Gần giữa tháng 9, tại thao trường Ashuluk, Quân đội Nga đã thực hiện cuộc bắn thử các hệ thống phòng không, trong đó có S-400. Ông Andrei Zinchuk đã chụp được những bức ảnh khoảnh khắc đạn S-400 rời bệ phóng và chia sẻ nó lên mạng xã hội Facebook.
Trong ảnh là bệ phóng hệ thống S-400 trong tư thế sẵn sàng bắn, gần đó là đài radar điều khiển hỏa lực của hệ thống.
Tương tự như S-300, S-400 cũng dùng kiểu phóng lạnh, theo đó, đạn tên lửa sẽ được đưa ra khỏi ống phóng bằng liều phóng phụ.
Kiểu phóng lạnh này giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại gây ra với bệ phóng và các đạn tên lửa còn lại.
Ở độ cao an toàn với bệ phóng, động cơ rocket trên đạn tên lửa của hệ thống S-400 sẽ được kích hoạt, “phụt lửa” đưa quả đạn lên trời cao.
S-400 được trang bị nhiều loại đạn tên lửa phòng không gồm: 48N6E (tầm bắn 150km); 48N6E2 (195km); 48N6E3; 48N6DM; 9M96E (40km); 9M96E2 (120km) và 40N6E (400km).
Gần giữa tháng 9, tại thao trường Ashuluk, Quân đội Nga đã thực hiện cuộc bắn thử các hệ thống phòng không, trong đó có S-400. Ông Andrei Zinchuk đã chụp được những bức ảnh khoảnh khắc đạn S-400 rời bệ phóng và chia sẻ nó lên mạng xã hội Facebook.
Trong ảnh là bệ phóng hệ thống S-400 trong tư thế sẵn sàng bắn, gần đó là đài radar điều khiển hỏa lực của hệ thống.
Tương tự như S-300, S-400 cũng dùng kiểu phóng lạnh, theo đó, đạn tên lửa sẽ được đưa ra khỏi ống phóng bằng liều phóng phụ.
Kiểu phóng lạnh này giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại gây ra với bệ phóng và các đạn tên lửa còn lại.
Ở độ cao an toàn với bệ phóng, động cơ rocket trên đạn tên lửa của hệ thống S-400 sẽ được kích hoạt, “phụt lửa” đưa quả đạn lên trời cao.
S-400 được trang bị nhiều loại đạn tên lửa phòng không gồm: 48N6E (tầm bắn 150km); 48N6E2 (195km); 48N6E3; 48N6DM; 9M96E (40km); 9M96E2 (120km) và 40N6E (400km).