Tờ The Diplomat mới đây đã đăng tải bài viết đại ý nói về sự giúp đỡ của Nga trong việc phát triển, hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc. Qua đó, tờ báo này tiết lộ một số vũ khí tối tân mà Hải quân Trung Quốc nhận được từ Nga những năm vừa qua.Một trong những vũ khí khủng Nga bán cho Trung Quốc là các tên lửa hành trình P-270 Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn). Đây là vũ khí chống tàu mặt nước tốc độ siêu nhanh, sức công phá khủng khiếp của Hải quân Liên Xô (Nga sau này).Hiện nay, các tên lửa Moskit này đang được Trung Quốc sử dụng trên 4 tàu khu trục tên lửa Project 956 Sovremenny cũng được mua từ Nga. P-270 Moskit tuy chỉ đạt tầm bắn 120km, nhưng với tốc độ Mach 2,5 thì nó chỉ cho tàu chiến đối phương 25-30 giây để đánh chặn. Đó là khoảng thời gian quá thấp để tàu chiến địch vận hành các hỏa lực đối phó.Trung Quốc được cho là đã nhận được tổ hợp tên lửa chống tàu Klub-S trang bị tàu ngầm tấn công Kilo Project 636. Loại tên lửa này có thể diệt tàu mặt nước đối phương ở cách 220km, vận tốc bay thậm chí nhanh hơn cả P-270 Moskit – Mach 2,9.Nga cũng giúp Trung Quốc ít nhất 3 loại tên lửa không đối hải cực mạnh. Mà đứng đầu bảng là tên lửa không đối đất siêu âm Kh-31A trang bị trên tiêm kích Su-30MKK/MK2. Tên lửa này đạt tầm bắn khoảng 50km nhưng có tốc độ tương đương P-270 Moskit.Ngoài ra, Nga cũng cung cấp cho Trung Quốc các biến thể tên lửa chống radar Kh-31P có tầm bắn hơn 100km. Với loại tên lửa này, Không quân Trung Quốc có thể sử dụng nó để vô hiệu hóa hệ thống radar hải quân của đối phương ngoài radar mặt đất.Nguy hiểm nhất trong kho vũ khí tối tân không đối hải mà Nga trao tay Trung Quốc là tên lửa Kh-59MK. Ảnh: Tiêm kích Su-30MKK Trung Quốc mang một đạn Kh-59MK ở cánh phải.Tên lửa chống hạm Kh-59MK đạt tầm phóng tới 285km, tốc độ hành trình cận âm, trang bị đầu dò radar chủ động sóng mm ARGS-59.Ngoài tác chiến chống tàu mặt nước, Nga cũng giúp sức Trung Quốc nâng cao đáng kể khả năng phòng không trên biển. Theo đó, Nga đã bán cho Trung Quốc các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 3S90 Uragan (NATO gọi là SA-N-7 Gadfly) trang bị cho các tàu khu trục tên lửa Project 956 Sovremenny của Hải quân Trung Quốc.Đạn tên lửa 9M38 của tổ hợp 3S90 đặt trên ray phóng đơn, thời gian tái nạp tự động mất 12 giây. Tầm bắn tên lửa đạt 30km, độ cao hạ mục tiêu 14km.Sau đó, Nga còn cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không 3S90M Shtil-1 (biến thể hiện đại hóa của Uragan) cho Trung Quốc trang bị trên các tàu khu trục kiểu Type 052B. Hiện đại hơn 3S90 Uragan, Shtil-1 thiết kế ống phóng thẳng đứng chứa 48 quả đạn 9M317ME đạt tầm bắn 2,5-32km, độ cao hạ mục tiêu từ 15m tới 15km. Trên cơ sở Shtil-1, Trung Quốc đã sao chép và tạo ra tên lửa HHQ-16 trang bị hàng loạt trên tàu hộ vệ Type 054A Giang Khải II.Vũ khí phòng không trên hạm nguy hiểm nhất mà Nga bán cho Trung Quốc là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300FM (NATO gọi là SA-N-20 Fort) trang bị trên tàu khu trục Type 051C và Type 052C.S-300FM Fort-M đem lại khả năng phòng thủ cấp hạm đội cho Hải quân Trung Quốc khi có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly 5 tới 150km, độ cao hạ mục tiêu từ 10m tơi tận 27km. Đặc biệt, S-300FM có khả năng hạn chế đánh chặn cả tên lửa đạn đạo.Sau này, Trung Quốc sao chép mẫu S-300FM và tạo ra tên lửa phòng không HHQ-9 trang bị cho các tàu khu trục Type 052C (các chiếc đóng sau) và Type 052D. Không những vậy, họ còn sao chép cả đài điều khiển hỏa lực Rif-M của S-300FM.Không chỉ để Trung Quốc mua và sao chép các tên lửa, Nga còn “nhỡ tay” chuyển một loạt hệ thống radar hàng hải cho nước này. Ví dụ như hệ thống radar đối hải Fregat-MAE3 thiết kế để giám sát, phát hiện các mục tiêu trên biển, trên khung, cung cấp dữ liệu chỉ thị mục tiêu tới hệ thống vũ khí. Tầm phát hiện mục tiêu của radar lên tới 180km, độ cao 30km.Hay radar chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phòng không MR-90 Orekh. Tất nhiên, sau đó Trung Quốc sao chép hoàn chỉnh Fregat và MR-90 trang bị đại trà cho nhiều tàu chiến nước này.
Tờ The Diplomat mới đây đã đăng tải bài viết đại ý nói về sự giúp đỡ của Nga trong việc phát triển, hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc. Qua đó, tờ báo này tiết lộ một số vũ khí tối tân mà Hải quân Trung Quốc nhận được từ Nga những năm vừa qua.
Một trong những vũ khí khủng Nga bán cho Trung Quốc là các tên lửa hành trình P-270 Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn). Đây là vũ khí chống tàu mặt nước tốc độ siêu nhanh, sức công phá khủng khiếp của Hải quân Liên Xô (Nga sau này).
Hiện nay, các tên lửa Moskit này đang được Trung Quốc sử dụng trên 4 tàu khu trục tên lửa Project 956 Sovremenny cũng được mua từ Nga. P-270 Moskit tuy chỉ đạt tầm bắn 120km, nhưng với tốc độ Mach 2,5 thì nó chỉ cho tàu chiến đối phương 25-30 giây để đánh chặn. Đó là khoảng thời gian quá thấp để tàu chiến địch vận hành các hỏa lực đối phó.
Trung Quốc được cho là đã nhận được tổ hợp tên lửa chống tàu Klub-S trang bị tàu ngầm tấn công Kilo Project 636. Loại tên lửa này có thể diệt tàu mặt nước đối phương ở cách 220km, vận tốc bay thậm chí nhanh hơn cả P-270 Moskit – Mach 2,9.
Nga cũng giúp Trung Quốc ít nhất 3 loại tên lửa không đối hải cực mạnh. Mà đứng đầu bảng là tên lửa không đối đất siêu âm Kh-31A trang bị trên tiêm kích Su-30MKK/MK2. Tên lửa này đạt tầm bắn khoảng 50km nhưng có tốc độ tương đương P-270 Moskit.
Ngoài ra, Nga cũng cung cấp cho Trung Quốc các biến thể tên lửa chống radar Kh-31P có tầm bắn hơn 100km. Với loại tên lửa này, Không quân Trung Quốc có thể sử dụng nó để vô hiệu hóa hệ thống radar hải quân của đối phương ngoài radar mặt đất.
Nguy hiểm nhất trong kho vũ khí tối tân không đối hải mà Nga trao tay Trung Quốc là tên lửa Kh-59MK. Ảnh: Tiêm kích Su-30MKK Trung Quốc mang một đạn Kh-59MK ở cánh phải.
Tên lửa chống hạm Kh-59MK đạt tầm phóng tới 285km, tốc độ hành trình cận âm, trang bị đầu dò radar chủ động sóng mm ARGS-59.
Ngoài tác chiến chống tàu mặt nước, Nga cũng giúp sức Trung Quốc nâng cao đáng kể khả năng phòng không trên biển. Theo đó, Nga đã bán cho Trung Quốc các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 3S90 Uragan (NATO gọi là SA-N-7 Gadfly) trang bị cho các tàu khu trục tên lửa Project 956 Sovremenny của Hải quân Trung Quốc.
Đạn tên lửa 9M38 của tổ hợp 3S90 đặt trên ray phóng đơn, thời gian tái nạp tự động mất 12 giây. Tầm bắn tên lửa đạt 30km, độ cao hạ mục tiêu 14km.
Sau đó, Nga còn cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không 3S90M Shtil-1 (biến thể hiện đại hóa của Uragan) cho Trung Quốc trang bị trên các tàu khu trục kiểu Type 052B. Hiện đại hơn 3S90 Uragan, Shtil-1 thiết kế ống phóng thẳng đứng chứa 48 quả đạn 9M317ME đạt tầm bắn 2,5-32km, độ cao hạ mục tiêu từ 15m tới 15km. Trên cơ sở Shtil-1, Trung Quốc đã sao chép và tạo ra tên lửa HHQ-16 trang bị hàng loạt trên tàu hộ vệ Type 054A Giang Khải II.
Vũ khí phòng không trên hạm nguy hiểm nhất mà Nga bán cho Trung Quốc là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300FM (NATO gọi là SA-N-20 Fort) trang bị trên tàu khu trục Type 051C và Type 052C.
S-300FM Fort-M đem lại khả năng phòng thủ cấp hạm đội cho Hải quân Trung Quốc khi có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly 5 tới 150km, độ cao hạ mục tiêu từ 10m tơi tận 27km. Đặc biệt, S-300FM có khả năng hạn chế đánh chặn cả tên lửa đạn đạo.
Sau này, Trung Quốc sao chép mẫu S-300FM và tạo ra tên lửa phòng không HHQ-9 trang bị cho các tàu khu trục Type 052C (các chiếc đóng sau) và Type 052D. Không những vậy, họ còn sao chép cả đài điều khiển hỏa lực Rif-M của S-300FM.
Không chỉ để Trung Quốc mua và sao chép các tên lửa, Nga còn “nhỡ tay” chuyển một loạt hệ thống radar hàng hải cho nước này. Ví dụ như hệ thống radar đối hải Fregat-MAE3 thiết kế để giám sát, phát hiện các mục tiêu trên biển, trên khung, cung cấp dữ liệu chỉ thị mục tiêu tới hệ thống vũ khí. Tầm phát hiện mục tiêu của radar lên tới 180km, độ cao 30km.
Hay radar chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phòng không MR-90 Orekh. Tất nhiên, sau đó Trung Quốc sao chép hoàn chỉnh Fregat và MR-90 trang bị đại trà cho nhiều tàu chiến nước này.