Theo Sputnik, ý tưởng về các loại vũ khí tự động hay cụ thể hơn là một chiếc xe tăng không người lái được Liên Xô hiện thực hóa từ những năm 1930 với mẫu xe tăng không cần người ngồi trong đầu tiên có tên là Teletank hay còn được gọi là TT-26. Và nó cũng có thể được xem là khởi đầu cho siêu tăng T-14 Armata sau này.TT-26 là mẫu xe tăng không người lái đầu tiên của Liên Xô nó được phát triển dựa trên xe tăng hạng nhẹ T-26. Nó được đưa vào sản xuất hàng loạt từ cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940. Thậm chí nó còn tham chiến trong Chiến tranh Mùa Đông giữa Liên Xô và Phần Lan 1939.Về thiết kế, xe tăng không người lái TT-26 sử dụng lại nền tảng khung gầm của T-26. Tuy nhiên hệ thống vũ khí của nó được thay đổi do pháo 45mm trên T-26 không thể điều khiển từ xa được, thay vào đó nó được trang bị một súng máy Degtyaryov cùng một súng phun lửa.Mọi hoạt động của TT-26 kể cả hệ thống vũ khí được điều khiển qua sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 500-1.500m. Do đó luôn có một phương tiện cơ giới đi theo sau TT-26 để điều khiển nó.Trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ II, Liên Xô sở hữu khoảng 2 tiểu đoàn TT-26, nhưng khi phải đối đầu với các đơn vị Panzer của Đức mẫu xe tăng này nhanh chóng bị đánh bại. Thậm chí trong nhiều trận đánh TT-26 còn mang theo từ 200-700kg thuốc nổ đóng vai trò như xe tăng cảm tử.Và cũng từ ý tưởng này của Liên Xô, Đức mới bắt đầu phát triển các dòng phương tiện cơ giới bánh xích cỡ nhỏ được điều khiển từ xa như Sd.Kfz.303 Goliath BV và Sd.Kfz. 302 Goliath B-III mang theo thuốc nổ với vai trò cảm tử như TT-226 nhưng hiệu quả hơn.Từ đó các mẫu phương tiện chiến tranh tự động ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên chiến trường giúp nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu và hạn chế tối thiểu thiệt hại về người nhưng ở phía bên kia chúng lại khiến nhiều người chết hơn. Trong ảnh là hai mẫu phương tiện cảm tử Sd.Kfz.303 Goliath BV và Sd.Kfz. 302 Goliath B-III của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II.Sự phát triển của khoa học công nghệ của thế kỷ 21 giúp các nhà quân sự trên thế giới hiện thực hóa nhiều ý tưởng điên rồ nhất. Và một trong số đó là các phương tiện chiến đấu tự động như UAV hay UGV. Tất nhiên chúng vẫn được điều khiển bởi con người, nhưng thay vì từ vài km như trước đây thì khoảng cách đã tăng lên hàng ngàn km. Trong ảnh là robot chiến trường Uran-9 của Quân đội Nga.Dù vậy yếu tố con người vẫn sẽ đóng vai trò chủ đạo trên chiến trường trong tương lai gần kể cả khi những chiếc xe tăng hiện đại nhất thế giới như T-14 Armata được tự động hóa hoàn toàn. Và ý tưởng về một cuộc chiến không có sự tham gia của con người đang trở nên gần hơn bao giờ hết.
Theo Sputnik, ý tưởng về các loại vũ khí tự động hay cụ thể hơn là một chiếc xe tăng không người lái được Liên Xô hiện thực hóa từ những năm 1930 với mẫu xe tăng không cần người ngồi trong đầu tiên có tên là Teletank hay còn được gọi là TT-26. Và nó cũng có thể được xem là khởi đầu cho siêu tăng T-14 Armata sau này.
TT-26 là mẫu xe tăng không người lái đầu tiên của Liên Xô nó được phát triển dựa trên xe tăng hạng nhẹ T-26. Nó được đưa vào sản xuất hàng loạt từ cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940. Thậm chí nó còn tham chiến trong Chiến tranh Mùa Đông giữa Liên Xô và Phần Lan 1939.
Về thiết kế, xe tăng không người lái TT-26 sử dụng lại nền tảng khung gầm của T-26. Tuy nhiên hệ thống vũ khí của nó được thay đổi do pháo 45mm trên T-26 không thể điều khiển từ xa được, thay vào đó nó được trang bị một súng máy Degtyaryov cùng một súng phun lửa.
Mọi hoạt động của TT-26 kể cả hệ thống vũ khí được điều khiển qua sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 500-1.500m. Do đó luôn có một phương tiện cơ giới đi theo sau TT-26 để điều khiển nó.
Trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ II, Liên Xô sở hữu khoảng 2 tiểu đoàn TT-26, nhưng khi phải đối đầu với các đơn vị Panzer của Đức mẫu xe tăng này nhanh chóng bị đánh bại. Thậm chí trong nhiều trận đánh TT-26 còn mang theo từ 200-700kg thuốc nổ đóng vai trò như xe tăng cảm tử.
Và cũng từ ý tưởng này của Liên Xô, Đức mới bắt đầu phát triển các dòng phương tiện cơ giới bánh xích cỡ nhỏ được điều khiển từ xa như Sd.Kfz.303 Goliath BV và Sd.Kfz. 302 Goliath B-III mang theo thuốc nổ với vai trò cảm tử như TT-226 nhưng hiệu quả hơn.
Từ đó các mẫu phương tiện chiến tranh tự động ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên chiến trường giúp nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu và hạn chế tối thiểu thiệt hại về người nhưng ở phía bên kia chúng lại khiến nhiều người chết hơn. Trong ảnh là hai mẫu phương tiện cảm tử Sd.Kfz.303 Goliath BV và Sd.Kfz. 302 Goliath B-III của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Sự phát triển của khoa học công nghệ của thế kỷ 21 giúp các nhà quân sự trên thế giới hiện thực hóa nhiều ý tưởng điên rồ nhất. Và một trong số đó là các phương tiện chiến đấu tự động như UAV hay UGV. Tất nhiên chúng vẫn được điều khiển bởi con người, nhưng thay vì từ vài km như trước đây thì khoảng cách đã tăng lên hàng ngàn km. Trong ảnh là robot chiến trường Uran-9 của Quân đội Nga.
Dù vậy yếu tố con người vẫn sẽ đóng vai trò chủ đạo trên chiến trường trong tương lai gần kể cả khi những chiếc xe tăng hiện đại nhất thế giới như T-14 Armata được tự động hóa hoàn toàn. Và ý tưởng về một cuộc chiến không có sự tham gia của con người đang trở nên gần hơn bao giờ hết.