Các tàu tuần tra của Cảnh sát biển hay tuần duyên bờ biển nhiều nước vốn dĩ thường được trang bị vũ trang hạng nhẹ với súng máy hoặc pháo cỡ 25-30-40mm. Các tàu hải cảnh Trung Quốc cũng vậy, chủ yếu dùng pháo tự động cỡ 30mm kèm với súng phun nước.Tuy nhiên, một số hình ảnh gần đây cho thấy Trung Quốc đang đóng tàu hải cảnh cỡ lớn mới có lượng giãn nước ước đạt 4.000-5.000 tấn. Nhưng “sửng sốt” nhất là việc chiếc tàu này được trang bị tháp pháo rất lớn, thay vì bệ pháo cỡ nhỏ.Quan sát bệ pháo có thể xác định đây là thiết kế hệ thống pháo hải quân H/PJ-26 sao chép công nghệ mẫu AK-176 của Nga với thiết kế tối ưu góc cạnh để tăng khả năng tàng hình, dùng nhiều vật liệu tổng hợp trong chế tạo. Pháo này có cỡ nòng 76,2mm, tốc độ bắn lên tới 150 phát/phút, có thể hạ mục tiêu trên không - biển ở tầm 10-15,5km.Hiện vẫn chưa rõ ý đồ của Trung Quốc trong việc trang bị vũ khí hạng nặng cho tàu hải cảnh. Không loại trừ khả năng, Trung Quốc thực sự biến lực lượng hải cảnh thành hải quân thứ hai phục vụ cho mưu đồ tranh chấp lãnh hải. Trong ảnh, dòng chữ Coast Guard nằm ở một bên thân tàu có pháo lớn.Chiếc tàu này được đánh số hiệu 3901 hoặc 3907. Không loại trừ khả năng nó được điều tới Biển Đông trong tương lai gần.Không chỉ dừng lại ở việc trang bị pháo lớn cho tàu hải cảnh, Trung Quốc còn đang thực hiện đóng mới lớp tàu tuần tra dựa trên tàu chiến tên lửa Type 056 tại nhà máy Hoàng Phố, Quảng Châu.Mẫu tàu tuần tra bờ biển được thiết kế dựa trên nguyên mẫu tàu Type 056 ước tính có chiều dài khoảng 90m và có lượng giãn nước là 1.500 tấn, tốc độ hành trình khoảng 25 hải lý/h.Trong ảnh là chiếc tàu hải cảnh mới được đánh số hiệu 46104 đang chạy thử nghiệm trên biển. Những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng đóng mới các tàu hải cảnh nhằm phục vụ cho mưu đồ xấu xa tranh chấp lãnh hải một cách ngang ngược trên Biển Đông và Hoa Đông.
Các tàu tuần tra của Cảnh sát biển hay tuần duyên bờ biển nhiều nước vốn dĩ thường được trang bị vũ trang hạng nhẹ với súng máy hoặc pháo cỡ 25-30-40mm. Các tàu hải cảnh Trung Quốc cũng vậy, chủ yếu dùng pháo tự động cỡ 30mm kèm với súng phun nước.
Tuy nhiên, một số hình ảnh gần đây cho thấy Trung Quốc đang đóng tàu hải cảnh cỡ lớn mới có lượng giãn nước ước đạt 4.000-5.000 tấn. Nhưng “sửng sốt” nhất là việc chiếc tàu này được trang bị tháp pháo rất lớn, thay vì bệ pháo cỡ nhỏ.
Quan sát bệ pháo có thể xác định đây là thiết kế hệ thống pháo hải quân H/PJ-26 sao chép công nghệ mẫu AK-176 của Nga với thiết kế tối ưu góc cạnh để tăng khả năng tàng hình, dùng nhiều vật liệu tổng hợp trong chế tạo. Pháo này có cỡ nòng 76,2mm, tốc độ bắn lên tới 150 phát/phút, có thể hạ mục tiêu trên không - biển ở tầm 10-15,5km.
Hiện vẫn chưa rõ ý đồ của Trung Quốc trong việc trang bị vũ khí hạng nặng cho tàu hải cảnh. Không loại trừ khả năng, Trung Quốc thực sự biến lực lượng hải cảnh thành hải quân thứ hai phục vụ cho mưu đồ tranh chấp lãnh hải. Trong ảnh, dòng chữ Coast Guard nằm ở một bên thân tàu có pháo lớn.
Chiếc tàu này được đánh số hiệu 3901 hoặc 3907. Không loại trừ khả năng nó được điều tới Biển Đông trong tương lai gần.
Không chỉ dừng lại ở việc trang bị pháo lớn cho tàu hải cảnh, Trung Quốc còn đang thực hiện đóng mới lớp tàu tuần tra dựa trên tàu chiến tên lửa Type 056 tại nhà máy Hoàng Phố, Quảng Châu.
Mẫu tàu tuần tra bờ biển được thiết kế dựa trên nguyên mẫu tàu Type 056 ước tính có chiều dài khoảng 90m và có lượng giãn nước là 1.500 tấn, tốc độ hành trình khoảng 25 hải lý/h.
Trong ảnh là chiếc tàu hải cảnh mới được đánh số hiệu 46104 đang chạy thử nghiệm trên biển. Những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng đóng mới các tàu hải cảnh nhằm phục vụ cho mưu đồ xấu xa tranh chấp lãnh hải một cách ngang ngược trên Biển Đông và Hoa Đông.