Việc đào tạo được giao cho Đại học Kỹ thuật Hàng Không Trường Sa tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trong ảnh, các sinh viên nữ của trường đang được đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa máy bay chiến đấu tại trường với mô hình học cụ là một chiếc tiêm kích đánh chặn J-7 (sao chép MiG-21).Mỗi một nhóm sinh viên nữ này sẽ thực hiện thao tác bảo trì, sửa chữa máy bay dưới sự hướng dẫn của một thầy giáo nam.Họ không chỉ thực hiện lau chùi, vệ sinh bề ngoài máy bay mà còn trực tiếp dùng dụng cụ bảo trì những phần cứng phức tạp của máy bay.Do bảo trì, sửa chữa máy bay chiến đấu là một chuyên ngành đặc thù vốn dành cho phái mạnh nên mỗi khóa học của trường chỉ có trên dưới 10 sinh viên nữ theo đuổi ngành này.Họ sẽ trở thành nguồn nhân lực nữ cực kỳ khó kiếm về lĩnh vực bảo trì, sửa chữa máy bay chiến đấu cho Không quân Trung Quốc vốn ngày càng phát triển.Cả nhóm đang chăm chú quan sát thầy giáo hướng dẫn. Tính đến cuối năm 2014, đã có hơn 1.600 sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành của trường tìm kiếm được việc làm.Trong đó ngành kiếm được việc làm cao nhất là khoa tự động hóa và sản xuất máy hàng không với tỷ lệ có việc làm chiếm 84%, đứng thứ hai là chuyên ngành sửa chữa động cơ với tỷ lệ có việc chiếm 72%.Các nữ sinh viên đang chăm chỉ thực tập bảo dưỡng máy bay chiến đấu với mô hình học là chiếc tiêm kích đánh chặn J-8. Đây có lẽ là một lựa chọn nghề nghiệp khá đặc biệt. Thông thường giới nữ hay lựa chọn ngành tiếp viên hàng không chứ không phải kỹ thuật viên bảo dưỡng như thế này.Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên có thể tìm kiếm công việc trong các hãng hàng không tư nhân hoặc gia nhập các cơ sở bảo trì, sửa chữa máy bay của quân đội Trung Quốc.
Việc đào tạo được giao cho Đại học Kỹ thuật Hàng Không Trường Sa tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trong ảnh, các sinh viên nữ của trường đang được đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa máy bay chiến đấu tại trường với mô hình học cụ là một chiếc tiêm kích đánh chặn J-7 (sao chép MiG-21).
Mỗi một nhóm sinh viên nữ này sẽ thực hiện thao tác bảo trì, sửa chữa máy bay dưới sự hướng dẫn của một thầy giáo nam.
Họ không chỉ thực hiện lau chùi, vệ sinh bề ngoài máy bay mà còn trực tiếp dùng dụng cụ bảo trì những phần cứng phức tạp của máy bay.
Do bảo trì, sửa chữa máy bay chiến đấu là một chuyên ngành đặc thù vốn dành cho phái mạnh nên mỗi khóa học của trường chỉ có trên dưới 10 sinh viên nữ theo đuổi ngành này.
Họ sẽ trở thành nguồn nhân lực nữ cực kỳ khó kiếm về lĩnh vực bảo trì, sửa chữa máy bay chiến đấu cho Không quân Trung Quốc vốn ngày càng phát triển.
Cả nhóm đang chăm chú quan sát thầy giáo hướng dẫn. Tính đến cuối năm 2014, đã có hơn 1.600 sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành của trường tìm kiếm được việc làm.
Trong đó ngành kiếm được việc làm cao nhất là khoa tự động hóa và sản xuất máy hàng không với tỷ lệ có việc làm chiếm 84%, đứng thứ hai là chuyên ngành sửa chữa động cơ với tỷ lệ có việc chiếm 72%.
Các nữ sinh viên đang chăm chỉ thực tập bảo dưỡng máy bay chiến đấu với mô hình học là chiếc tiêm kích đánh chặn J-8. Đây có lẽ là một lựa chọn nghề nghiệp khá đặc biệt. Thông thường giới nữ hay lựa chọn ngành tiếp viên hàng không chứ không phải kỹ thuật viên bảo dưỡng như thế này.
Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên có thể tìm kiếm công việc trong các hãng hàng không tư nhân hoặc gia nhập các cơ sở bảo trì, sửa chữa máy bay của quân đội Trung Quốc.