khiển.
RC-135U Combat Sent là mẫu máy bay trinh sát được thiết kế dựa trên khung thân mẫu RC-135C cho nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo kĩ thuật từ hệ thống phát xạ radar đối phương.
Đặc điểm dễ nhận dạng trên RC-135U là thiết kế anten radar mạng pha đặt ở dưới mũi máy bay.
Tất cả các dữ liệu được Combat Sent thu thập sẽ được dùng để phát triển mới hoặc nâng cấp radar cảnh báo, thiết bị gẫy nhiêu, mồi nhử, tên lửa chống radar…
Có tổng cộng 3 chiếc RC-135C được cải tạo thành RC-135U vào đầu năm 1970, tuy nhiên tới cuối 1978 thì một chiếc lại được cải tạo sang mẫu RC-135V/W Rivet Joint. Vì vậy, hiện tại Không quân Mỹ chỉ còn duy trì 2 chiếc RC-135U tại căn cứ Offut, bang Nebraska.
Phi hành đoàn một chiếc RC-135U gồm 23 người: 2 phi công, 2 hoa tiêu, 3 kĩ sư, 10 sĩ quan tác chiến điện tử và 6 chuyên gia đặc biệt.
RC-135U được trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cho tốc độ tối đa 933km/h, tầm bay 5.500km, trần bay hơn 15.000m.
Theo quan chức Mỹ, hôm 23/4, một máy bay trinh sát RC-135U của Không quân Mỹ đang hoạt động trên không phận quốc tế, cách bờ biển miền Viễn Đông Nga khoảng 96,5km bị một tiêm kích Su-27 của Không quân Nga đánh chặn.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết, chiếc tiêm kích Su-27 của Nga vượt qua mũi chiếc RC-135U ở khoảng cách rất gần, khoảng 30m. Khả năng cao mẫu tiêm kích Nga thuộc biến thể hiện đại hóa Su-27SM có khả năng mang tên lửa không đối không tầm xa hiện đại R-77 (bên cạnh các loại R-27, R-73E mà Su-27S mang được) và cả vũ khí không đối đất, không đối hải có điều khiển.
RC-135U Combat Sent là mẫu máy bay trinh sát được thiết kế dựa trên khung thân mẫu RC-135C cho nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo kĩ thuật từ hệ thống phát xạ radar đối phương.
Đặc điểm dễ nhận dạng trên RC-135U là thiết kế anten radar mạng pha đặt ở dưới mũi máy bay.
Tất cả các dữ liệu được Combat Sent thu thập sẽ được dùng để phát triển mới hoặc nâng cấp radar cảnh báo, thiết bị gẫy nhiêu, mồi nhử, tên lửa chống radar…
Có tổng cộng 3 chiếc RC-135C được cải tạo thành RC-135U vào đầu năm 1970, tuy nhiên tới cuối 1978 thì một chiếc lại được cải tạo sang mẫu RC-135V/W Rivet Joint. Vì vậy, hiện tại Không quân Mỹ chỉ còn duy trì 2 chiếc RC-135U tại căn cứ Offut, bang Nebraska.
Phi hành đoàn một chiếc RC-135U gồm 23 người: 2 phi công, 2 hoa tiêu, 3 kĩ sư, 10 sĩ quan tác chiến điện tử và 6 chuyên gia đặc biệt.
RC-135U được trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cho tốc độ tối đa 933km/h, tầm bay 5.500km, trần bay hơn 15.000m.