Triển lãm hải quân quốc tế (IMDS 2013) là một trong những sự kiện triển lãm vũ khí trang bị hải quân lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới tổ chức Nga. Đây là dịp để các hãng quốc phòng thế giới mà nhất là nước chủ nhà “khoe hàng” nhằm tìm kiếm khách hàng. Bên cạnh gian hàng ở trung tâm triển lãm trong nhà, khách thăm quan (gồm cả các đoàn quân sự các nước) còn có cơ hội “chiêm ngưỡng” tàu chiến neo đậu ở bến cảng. Trong ảnh là tàu tuần tra hạng nhẹ lớp Grachonok Project 21980 được thiết kế để chống các hành vi phá hoại căn cứ Hải quân Nga. Hiện có 3 tàu loại này đã được đưa vào biên chế. Project 21980 được trang bị súng máy 14,5mm, tên lửa phòng không Igla-1 và đặc biệt súng phóng lựu chống người nhái DP-65A (trong ảnh). Tàu hộ vệ tàng hình thế hệ mới lớp Buyan Project 21630 mang tên Mahachkala có lượng giãn nước toàn tải 550 tấn, dài 62m, rộng 9,6m, cao 6,57m, dự trữ hành trình 10 ngày, thủy thủ đoàn khoảng 29 người. Tàu hộ vệ Buyan Project 21630 trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh mẽ đáp ứng nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế biển và có thể làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực đổ bộ đường biển với pháo phản lực phóng loạt A-215 Grad-M 40 nòng cỡ 122mm (trong ảnh). Vũ khí phòng không của tàu được trang bị 2 pháo phòng không cao tốc AK-306 6 nòng cỡ 30mm (biến thể pháo AK-630 được dùng cho tàu cỡ nhỏ) và tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 3M47 Gibka (sử dụng tên lửa Igla-S). Project 21630 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước Pozitiv-M, hệ thống radar định vị MR-231, hệ thống điều khiển hỏa lực pháo 5P-10 Laska. Hỏa lực súng máy 7,62mm trên tàu Project 21630. Pháo phòng không cao tốc AK-306. Pháo hạm thế hệ mới A-190 cỡ 100mm trên tàu pháo Project 21630. Phương tiện tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Đây có thể là tàu đổ bộ cấp trung đội. Ngoài tàu chiến Hải quân Nga, tham dự IMDS 2013 tất nhiên còn gồm cả tàu chiến các nước châu Âu khác. Trong ảnh là tàu ngầm phi hạt nhân lớp Walrus mang tên Dolfijn của Hải quân Hoàng gia Hà Lan. Tàu ngầm lớp Walrus có lượng giãn nước khi lặn 2.650 tấn, dài 67,73m, thủy thủ đoàn 55 người, trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép bắn ngư lôi, tên lửa chống tàu Harpoon.Đối diện tàu ngầm lớp Walrus là tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Boikiy thuộc lớp Steregushchy Project 20380. Đây là loại tàu hộ vệ tên lửa mới nhất của Hải quân Nga vừa đưa vào trang bị. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm pháo hạm A-190 (trong ảnh), súng máy 14,5mm, hệ thống phòng không Kashtan hoặc Redut, pháo phòng không AK-630M, tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran, tên lửa chống ngầm RPK-9 và ngư lôi cỡ 330mm. Đuôi tàu có nhà chứa và sân đáp cho một trực thăng săn ngầm Ka-27. Không hề kém cạnh người Nga, Hải quân Hoàng gia Hà Lan đưa tới Saint-Peterburg khinh hạm tên lửa tối tân nhất nước này thuộc lớp De Zeven Provincien mang tên HNLMS Evertsen có lượng giãn nước 6.050 tấn, dài 144,24m. Điểm nhấn khi nói loại tàu này là nó trang bị hệ thống radar mạnh mẽ, đa năng. Trong ảnh là tháp radar đa năng mạng pha chủ động APAR có khả năng theo dõi cùng lúc 200 mục tiêu trên không cách xa 150km hoặc 150 mục tiêu trên biển trong phạm vi 32km. APAR làm nhiệm vụ chiếu dọi mục tiêu cho tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIA. Bệ phóng tên lửa hành trình chống tàu cận âm RGM-84 Harpoon trên tàu HNLMS Evertsen. Radar mạng pha SMART-L (phía sau tháp pháo cao tốc Goalkeeper) hiện đại có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay cách xa 400km và tên lửa cách xa 65km, theo dõi cùng lúc 1.000 mục tiêu trên không hoặc 100 mục tiêu trên mặt biển.
Triển lãm hải quân quốc tế (IMDS 2013) là một trong những sự kiện triển lãm vũ khí trang bị hải quân lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới tổ chức Nga. Đây là dịp để các hãng quốc phòng thế giới mà nhất là nước chủ nhà “khoe hàng” nhằm tìm kiếm khách hàng.
Bên cạnh gian hàng ở trung tâm triển lãm trong nhà, khách thăm quan (gồm cả các đoàn quân sự các nước) còn có cơ hội “chiêm ngưỡng” tàu chiến neo đậu ở bến cảng. Trong ảnh là tàu tuần tra hạng nhẹ lớp Grachonok Project 21980 được thiết kế để chống các hành vi phá hoại căn cứ Hải quân Nga. Hiện có 3 tàu loại này đã được đưa vào biên chế.
Project 21980 được trang bị súng máy 14,5mm, tên lửa phòng không Igla-1 và đặc biệt súng phóng lựu chống người nhái DP-65A (trong ảnh).
Tàu hộ vệ tàng hình thế hệ mới lớp Buyan Project 21630 mang tên Mahachkala có lượng giãn nước toàn tải 550 tấn, dài 62m, rộng 9,6m, cao 6,57m, dự trữ hành trình 10 ngày, thủy thủ đoàn khoảng 29 người.
Tàu hộ vệ Buyan Project 21630 trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh mẽ đáp ứng nhiệm vụ tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế biển và có thể làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực đổ bộ đường biển với pháo phản lực phóng loạt A-215 Grad-M 40 nòng cỡ 122mm (trong ảnh).
Vũ khí phòng không của tàu được trang bị 2 pháo phòng không cao tốc AK-306 6 nòng cỡ 30mm (biến thể pháo AK-630 được dùng cho tàu cỡ nhỏ) và tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 3M47 Gibka (sử dụng tên lửa Igla-S).
Project 21630 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước Pozitiv-M, hệ thống radar định vị MR-231, hệ thống điều khiển hỏa lực pháo 5P-10 Laska.
Hỏa lực súng máy 7,62mm trên tàu Project 21630.
Pháo phòng không cao tốc AK-306.
Pháo hạm thế hệ mới A-190 cỡ 100mm trên tàu pháo Project 21630.
Phương tiện tàu đổ bộ cỡ nhỏ.
Đây có thể là tàu đổ bộ cấp trung đội.
Ngoài tàu chiến Hải quân Nga, tham dự IMDS 2013 tất nhiên còn gồm cả tàu chiến các nước châu Âu khác. Trong ảnh là tàu ngầm phi hạt nhân lớp Walrus mang tên Dolfijn của Hải quân Hoàng gia Hà Lan.
Tàu ngầm lớp Walrus có lượng giãn nước khi lặn 2.650 tấn, dài 67,73m, thủy thủ đoàn 55 người, trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm cho phép bắn ngư lôi, tên lửa chống tàu Harpoon.
Đối diện tàu ngầm lớp Walrus là tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Boikiy thuộc lớp Steregushchy Project 20380. Đây là loại tàu hộ vệ tên lửa mới nhất của Hải quân Nga vừa đưa vào trang bị.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm pháo hạm A-190 (trong ảnh), súng máy 14,5mm, hệ thống phòng không Kashtan hoặc Redut, pháo phòng không AK-630M, tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran, tên lửa chống ngầm RPK-9 và ngư lôi cỡ 330mm.
Đuôi tàu có nhà chứa và sân đáp cho một trực thăng săn ngầm Ka-27.
Không hề kém cạnh người Nga, Hải quân Hoàng gia Hà Lan đưa tới Saint-Peterburg khinh hạm tên lửa tối tân nhất nước này thuộc lớp De Zeven Provincien mang tên HNLMS Evertsen có lượng giãn nước 6.050 tấn, dài 144,24m.
Điểm nhấn khi nói loại tàu này là nó trang bị hệ thống radar mạnh mẽ, đa năng. Trong ảnh là tháp radar đa năng mạng pha chủ động APAR có khả năng theo dõi cùng lúc 200 mục tiêu trên không cách xa 150km hoặc 150 mục tiêu trên biển trong phạm vi 32km.
APAR làm nhiệm vụ chiếu dọi mục tiêu cho tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIA.
Bệ phóng tên lửa hành trình chống tàu cận âm RGM-84 Harpoon trên tàu HNLMS Evertsen.
Radar mạng pha SMART-L (phía sau tháp pháo cao tốc Goalkeeper) hiện đại có khả năng phát hiện mục tiêu máy bay cách xa 400km và tên lửa cách xa 65km, theo dõi cùng lúc 1.000 mục tiêu trên không hoặc 100 mục tiêu trên mặt biển.