Theo tờ RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Nataliya Mykolska thuộc Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine cho hay, Indonesia đã sẵn sàng cho hợp đồng mua chiếc máy bay vận tải An-70 đầu tiên từ Kiev. Loại máy bay này sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch nâng cấp phi đội máy bay vận tải quân sự của Không quân Indonesia.Cũng theo thứ trưởng này, một quốc gia Đông Nam Á khác cũng khá quan tâm tới việc hợp tác kỹ thuật quân sự với Ukraine là Malaysia, đặc biệt trong việc hợp tác sản xuất các dòng xe bọc thép và tên lửa chống tăng. Hiện tại Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng đang có chuyến thăm chính thức đến Malaysia và sau đó là Indonesia.Bên cạnh máy bay vận tải hạng trung An-70, Indonesia còn muốn đặt mua các tổ hợp radar cảnh giới từ Ukraine nhằm tăng cường khả năng bảo vệ không phận của nước này. Còn An-70 sẽ dần thay thế cho những chiếc C-130 Hercules đã lỗi thời do Mỹ chế tạo.Hiện tại, thông tin về việc Indonesia mua An-70 chỉ mới được phía Ukraine công bố, trong khi đó phía Bộ Quốc phòng Indonesia vẫn chưa lên tiếng xác nhận, do đó còn quá sớm để nói tới tính khả thi của hợp đồng này.Máy bay vận tải An-70 được thiết kế và phát triển bởi hãng chế tạo máy bay Antonov của Ukraine, nhưng có sự hợp tác trên một số mặt với Nga. An-70 được thiết kế để có thể cất hạ cánh trên những khu vực có đường băng ngắn hoặc sân bay dã chiến.An-70 có thể chở theo tối đa 47 tấn hàng hóa hoặc 300 lính dù với tầm hoạt động lên tới 6.600km và có thể cất cánh ở đường băng có chiều dài từ 600-800m. Với 4 động cơ tuốc bin cánh quạt, An-70 có tốc độ bay tối đa là 780km/h với trần bay 12.000m.Thế mạnh của An-70 nằm ở 4 động cơ cánh quạt D-27 được lắp hai cánh quạt quay ngược chiều nhau. Chúng giúp An-70 có thể duy trì được tốc độ bay tối đa cũng như tiết kiệm được từ 20-30% mức tiêu tốn nhiên liệu so với các máy bay vận tải sử dụng động cơ phản lực hiện nay.Khoang chứa hàng của An-70 cũng được thiết kế theo dạng module để có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của người sử dụng, cũng như thuận tiện hơn cho việc bốc dỡ các loại hàng hóa cồng kềnh. Hệ thống điều khiển và giám sát hàng không trên máy bay vận tải hạng nặng An-70 cho phép nó có thể hoạt động ở cả những sân bay không được sự hỗ trợ từ dưới mặt đất.
Theo tờ RIA Novosti dẫn lời Thứ trưởng Nataliya Mykolska thuộc Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine cho hay, Indonesia đã sẵn sàng cho hợp đồng mua chiếc máy bay vận tải An-70 đầu tiên từ Kiev. Loại máy bay này sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch nâng cấp phi đội máy bay vận tải quân sự của Không quân Indonesia.
Cũng theo thứ trưởng này, một quốc gia Đông Nam Á khác cũng khá quan tâm tới việc hợp tác kỹ thuật quân sự với Ukraine là Malaysia, đặc biệt trong việc hợp tác sản xuất các dòng xe bọc thép và tên lửa chống tăng. Hiện tại Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng đang có chuyến thăm chính thức đến Malaysia và sau đó là Indonesia.
Bên cạnh máy bay vận tải hạng trung An-70, Indonesia còn muốn đặt mua các tổ hợp radar cảnh giới từ Ukraine nhằm tăng cường khả năng bảo vệ không phận của nước này. Còn An-70 sẽ dần thay thế cho những chiếc C-130 Hercules đã lỗi thời do Mỹ chế tạo.
Hiện tại, thông tin về việc Indonesia mua An-70 chỉ mới được phía Ukraine công bố, trong khi đó phía Bộ Quốc phòng Indonesia vẫn chưa lên tiếng xác nhận, do đó còn quá sớm để nói tới tính khả thi của hợp đồng này.
Máy bay vận tải An-70 được thiết kế và phát triển bởi hãng chế tạo máy bay Antonov của Ukraine, nhưng có sự hợp tác trên một số mặt với Nga. An-70 được thiết kế để có thể cất hạ cánh trên những khu vực có đường băng ngắn hoặc sân bay dã chiến.
An-70 có thể chở theo tối đa 47 tấn hàng hóa hoặc 300 lính dù với tầm hoạt động lên tới 6.600km và có thể cất cánh ở đường băng có chiều dài từ 600-800m. Với 4 động cơ tuốc bin cánh quạt, An-70 có tốc độ bay tối đa là 780km/h với trần bay 12.000m.
Thế mạnh của An-70 nằm ở 4 động cơ cánh quạt D-27 được lắp hai cánh quạt quay ngược chiều nhau. Chúng giúp An-70 có thể duy trì được tốc độ bay tối đa cũng như tiết kiệm được từ 20-30% mức tiêu tốn nhiên liệu so với các máy bay vận tải sử dụng động cơ phản lực hiện nay.
Khoang chứa hàng của An-70 cũng được thiết kế theo dạng module để có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của người sử dụng, cũng như thuận tiện hơn cho việc bốc dỡ các loại hàng hóa cồng kềnh. Hệ thống điều khiển và giám sát hàng không trên máy bay vận tải hạng nặng An-70 cho phép nó có thể hoạt động ở cả những sân bay không được sự hỗ trợ từ dưới mặt đất.