Mới đây, hôm 11/3, Bộ Quốc phòng Singapore ra thông báo, Hải quân Singapore chính thức cho nghỉ hưu 2 trong số 4 tàu ngầm lớp Challenger, gồm RSS Challenger và RSS Centurion.Giữa những năm 1990, với mục đích xây dựng nền tảng lực lượng tàu ngầm tấn công, Hải quân Singapore đã ký hợp đồng với Thụy Điển mua lại 4 tàu ngầm đã qua sử dụng lớp Sjoormen do hãng đóng tàu Kockums chế tạo. Vào thời điểm đó, các tàu ngầm Sjoormen được xem là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến nhất khi được trang bị nhiều công nghệ mới, ví dụ như ngói chống dội âm.Tuy nhiên, do được đóng từ những năm 1960, nên khi được biên chế cho Hải quân Cộng hòa Singapore vào các năm 1997-2001-2004-2002 thì đều bị coi là đã lạc hậu, mặc dù chúng có trải qua các cuộc nâng cấp kéo dài 2-3 năm tại Thụy Điển. Hai tàu ngầm RSS Challenger (tên cũ HMS Sjöbjörnen) và RSS Centurion (HMS Sjöormen) trên danh nghĩa được biên chế cho Hải quân Singapore vào năm 1997 và 2004, nhưng thực tế chúng đều đã có tuổi đời lần lượt là 46 năm và 47 năm.Hai chiếc tàu ngầm lớp Challenger còn lại gồm RSS Conqueror (tên cũ HMS Sjölejonet) và RSS Chieftain (HMS Sjöhunden) có tuổi đời tương tự. Và chúng có lẽ sẽ được nghỉ hưu sau năm 2020 khi Singapore nhận 2 tàu ngầm tiên tiến Type 218SG đang đặt mua từ Đức.Ngoài một vài công nghệ mới ở phần vỏ ngoài chống dội âm, thông số tàu ngầm lớp Challenger không có gì quá đặc biệt. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 1.400 tấn, dài 50m, rộng 6,1m, mớn nước 5,1m, thủy thủ đoàn 23-28 người.Tàu được trang bị 2 động cơ diesel và một động cơ điện ASEA cho tốc độ khi lặn 37km/h, khi nổi là 28km/h, lặn sâu tối đa chỉ 150m kém xa so với tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam hay là tàu ngầm Type 209 của Indonesia.Về mặt hỏa lực, tàu ngầm Challenger của Singapore cũng thua xa tàu ngầm Việt Nam, Indonesia khi chỉ có 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 ống phóng 400mm dùng để bắn ngư lôi, thủy lôi. Chúng không có khả năng bắn tên lửa hành trình chống hạm tầm xa. Nhìn chung, tàu ngầm lớp Challenger chủ yếu phù hợp cho nhiệm vụ huấn luyện, tuần tra vùng ven biển hơn là tác chiến biển xa.Ngoài 4 tàu ngầm lớp Challenger, Hải quân Singapore cũng đang sử dụng 2 tàu ngầm lớp Archer được mua lại từ Thụy Điển. Hai tàu ngầm được hãng Kockums chế tạo từ giữa những năm 1980, bán cho Singapore năm 2005 và được nâng cấp hiện đại hóa lớn trong 4 năm sau đó. Mãi tới tháng 12/2011 Singapore mới nhận chiếc đầu tiên RSS Archer và chiếc thứ 2 RSS Swordsman vào năm 2013.Tuy kích thước tàu ngầm lớp Archer không khác biệt nhiều so với Challenger, chúng hiện đại hơn về mặt động lực khi được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập tiên tiến AIP cho phép lặn lâu hơn dưới mặt nước.Các tàu ngầm cũng được tối ưu hóa khả năng chống dội âm, giảm tiếng ồn, tín hiệu từ tính, tăng được tính an toàn, sống sót cao cho thủy thủ doàn. Hệ thống điện tử cũng được nâng cấp mạnh, đem lại khả năng tác chiến tốt hơn, mạnh hơn với ngư lôi 533mm và 400mm. Trong ảnh là khoang điều hành tàu ngầm RSS Archer sau hiện đại hóa.
Mới đây, hôm 11/3, Bộ Quốc phòng Singapore ra thông báo, Hải quân Singapore chính thức cho nghỉ hưu 2 trong số 4 tàu ngầm lớp Challenger, gồm RSS Challenger và RSS Centurion.
Giữa những năm 1990, với mục đích xây dựng nền tảng lực lượng tàu ngầm tấn công, Hải quân Singapore đã ký hợp đồng với Thụy Điển mua lại 4 tàu ngầm đã qua sử dụng lớp Sjoormen do hãng đóng tàu Kockums chế tạo. Vào thời điểm đó, các tàu ngầm Sjoormen được xem là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến nhất khi được trang bị nhiều công nghệ mới, ví dụ như ngói chống dội âm.
Tuy nhiên, do được đóng từ những năm 1960, nên khi được biên chế cho Hải quân Cộng hòa Singapore vào các năm 1997-2001-2004-2002 thì đều bị coi là đã lạc hậu, mặc dù chúng có trải qua các cuộc nâng cấp kéo dài 2-3 năm tại Thụy Điển. Hai tàu ngầm RSS Challenger (tên cũ HMS Sjöbjörnen) và RSS Centurion (HMS Sjöormen) trên danh nghĩa được biên chế cho Hải quân Singapore vào năm 1997 và 2004, nhưng thực tế chúng đều đã có tuổi đời lần lượt là 46 năm và 47 năm.
Hai chiếc tàu ngầm lớp Challenger còn lại gồm RSS Conqueror (tên cũ HMS Sjölejonet) và RSS Chieftain (HMS Sjöhunden) có tuổi đời tương tự. Và chúng có lẽ sẽ được nghỉ hưu sau năm 2020 khi Singapore nhận 2 tàu ngầm tiên tiến Type 218SG đang đặt mua từ Đức.
Ngoài một vài công nghệ mới ở phần vỏ ngoài chống dội âm, thông số tàu ngầm lớp Challenger không có gì quá đặc biệt. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 1.400 tấn, dài 50m, rộng 6,1m, mớn nước 5,1m, thủy thủ đoàn 23-28 người.
Tàu được trang bị 2 động cơ diesel và một động cơ điện ASEA cho tốc độ khi lặn 37km/h, khi nổi là 28km/h, lặn sâu tối đa chỉ 150m kém xa so với tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam hay là tàu ngầm Type 209 của Indonesia.
Về mặt hỏa lực, tàu ngầm Challenger của Singapore cũng thua xa tàu ngầm Việt Nam, Indonesia khi chỉ có 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 ống phóng 400mm dùng để bắn ngư lôi, thủy lôi. Chúng không có khả năng bắn tên lửa hành trình chống hạm tầm xa. Nhìn chung, tàu ngầm lớp Challenger chủ yếu phù hợp cho nhiệm vụ huấn luyện, tuần tra vùng ven biển hơn là tác chiến biển xa.
Ngoài 4 tàu ngầm lớp Challenger, Hải quân Singapore cũng đang sử dụng 2 tàu ngầm lớp Archer được mua lại từ Thụy Điển. Hai tàu ngầm được hãng Kockums chế tạo từ giữa những năm 1980, bán cho Singapore năm 2005 và được nâng cấp hiện đại hóa lớn trong 4 năm sau đó. Mãi tới tháng 12/2011 Singapore mới nhận chiếc đầu tiên RSS Archer và chiếc thứ 2 RSS Swordsman vào năm 2013.
Tuy kích thước tàu ngầm lớp Archer không khác biệt nhiều so với Challenger, chúng hiện đại hơn về mặt động lực khi được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập tiên tiến AIP cho phép lặn lâu hơn dưới mặt nước.
Các tàu ngầm cũng được tối ưu hóa khả năng chống dội âm, giảm tiếng ồn, tín hiệu từ tính, tăng được tính an toàn, sống sót cao cho thủy thủ doàn. Hệ thống điện tử cũng được nâng cấp mạnh, đem lại khả năng tác chiến tốt hơn, mạnh hơn với ngư lôi 533mm và 400mm. Trong ảnh là khoang điều hành tàu ngầm RSS Archer sau hiện đại hóa.