Bay chậm, tải trọng vũ khí kém, không mang được vũ khí thông minh, thiết kế lỗi thời, đáng lẽ ra máy bay cường kích Q-5 phải được loại bỏ từ lâu. Thế nhưng, dù đã có nhiều máy bay chiến đấu hiện đại, gồm cả máy bay cường kích JH-7 thế hệ mới, nhưng Không quân Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì loại chiến đấu cơ Q-5 đã quá lỗi thời.Hôm qua, báo mạng Sina (Trung Quốc) vừa đăng tải loạt ảnh cho thấy các máy bay cường kích Q-5 của không quân nước này vẫn còn đang tham gia các cuộc tập trận. Điều đó chứng tỏ, sau gần nửa thế kỷ hoạt động, Không quân Trung Quốc vẫn chưa muốn cho Q-5 nghỉ hưu, bất chấp một thực tế Pakistan, Bangladesh sử dụng Q-5 muộn hơn nhưng đã loại biên chế vào năm 2010-2011.Q-5 là thiết kế máy bay cường kích tầm ngắn do Tổng công ty máy bay Nam Xương phát triển từ những năm 1960 trên cơ sở cải tiến máy bay tiêm kích MiG-19 của Liên Xô.1.300 chiếc Q-5 đã được sản xuất cho Không quân Trung Quốc và phục vụ xuất khẩu suốt từ năm 1969 đến 2012. Hiện Không quân Trung Quốc và Hải quân Trung Quốc duy trì đến 160 chiếc Q-5.Cơ bản thì khung thân máy bay cường kích Q-5 vẫn giữ lại cánh chính cùng cánh đuôi và thân chính của MiG-19, nhưng ở mũi thì bỏ cửa hút không khí động cơ và chuyển sang hai bên thân. Q-5 có chiều dài 15,65m, sải cánh 9,68m, cao 4,33m, trọng lượng rỗng 6,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 11,83 tấn.Q-5 được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực (turbojets) WP-6A cho tốc độ tối đa chỉ là 1.210km/h, tầm bay 2.000km nhưng bán kính tác chiến khi mang tải vũ khí tối đa chỉ là 200-300km, tốc độ leo cao 103m/s. Việc chuyển từ thiết kế tiêm kích đánh chặn sang cường kích khiến máy bay Q-5 giảm khả năng cơ động.Việc dùng khung thân MiG-19 cũng khiến cho máy bay Q-5 chỉ mang trọng tải vũ khí rất thấp - chỉ 2 tấn dù có tới 10 giá treo. Q-5 không thể mang được vũ khí thông minh mà chỉ mang được bom không điều khiển 50-150-250-500kg hoặc rocket 57-90-130mm và tên lửa không đối không tầm ngắn. Ảnh: Máy bay Q-5 của Trung Quốc phóng rocket trong tập trận mới đây.Trong ảnh là phiên bản Q-5J hai chỗ ngồi dùng cho huấn luyện - chiến đấu trong KQ Trung Quốc.
Bay chậm, tải trọng vũ khí kém, không mang được vũ khí thông minh, thiết kế lỗi thời, đáng lẽ ra máy bay cường kích Q-5 phải được loại bỏ từ lâu. Thế nhưng, dù đã có nhiều máy bay chiến đấu hiện đại, gồm cả máy bay cường kích JH-7 thế hệ mới, nhưng Không quân Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì loại chiến đấu cơ Q-5 đã quá lỗi thời.
Hôm qua, báo mạng Sina (Trung Quốc) vừa đăng tải loạt ảnh cho thấy các máy bay cường kích Q-5 của không quân nước này vẫn còn đang tham gia các cuộc tập trận. Điều đó chứng tỏ, sau gần nửa thế kỷ hoạt động, Không quân Trung Quốc vẫn chưa muốn cho Q-5 nghỉ hưu, bất chấp một thực tế Pakistan, Bangladesh sử dụng Q-5 muộn hơn nhưng đã loại biên chế vào năm 2010-2011.
Q-5 là thiết kế máy bay cường kích tầm ngắn do Tổng công ty máy bay Nam Xương phát triển từ những năm 1960 trên cơ sở cải tiến máy bay tiêm kích MiG-19 của Liên Xô.
1.300 chiếc Q-5 đã được sản xuất cho Không quân Trung Quốc và phục vụ xuất khẩu suốt từ năm 1969 đến 2012. Hiện Không quân Trung Quốc và Hải quân Trung Quốc duy trì đến 160 chiếc Q-5.
Cơ bản thì khung thân máy bay cường kích Q-5 vẫn giữ lại cánh chính cùng cánh đuôi và thân chính của MiG-19, nhưng ở mũi thì bỏ cửa hút không khí động cơ và chuyển sang hai bên thân. Q-5 có chiều dài 15,65m, sải cánh 9,68m, cao 4,33m, trọng lượng rỗng 6,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 11,83 tấn.
Q-5 được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực (turbojets) WP-6A cho tốc độ tối đa chỉ là 1.210km/h, tầm bay 2.000km nhưng bán kính tác chiến khi mang tải vũ khí tối đa chỉ là 200-300km, tốc độ leo cao 103m/s. Việc chuyển từ thiết kế tiêm kích đánh chặn sang cường kích khiến máy bay Q-5 giảm khả năng cơ động.
Việc dùng khung thân MiG-19 cũng khiến cho máy bay Q-5 chỉ mang trọng tải vũ khí rất thấp - chỉ 2 tấn dù có tới 10 giá treo. Q-5 không thể mang được vũ khí thông minh mà chỉ mang được bom không điều khiển 50-150-250-500kg hoặc rocket 57-90-130mm và tên lửa không đối không tầm ngắn. Ảnh: Máy bay Q-5 của Trung Quốc phóng rocket trong tập trận mới đây.
Trong ảnh là phiên bản Q-5J hai chỗ ngồi dùng cho huấn luyện - chiến đấu trong KQ Trung Quốc.