Tổng giám đốc Tổng Công ty Tên lửa chiến dịch - chiến thuật (KTRV) - ông Boris Obnosov cho biết, KTRV sẽ thực hiện nâng cấp ngư lôi VA-111 Shkval theo một chương trình phát triển vũ khí dưới nước tích hợp cho hải quân."Tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã đạt được thành tựu ngang bằng những đối thủ chủ chốt trong một số lĩnh vực, và chúng tôi sẽ nỗ lực vượt qua họ trong nhiều lĩnh vực khác. Lấy ví dụ độc đáo nhất là ngư lôi Shkval nổi tiếng. Chúng tôi sẽ còn nâng cấp nó rất nhiều", ông Obnosov cho biết.Với tốc độ lên tới 500km/h (phiên bản xuất khẩu Shkval-E là 360km/h), VA-111 Shkval được coi là loại ngư lôi có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay. Loại ngư lôi này còn được đánh giá là nguy hiểm hơn bất kỳ thiết kế nào khác của NATO.Chương trình phát triển siêu ngư lôi VA-111 Shkval bắt đầu từ những năm 1960 khi viện nghiên cứu NII-24 được ra lệnh chế tạo một siêu vũ khí chống lại các tàu ngầm nguyên tử của NATO. Phải tới cuối những năm 1970 thì chương trình mới hoàn thiện, ngày 29/11/1977, hệ thống chống tàu ngầm dùng ngư lôi VA-111 Shkval được chấp nhận trang bị cho Hải quân Liên Xô. VA-111 Shkval có khả năng được trang bị cho các tàu mặt nước và tàu ngầm có lắp ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.VA-111 Shkval có chiều dài khoảng 8,2m, đường kính thân 533mm, trọng lượng tổng thể 2,7 tấn (gồm đầu nổ 200kg).Tốc độ siêu cao dưới nước mà Shkval đạt được là nhờ ứng dụng hiện tượng siêu khoang – ngư lôi chuyển động trong một bong bóng khí khổng lồ, làm giảm đáng kể lực ma sát và cho phép ngư lôi chuyển động ở tốc độc cực cao. Ảnh: Cận cảnh đầu mũi ngư lôi – nơi tạo ra hiện tượng siêu khoang.Đầu ngư lôi có bộ phận tạo siêu khoang đến nay vẫn bí mật. Ngoài ra, còn có các càng chống vào thành khoang giúp ngư lôi luôn ở giữa khoang.VA-111 Shkval được trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn có lực đẩy rất lớn nếu so với động cơ trên không, tốc độ khởi động của nó lên tới 92km/h và nhanh chóng lên tới 500km/h (phiên bản xuất khẩu chỉ đạt 360km/h).Tuy nhiên, VA-111 Shkval cũng có nhược điểm “chết người” là tiếng ồn cực lớn có thể làm lộ vị trí tàu ngầm mang phóng và đặc biệt là tầm bắn quá ngắn. Phiên bản nội địa chỉ đạt nổi tầm bắn 13km, trong khi bản xuất khẩu chỉ là 6-8km.
Tổng giám đốc Tổng Công ty Tên lửa chiến dịch - chiến thuật (KTRV) - ông Boris Obnosov cho biết, KTRV sẽ thực hiện nâng cấp ngư lôi VA-111 Shkval theo một chương trình phát triển vũ khí dưới nước tích hợp cho hải quân.
"Tôi chắc chắn rằng chúng tôi đã đạt được thành tựu ngang bằng những đối thủ chủ chốt trong một số lĩnh vực, và chúng tôi sẽ nỗ lực vượt qua họ trong nhiều lĩnh vực khác. Lấy ví dụ độc đáo nhất là ngư lôi Shkval nổi tiếng. Chúng tôi sẽ còn nâng cấp nó rất nhiều", ông Obnosov cho biết.
Với tốc độ lên tới 500km/h (phiên bản xuất khẩu Shkval-E là 360km/h), VA-111 Shkval được coi là loại ngư lôi có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay. Loại ngư lôi này còn được đánh giá là nguy hiểm hơn bất kỳ thiết kế nào khác của NATO.
Chương trình phát triển siêu ngư lôi VA-111 Shkval bắt đầu từ những năm 1960 khi viện nghiên cứu NII-24 được ra lệnh chế tạo một siêu vũ khí chống lại các tàu ngầm nguyên tử của NATO. Phải tới cuối những năm 1970 thì chương trình mới hoàn thiện, ngày 29/11/1977, hệ thống chống tàu ngầm dùng ngư lôi VA-111 Shkval được chấp nhận trang bị cho Hải quân Liên Xô. VA-111 Shkval có khả năng được trang bị cho các tàu mặt nước và tàu ngầm có lắp ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.
VA-111 Shkval có chiều dài khoảng 8,2m, đường kính thân 533mm, trọng lượng tổng thể 2,7 tấn (gồm đầu nổ 200kg).
Tốc độ siêu cao dưới nước mà Shkval đạt được là nhờ ứng dụng hiện tượng siêu khoang – ngư lôi chuyển động trong một bong bóng khí khổng lồ, làm giảm đáng kể lực ma sát và cho phép ngư lôi chuyển động ở tốc độc cực cao. Ảnh: Cận cảnh đầu mũi ngư lôi – nơi tạo ra hiện tượng siêu khoang.
Đầu ngư lôi có bộ phận tạo siêu khoang đến nay vẫn bí mật. Ngoài ra, còn có các càng chống vào thành khoang giúp ngư lôi luôn ở giữa khoang.
VA-111 Shkval được trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn có lực đẩy rất lớn nếu so với động cơ trên không, tốc độ khởi động của nó lên tới 92km/h và nhanh chóng lên tới 500km/h (phiên bản xuất khẩu chỉ đạt 360km/h).
Tuy nhiên, VA-111 Shkval cũng có nhược điểm “chết người” là tiếng ồn cực lớn có thể làm lộ vị trí tàu ngầm mang phóng và đặc biệt là tầm bắn quá ngắn. Phiên bản nội địa chỉ đạt nổi tầm bắn 13km, trong khi bản xuất khẩu chỉ là 6-8km.