Cuộc triển lãm phô diễn một loạt hệ thống vũ khí mới do công nghiệp quốc phòng Iran chế tạo trang bị cho Lực lượng Phòng thủ Không gian Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC-ASF). Trong ảnh, từ góc ảnh trên xuống, từ trái qua phải gồm: bệ phóng tên lửa đạn đạo chống tàu Hormuz; đạn tên lửa tầm ngắn Zalzal lắp đầu đạn chùm Rainy; tên lửa đạn đạo chống tàu Hormuz 2; đạn phản lực Fajr-5; bom JDAM Raad 301.
Vật thể có cánh, màu đỏ là tên lửa hành trình tầm xa Ya Ali. Tất cả các mẫu vũ khí này đều không có thông số kỹ thuật rõ ràng.
Cận cảnh bệ phóng di động tên lửa đạn đạo chống hạm Hormuz 1/2. Không rõ hiệu quả của nó tới đâu nhưng Hormuz có thể là sản phẩm mà Iran chế tạo theo khái niệm DF-21D Trung Quốc.
Cũng trong triển lãm, Iran chính thức giới thiệu phiên bản sao chép hình dáng UAV tàng hình RQ-170 của Mỹ mà nước này “bắt sống” vài năm trước. Trong ảnh, bên trái là mẫu RQ-170 mà Iran chế tạo, còn bên phải là nguyên gốc RQ-170.
Iran lần đầu giới thiệu tại triển lãm hệ thống phòng không mới có kiểu dáng giống với hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2 của Nga. Trong ảnh là hệ thống phòng không Khordad với tên lửa Taer-2B.
Hệ thống phòng không Tabas với tên lửa Taer-2A thậm chí còn giống Buk-M2E đặt trên khung bệ bánh lốp so với Khordad.
Hệ thống phòng không Raad.
Xa xa phía cuối là hệ thống phòng không cơ động 2K12 Kub (NATO gọi là SA-6) do Liên Xô chế tạo được Iran cải tiến với khung bệ phóng mới.
UAV vũ trang Shahid 129 với khả năng mang tên lửa không đối đất.
Trực thăng trinh sát/tấn công hạng nhẹ Shahed 285.
Hệ thống radar và tổ hợp trinh sát – quang điện do Iran tự chế tạo.
Cuộc triển lãm phô diễn một loạt hệ thống vũ khí mới do công nghiệp quốc phòng Iran chế tạo trang bị cho Lực lượng Phòng thủ Không gian Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC-ASF). Trong ảnh, từ góc ảnh trên xuống, từ trái qua phải gồm: bệ phóng tên lửa đạn đạo chống tàu Hormuz; đạn tên lửa tầm ngắn Zalzal lắp đầu đạn chùm Rainy; tên lửa đạn đạo chống tàu Hormuz 2; đạn phản lực Fajr-5; bom JDAM Raad 301.
Vật thể có cánh, màu đỏ là tên lửa hành trình tầm xa Ya Ali. Tất cả các mẫu vũ khí này đều không có thông số kỹ thuật rõ ràng.
Cận cảnh bệ phóng di động tên lửa đạn đạo chống hạm Hormuz 1/2. Không rõ hiệu quả của nó tới đâu nhưng Hormuz có thể là sản phẩm mà Iran chế tạo theo khái niệm DF-21D Trung Quốc.
Cũng trong triển lãm, Iran chính thức giới thiệu phiên bản sao chép hình dáng UAV tàng hình RQ-170 của Mỹ mà nước này “bắt sống” vài năm trước. Trong ảnh, bên trái là mẫu RQ-170 mà Iran chế tạo, còn bên phải là nguyên gốc RQ-170.
Iran lần đầu giới thiệu tại triển lãm hệ thống phòng không mới có kiểu dáng giống với hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2 của Nga. Trong ảnh là hệ thống phòng không Khordad với tên lửa Taer-2B.
Hệ thống phòng không Tabas với tên lửa Taer-2A thậm chí còn giống Buk-M2E đặt trên khung bệ bánh lốp so với Khordad.
Hệ thống phòng không Raad.
Xa xa phía cuối là hệ thống phòng không cơ động 2K12 Kub (NATO gọi là SA-6) do Liên Xô chế tạo được Iran cải tiến với khung bệ phóng mới.
UAV vũ trang Shahid 129 với khả năng mang tên lửa không đối đất.
Trực thăng trinh sát/tấn công hạng nhẹ Shahed 285.
Hệ thống radar và tổ hợp trinh sát – quang điện do Iran tự chế tạo.