Máy bay ném bom (hay gọi là oanh tạc cơ) có một vai trò quan trọng trong chiến tranh hiện đại, chúng thường được sử dụng cho các nhiệm vụ chiến lược hay đơn thuần là hỗ trợ hỏa lực từ trên không. Hiện nay, còn rất ít quốc gia sử dụng cỗ máy ném bom khổng lồ trên không, chủ yếu là 2 cường quốc quân sự Nga – Mỹ. B-2 Spirit là một máy bay ném bom chiến lược tàng hình hạng nặng được chế tạo bởi Tập đoàn Northrop Grumman, trang bị cho Không quân Mỹ. Với công nghệ tàng hình tối tân, nó có thể thâm nhập vào bất hệ thống phòng không tinh vi và dày đặc nào. B-2 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 7/1989. Tính tới này, tổng cộng có 20 chiếc B-2 đang còn hoạt động tại căn cứ không quân Whiteman ở Missouri. Kể từ khi ra đời, B-2 đã tham chiến tại Iraq 2003 và chiến dịch Odyssey Dawn ở Libya năm 2011. B-2 trang bị động cơ phản lực cho phép đạt vận tốc cận âm, trần bay 15.000m, phạm vi hoạt động hơn 11.000km và có thể vươn xa tới 18.000km nếu được tiếp nhiên liệu trên không. Với tải trọng 20 tấn, B-2 có thể mang các loại vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, cũng như các loại vũ khí tiến công đường không hiện đại nhất của Quân đội Mỹ. Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh được sản xuất bởi Tupolev và Hiệp hội Sản xuất máy bay Kazan dành cho Không quân Liên Xô (ngày nay chủ yếu là Nga). Chiếc máy bay Tu-160 bay lần đầu tiên vào tháng 12/1981 và đi vào hoạt động vào tháng 4/1987. Nó có thể hoạt động trong mọi thời tiết, cả ngày lẫn đêm và có thể được triển khai ở bất kỳ đâu trên thế giới. Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 có thể mang theo 40 tấn bom đạn các loại, có thể mang theo 12 tên lửa hành trình tầm xa Kh-55MS và lên đến 24 tên lửa mang đầu hạt nhân tầm ngắn Kh-15P. Nó được trang bị bốn động cơ phản lực Kuznetsov NK-32 cho phép “phá vỡ bức tường âm thanh” – 2.220km/h, tầm bay xa đến 12.300km. Đây được xem là loại máy bay ném bom chiến lược bay nhanh nhất thế giới hiện nay. B-1B Lancer là một mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Mỹ, được sản xuất bởi Rockwell International và chủ yếu được sử dụng trong Không quân Mỹ .B-1B được chế tạo dựa trên chiếc máy bay ném bom B-1A với một số cải tiến nhằm làm giảm khả năng bị phát hiện bởi radar đối phương so với thiết kế ban đầu. B-1B thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 5/1984. B-1B được trang bị bốn động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 cho tốc độ vượt âm thanh Mach 1,2 ở độ cao lớn, trần bay 18.000m. Khoang thân trong máy bay cho phép mang theo 84 quả bom thường hoặc 24 bom thông minh, ngoài ra có thể mang tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân AGM-69A. B-52 Stratofortress là một máy bay ném bom chiến lược tầm xa nổi tiếng được sản xuất bởi Tập đoàn Hàng Không Boeing dành cho Không quân Mỹ. Đây là máy bay ném bom có thời gian phục vụ dài nhất trong Quân đội Mỹ (trang bị từ năm 1954), B-52 được Không quân Mỹ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ hỗ trợ trên không cho đến tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến lược.
Hiện Không quân Mỹ chủ yếu sử dụng biến thể B-52H có thể mang 30 tấn vũ khí các loại (bom thông thường, bom hạt nhân, tên lửa hành trình). B-52H trang bị 8 động cơ phản lực TF-33 cho tốc độ tối đa 1.046kn/h, tầm bay xa đến 16.000km, trần bay 15.000m.
Trong lịch sử hoạt động, B-52 đã từng được Không quân Mỹ sử dụng để thực hiện cuộc ném bom hủy diệt tàn bạo xuống miền Bắc Việt Nam những năm 1960-1970. Tất nhiên, “pháo đài bay” B-52 đã phải trả giá không ít, tên lửa SAM-2 và tiêm kích MiG-21 của Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam đã bắn rơi hàng chục chiếc B-52.
Máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M (NATO định danh Backfire), do hãng Tupolev thiết kế sản xuất dựa trên mẫu Tu-22 vào cuối những năm 1960, chính thức trang bị năm 1972 trong Không quân Liên Xô. Ngày nay, số lượng lớn Tu-22M vẫn còn phục vụ trong Không quân Nga. Tu-22M có trọng lượng cất cánh 124 tấn, trang bị 2 động cơ phản lực cực khỏe cho phép đạt tốc độ tối đa đến 2.000km/h, tầm bay xa 2.200km. Tu-22M có thể mang khối lượng vũ khí lớn lên tới 24 tấn trên cánh và trên thân gồm: tối đa 3 tên lửa hành trình chống tàu sân bay Kh-22; tối đa 10 tên lửa hành trình tầm ngắn Kh-15 hoặc 69 bom thông thường FAB-250 hoặc 8 bom 1,5 tấn FAB-1500.
Máy bay ném bom (hay gọi là oanh tạc cơ) có một vai trò quan trọng trong chiến tranh hiện đại, chúng thường được sử dụng cho các nhiệm vụ chiến lược hay đơn thuần là hỗ trợ hỏa lực từ trên không. Hiện nay, còn rất ít quốc gia sử dụng cỗ máy ném bom khổng lồ trên không, chủ yếu là 2 cường quốc quân sự Nga – Mỹ.
B-2 Spirit là một máy bay ném bom chiến lược tàng hình hạng nặng được chế tạo bởi Tập đoàn Northrop Grumman, trang bị cho Không quân Mỹ. Với công nghệ tàng hình tối tân, nó có thể thâm nhập vào bất hệ thống phòng không tinh vi và dày đặc nào.
B-2 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 7/1989. Tính tới này, tổng cộng có 20 chiếc B-2 đang còn hoạt động tại căn cứ không quân Whiteman ở Missouri. Kể từ khi ra đời, B-2 đã tham chiến tại Iraq 2003 và chiến dịch Odyssey Dawn ở Libya năm 2011.
B-2 trang bị động cơ phản lực cho phép đạt vận tốc cận âm, trần bay 15.000m, phạm vi hoạt động hơn 11.000km và có thể vươn xa tới 18.000km nếu được tiếp nhiên liệu trên không. Với tải trọng 20 tấn, B-2 có thể mang các loại vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, cũng như các loại vũ khí tiến công đường không hiện đại nhất của Quân đội Mỹ.
Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh được sản xuất bởi Tupolev và Hiệp hội Sản xuất máy bay Kazan dành cho Không quân Liên Xô (ngày nay chủ yếu là Nga). Chiếc máy bay Tu-160 bay lần đầu tiên vào tháng 12/1981 và đi vào hoạt động vào tháng 4/1987. Nó có thể hoạt động trong mọi thời tiết, cả ngày lẫn đêm và có thể được triển khai ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 có thể mang theo 40 tấn bom đạn các loại, có thể mang theo 12 tên lửa hành trình tầm xa Kh-55MS và lên đến 24 tên lửa mang đầu hạt nhân tầm ngắn Kh-15P. Nó được trang bị bốn động cơ phản lực Kuznetsov NK-32 cho phép “phá vỡ bức tường âm thanh” – 2.220km/h, tầm bay xa đến 12.300km. Đây được xem là loại máy bay ném bom chiến lược bay nhanh nhất thế giới hiện nay.
B-1B Lancer là một mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Mỹ, được sản xuất bởi Rockwell International và chủ yếu được sử dụng trong Không quân Mỹ .B-1B được chế tạo dựa trên chiếc máy bay ném bom B-1A với một số cải tiến nhằm làm giảm khả năng bị phát hiện bởi radar đối phương so với thiết kế ban đầu. B-1B thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 5/1984.
B-1B được trang bị bốn động cơ phản lực General Electric F101-GE-102 cho tốc độ vượt âm thanh Mach 1,2 ở độ cao lớn, trần bay 18.000m. Khoang thân trong máy bay cho phép mang theo 84 quả bom thường hoặc 24 bom thông minh, ngoài ra có thể mang tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân AGM-69A.
B-52 Stratofortress là một máy bay ném bom chiến lược tầm xa nổi tiếng được sản xuất bởi Tập đoàn Hàng Không Boeing dành cho Không quân Mỹ. Đây là máy bay ném bom có thời gian phục vụ dài nhất trong Quân đội Mỹ (trang bị từ năm 1954), B-52 được Không quân Mỹ sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ hỗ trợ trên không cho đến tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến lược.
Hiện Không quân Mỹ chủ yếu sử dụng biến thể B-52H có thể mang 30 tấn vũ khí các loại (bom thông thường, bom hạt nhân, tên lửa hành trình). B-52H trang bị 8 động cơ phản lực TF-33 cho tốc độ tối đa 1.046kn/h, tầm bay xa đến 16.000km, trần bay 15.000m.
Trong lịch sử hoạt động, B-52 đã từng được Không quân Mỹ sử dụng để thực hiện cuộc ném bom hủy diệt tàn bạo xuống miền Bắc Việt Nam những năm 1960-1970. Tất nhiên, “pháo đài bay” B-52 đã phải trả giá không ít, tên lửa SAM-2 và tiêm kích MiG-21 của Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam đã bắn rơi hàng chục chiếc B-52.
Máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M (NATO định danh Backfire), do hãng Tupolev thiết kế sản xuất dựa trên mẫu Tu-22 vào cuối những năm 1960, chính thức trang bị năm 1972 trong Không quân Liên Xô. Ngày nay, số lượng lớn Tu-22M vẫn còn phục vụ trong Không quân Nga.
Tu-22M có trọng lượng cất cánh 124 tấn, trang bị 2 động cơ phản lực cực khỏe cho phép đạt tốc độ tối đa đến 2.000km/h, tầm bay xa 2.200km. Tu-22M có thể mang khối lượng vũ khí lớn lên tới 24 tấn trên cánh và trên thân gồm: tối đa 3 tên lửa hành trình chống tàu sân bay Kh-22; tối đa 10 tên lửa hành trình tầm ngắn Kh-15 hoặc 69 bom thông thường FAB-250 hoặc 8 bom 1,5 tấn FAB-1500.