Tạp chí Jane's dẫn lời Phó Giám đốc Công ty Trung tâm Nghiên cứu nhà nước Krylov (KGNC) cho biết, KGNC đang phát triển phiên bản xuất khẩu tàu đổ bộ trực thăng Priboy mới ra mắt cách đây không lâu dưới dạng mô hình. Priboy được xem là thiết kế nhằm cạnh tranh và thay thế mẫu tàu đổ bộ Mistral mà Pháp phá hợp đồng với Nga, bán cho Ai Cập.Polyakov nói với IHS Jane's rằng, phiên bản xuất khẩu của lớp tàu đổ bộ này được định danh là Priboy-E.Theo KGNC, tàu đổ bộ Prioboy (hoặc gọi là Priboi) có lượng giãn nước trung bình 23.000 tấn, dài 200m, rộng 34m, mớn nước 7,5m, tốc độ tối đa 20 hải lý/h, tốc độ hành trình 14 hải lý/h, dự trữ hành trình 6.000 dặm hoặc 30 ngày. Tàu đổ bộ có thể chống được gió bão cấp 6-7.Năng lực vận tải của tàu đổ bộ loại này có thể chở 500-900 lính thủy đánh bộ, 6 tàu đổ bộ lính cỡ nhỏ, khoảng 50 xe chiến đấu bộ binh và 10 tăng chủ lực. Thủy thủ đoàn vận hành tàu chỉ khoảng 400 người.Ngoài ra, Priboy có thể chở 12 trực thăng vận tải - cứu hộ cứu nạn – săn ngầm gồm: Mô hình chiếc Priboy có thể chở được trực thăng săn ngầm Ka-27, trực thăng vận tải/tấn công Ka-29 và trực thăng tấn công hạng nặng Ka-52K.Thiết kế tàu đổ bộ Priboy được tích hợp radar mảng pha, hệ thống định vị, tích hợp hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống trinh sát dưới mặt nước. Hỏa lực có hai module pháo - tên lửa phòng không, hai hệ thống vũ khí phòng không tầm cực gần CIWS và pháo hạm 76mm.Tuy có tính năng “khủng” nhưng dự án tàu đổ bộ Priboy vẫn chỉ đang nằm trên giấy và trưng bày mô hình tinh xảo. Công nghệ đóng tàu của Nga hiện gặp khá nhiều khó khăn về kinh phí, trình độ thiết kế. Cho nên có vẻ như người Nga đang “không tự lượng sức” khi tuyên bố nghiên cứu phiên bản xuất khẩu trong khi phiên bản gốc chưa biết bao giờ mới đóng được.Thực tế đã chứng minh rõ điều này, vô số dự án đóng tàu của Nga hiện chỉ dừng lại ở lượng giãn nước chưa quá 5.000 tấn mà quá trình chế tạo vượt quá 10 năm chưa xong. Trong trang bị tàu đổ bộ, Project 11711 Ivan Gren (ảnh) là một ví dụ điển hình nhất cho thấy tham vọng quá mức của người Nga.Chương trình đóng tàu đổ bộ thế hệ mới Project 11711 Ivan Gren được khởi đóng từ tháng 12/2004 với thiết kế lượng giãn nước khoảng 5.800 tấn, dài 120m. Tuy nhiên phải tới 8 năm sau đó, cụ thể vào tháng 5/2012 thì con tàu đầu tiên mới được hạ thủy. Và cho tới năm 2016, con tàu vẫn đang nằm ở cảng nhà máy Kaliningard, vẫn chưa được ra biển thử nghiệm. Và cũng chưa rõ bao giờ nó được chuyển giao cho Hải quân Nga.Với một dự án tàu đổ bộ tăng được xếp hạng vừa như Project 11711 Ivan Gren mà tiến độ đóng ở mức “chậm hơn rùa đi” thì liệu rằng với dự án lớn như Priboy và ở mức độ công nghệ vô cùng phức tạp, người Nga sẽ cần bao nhiêu năm để hoàn thiện và phục vụ xuất khẩu. Lưu ý rằng, dự án Mistral của Pháp được hãng đóng tàu DCNS thực hiện chỉ mất chừng 3 năm để hoàn thiện và trang bị một tàu cỡ 21.000 tấn.Project 11711 Ivan Gren được thiết kế chở được 13 xe tăng chủ lực hoặc 36 xe bọc thép chở quân hoặc 300 lính thủy đánh bộ. Tuy nhiên, thiết kế tàu đổ bộ “há mồm” Ivan Gren được cho là đã lỗi thời, không còn được nhiều quốc gia đóng.Ngay cả dự án tàu đổ bộ nhỏ cỡ 280 tấn Project 21820 Dyugon, Nga phải mất 4 năm để đóng và trang bị chiếc đầu tiên và thứ 2, mất 2-3 năm cho chiếc thứ 3-4.
Tạp chí Jane's dẫn lời Phó Giám đốc Công ty Trung tâm Nghiên cứu nhà nước Krylov (KGNC) cho biết, KGNC đang phát triển phiên bản xuất khẩu tàu đổ bộ trực thăng Priboy mới ra mắt cách đây không lâu dưới dạng mô hình. Priboy được xem là thiết kế nhằm cạnh tranh và thay thế mẫu tàu đổ bộ Mistral mà Pháp phá hợp đồng với Nga, bán cho Ai Cập.
Polyakov nói với IHS Jane's rằng, phiên bản xuất khẩu của lớp tàu đổ bộ này được định danh là Priboy-E.
Theo KGNC, tàu đổ bộ Prioboy (hoặc gọi là Priboi) có lượng giãn nước trung bình 23.000 tấn, dài 200m, rộng 34m, mớn nước 7,5m, tốc độ tối đa 20 hải lý/h, tốc độ hành trình 14 hải lý/h, dự trữ hành trình 6.000 dặm hoặc 30 ngày. Tàu đổ bộ có thể chống được gió bão cấp 6-7.
Năng lực vận tải của tàu đổ bộ loại này có thể chở 500-900 lính thủy đánh bộ, 6 tàu đổ bộ lính cỡ nhỏ, khoảng 50 xe chiến đấu bộ binh và 10 tăng chủ lực. Thủy thủ đoàn vận hành tàu chỉ khoảng 400 người.
Ngoài ra, Priboy có thể chở 12 trực thăng vận tải - cứu hộ cứu nạn – săn ngầm gồm: Mô hình chiếc Priboy có thể chở được trực thăng săn ngầm Ka-27, trực thăng vận tải/tấn công Ka-29 và trực thăng tấn công hạng nặng Ka-52K.
Thiết kế tàu đổ bộ Priboy được tích hợp radar mảng pha, hệ thống định vị, tích hợp hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống trinh sát dưới mặt nước. Hỏa lực có hai module pháo - tên lửa phòng không, hai hệ thống vũ khí phòng không tầm cực gần CIWS và pháo hạm 76mm.
Tuy có tính năng “khủng” nhưng dự án tàu đổ bộ Priboy vẫn chỉ đang nằm trên giấy và trưng bày mô hình tinh xảo. Công nghệ đóng tàu của Nga hiện gặp khá nhiều khó khăn về kinh phí, trình độ thiết kế. Cho nên có vẻ như người Nga đang “không tự lượng sức” khi tuyên bố nghiên cứu phiên bản xuất khẩu trong khi phiên bản gốc chưa biết bao giờ mới đóng được.
Thực tế đã chứng minh rõ điều này, vô số dự án đóng tàu của Nga hiện chỉ dừng lại ở lượng giãn nước chưa quá 5.000 tấn mà quá trình chế tạo vượt quá 10 năm chưa xong. Trong trang bị tàu đổ bộ, Project 11711 Ivan Gren (ảnh) là một ví dụ điển hình nhất cho thấy tham vọng quá mức của người Nga.
Chương trình đóng tàu đổ bộ thế hệ mới Project 11711 Ivan Gren được khởi đóng từ tháng 12/2004 với thiết kế lượng giãn nước khoảng 5.800 tấn, dài 120m. Tuy nhiên phải tới 8 năm sau đó, cụ thể vào tháng 5/2012 thì con tàu đầu tiên mới được hạ thủy. Và cho tới năm 2016, con tàu vẫn đang nằm ở cảng nhà máy Kaliningard, vẫn chưa được ra biển thử nghiệm. Và cũng chưa rõ bao giờ nó được chuyển giao cho Hải quân Nga.
Với một dự án tàu đổ bộ tăng được xếp hạng vừa như Project 11711 Ivan Gren mà tiến độ đóng ở mức “chậm hơn rùa đi” thì liệu rằng với dự án lớn như Priboy và ở mức độ công nghệ vô cùng phức tạp, người Nga sẽ cần bao nhiêu năm để hoàn thiện và phục vụ xuất khẩu. Lưu ý rằng, dự án Mistral của Pháp được hãng đóng tàu DCNS thực hiện chỉ mất chừng 3 năm để hoàn thiện và trang bị một tàu cỡ 21.000 tấn.
Project 11711 Ivan Gren được thiết kế chở được 13 xe tăng chủ lực hoặc 36 xe bọc thép chở quân hoặc 300 lính thủy đánh bộ. Tuy nhiên, thiết kế tàu đổ bộ “há mồm” Ivan Gren được cho là đã lỗi thời, không còn được nhiều quốc gia đóng.
Ngay cả dự án tàu đổ bộ nhỏ cỡ 280 tấn Project 21820 Dyugon, Nga phải mất 4 năm để đóng và trang bị chiếc đầu tiên và thứ 2, mất 2-3 năm cho chiếc thứ 3-4.