Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày hôm qua (21/5) cho biết, 2 máy bay chống tàu ngầm Tu-142 Nga đã tiến sát không phận nước này và bị phát hiện gần khu vực quần đảo Hokkaido thuộc miền Bắc Nhật Bản. Ngay lập tức, các máy bay tiêm kích của Lực lượng Phòng vệ trên không (JASDF) đã cất cánh đánh chặn. Trong ảnh là chiếc Tu-142 của Nga bị máy bay Nhật Bản chụp ảnh. Tu-142 là loại máy bay tuần tra biển và chống tàu ngầm lớn nhất trên thế giới hiện nay do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu phát triển, chế tạo tại nhà máy Kuibyshev và Taganrog trong giai đoạn 1968-1994 với tổng cộng 100 chiếc. Hiện, Tu-142 phục vụ chủ yếu trong Không quân Nga và Ấn Độ.
Nó được thiết kế dựa trên mẫu oanh tạc cơ Tu-95, có chiều dài lên tới 53,08m, sải cánh 50m, cao 12,12m và trọng lượng cất cánh tối đa đạt tới 185 tấn (trong khi mẫu P-3 Orion chỉ là 64,4 tấn, còn P-8 Poseidon là 85 tấn).
Cơ bản thì Tu-142 có hình dáng hệt Tu-95, nhưng thân máy bay được kéo dài để chứa thiết bị chống tàu ngầm, khung thân cũng được gia cố để phù hợp cho hoạt động tuần tra, chống ngầm nhiều giờ liên tục trên biển.
Tu-142 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12MP, mỗi động cơ lắp 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau đem lại tốc độ rất cao đối với máy bay cánh quạt – 925km/h (tối đa), bán kính chiến đấu đạt tới 6.500km, trần bay 12.000m.
Tu-142 được điều khiển bằng kíp lái đông đảo, lên tới 11-13 người. Trong ảnh là buồng lái của Tu-142 đậm nét công nghệ những năm 1970.
Bên trong mũi phủ kính của Tu-142.
Vị trí ngồi của xạ thủ đuôi – trang bị khẩu pháo 2 nòng để đánh địch bám đuôi.
Tu-142 chứa kho vũ khí tìm – diệt tàu ngầm trong khoang thân gồm: 176 phao âm (loại RGB-15/25/55A/75); 12 ngư lôi (loại AT-1M 450mm, AT-2M 533mm, UMGT-1 400mm và kể cả tên lửa chống ngầm APR-1/2/3) hoặc mang các loại bom FAB-250 và bom chìm chống ngầm PLAB-250-120.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày hôm qua (21/5) cho biết, 2 máy bay chống tàu ngầm Tu-142 Nga đã tiến sát không phận nước này và bị phát hiện gần khu vực quần đảo Hokkaido thuộc miền Bắc Nhật Bản. Ngay lập tức, các máy bay tiêm kích của Lực lượng Phòng vệ trên không (JASDF) đã cất cánh đánh chặn. Trong ảnh là chiếc Tu-142 của Nga bị máy bay Nhật Bản chụp ảnh.
Tu-142 là loại máy bay tuần tra biển và chống tàu ngầm lớn nhất trên thế giới hiện nay do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu phát triển, chế tạo tại nhà máy Kuibyshev và Taganrog trong giai đoạn 1968-1994 với tổng cộng 100 chiếc. Hiện, Tu-142 phục vụ chủ yếu trong Không quân Nga và Ấn Độ.
Nó được thiết kế dựa trên mẫu oanh tạc cơ Tu-95, có chiều dài lên tới 53,08m, sải cánh 50m, cao 12,12m và trọng lượng cất cánh tối đa đạt tới 185 tấn (trong khi mẫu P-3 Orion chỉ là 64,4 tấn, còn P-8 Poseidon là 85 tấn).
Cơ bản thì Tu-142 có hình dáng hệt Tu-95, nhưng thân máy bay được kéo dài để chứa thiết bị chống tàu ngầm, khung thân cũng được gia cố để phù hợp cho hoạt động tuần tra, chống ngầm nhiều giờ liên tục trên biển.
Tu-142 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12MP, mỗi động cơ lắp 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau đem lại tốc độ rất cao đối với máy bay cánh quạt – 925km/h (tối đa), bán kính chiến đấu đạt tới 6.500km, trần bay 12.000m.
Tu-142 được điều khiển bằng kíp lái đông đảo, lên tới 11-13 người. Trong ảnh là buồng lái của Tu-142 đậm nét công nghệ những năm 1970.
Bên trong mũi phủ kính của Tu-142.
Vị trí ngồi của xạ thủ đuôi – trang bị khẩu pháo 2 nòng để đánh địch bám đuôi.
Tu-142 chứa kho vũ khí tìm – diệt tàu ngầm trong khoang thân gồm: 176 phao âm (loại RGB-15/25/55A/75); 12 ngư lôi (loại AT-1M 450mm, AT-2M 533mm, UMGT-1 400mm và kể cả tên lửa chống ngầm APR-1/2/3) hoặc mang các loại bom FAB-250 và bom chìm chống ngầm PLAB-250-120.