Kể từ khi chính thức xuất hiện trên thế giới, tên lửa không đối không nhanh chóng trở thành vũ khí không chiến số 1 hành tinh, đưa "pháo - súng" đã có lịch sử tham chiến hàng chục năm xuống vị trí số 2. Với tầm bắn xa tới hàng chục km, độ chính xác gần như tuyệt đối, tên lửa không đối không tới hôm nay là vũ khí không thể thiếu mỗi khi máy bay tiêm kích cất cánh tham chiến. Nguồn ảnh: WikipediaCũng trong suốt hàng chục năm lịch sử, Liên Xô (sau này là Nga) và Mỹ luôn là hai quốc gia dẫn đầu về công nghệ tên lửa không đối không. Ngay cả Anh, Pháp, Israel dù có nền kỹ thuật tiên tiến cũng không thể chiếm vị trí số 1 của tên lửa Nga – Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaTuy vậy, năm 2010, Nhật Bản – một quốc gia không quá nổi bật về tên lửa không đối không đã chiếm lĩnh được một trong các vị trí của dòng vũ khí này. Với tên lửa AAM-4B, Nhật Bản được coi là quốc gia đầu tiên trên thế giới có trong tay tên lửa không đối không trang bị đầu tự dẫn radar mạng pha chủ động (AESA). Nguồn ảnh: WikipediaAAM-4B là phiên bản thế hệ 2 của dòng tên lửa không đối không tầm trung có khả năng tiến công ngoài tầm nhìn AAM-4 (hay còn gọi là Type 99) do Mitsubishi phát triển cho các tiêm kích F-15J và F-2 của Không quân phòng vệ Nhật Bản (JSASDF). Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa dẫn đường bằng radar chủ động thì không thiếu trên thế giới (ví như R-77 của Nga hay AIM-120 AMRAAM của Mỹ), nhưng dẫn đường sử dụng công nghệ anten mạng pha AESA thì Nhật Bản là nước đi đầu. Nguồn ảnh: WikipediaSo với radar trước đây, radar mạng pha AESA được đánh giá có độ chính xác rất cao trong phát hiện và bám bắt mục tiêu, có thể phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar rất nhỏ (mục tiêu tàng hình), loại đầu dò radar này cũng khó bị gây nhiễu hơn so với radar xung-doppler. Nguồn ảnh: WikipediaTất nhiên, vị thế độc tôn của Nhật Bản sẽ sớm bị đe dọa bởi Nga đang trong quá trình phát triển tên lửa dẫn dướng radar mạng pha chủ động AESA mang tên mã K-77M hoặc izdeliye 180 - phiên bản được phát triển từ dòng R-77 nổi tiếng. Nguồn ảnh: WikipediaTrở lại với AAM-4B, tên lửa có hình dạng truyền thống với thân hình trụ dài hơn 3,5m, trang bị 8 cánh lái nhỏ ở giữa thân đạn và đuôi đạn, đường kính thân 203mm, nặng 222kg. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa AAM-4B đạt tầm bắn cực đại 120km, cự ly bắn hiệu quả có lẽ rơi vào khoảng 100km. Nguồn ảnh: WikipediaHiện tại, do kích cỡ khá lớn, AAM-4B mới chỉ tích hợp cho máy bay tiêm kích F-15J và F-2. Tuy vậy, với tính năng mạnh mẽ, có khả năng Nhật Bản đang cố gắng nghiên cứu tích hợp vào khoang bom của F-35. Nguồn ảnh: WikipediaVideo B-52 phóng tên lửa hành trình AGM-86. Nguồn: Youtube
Kể từ khi chính thức xuất hiện trên thế giới, tên lửa không đối không nhanh chóng trở thành vũ khí không chiến số 1 hành tinh, đưa "pháo - súng" đã có lịch sử tham chiến hàng chục năm xuống vị trí số 2. Với tầm bắn xa tới hàng chục km, độ chính xác gần như tuyệt đối, tên lửa không đối không tới hôm nay là vũ khí không thể thiếu mỗi khi máy bay tiêm kích cất cánh tham chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cũng trong suốt hàng chục năm lịch sử, Liên Xô (sau này là Nga) và Mỹ luôn là hai quốc gia dẫn đầu về công nghệ tên lửa không đối không. Ngay cả Anh, Pháp, Israel dù có nền kỹ thuật tiên tiến cũng không thể chiếm vị trí số 1 của tên lửa Nga – Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy vậy, năm 2010, Nhật Bản – một quốc gia không quá nổi bật về tên lửa không đối không đã chiếm lĩnh được một trong các vị trí của dòng vũ khí này. Với tên lửa AAM-4B, Nhật Bản được coi là quốc gia đầu tiên trên thế giới có trong tay tên lửa không đối không trang bị đầu tự dẫn radar mạng pha chủ động (AESA). Nguồn ảnh: Wikipedia
AAM-4B là phiên bản thế hệ 2 của dòng tên lửa không đối không tầm trung có khả năng tiến công ngoài tầm nhìn AAM-4 (hay còn gọi là Type 99) do Mitsubishi phát triển cho các tiêm kích F-15J và F-2 của Không quân phòng vệ Nhật Bản (JSASDF). Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động thì không thiếu trên thế giới (ví như R-77 của Nga hay AIM-120 AMRAAM của Mỹ), nhưng dẫn đường sử dụng công nghệ anten mạng pha AESA thì Nhật Bản là nước đi đầu. Nguồn ảnh: Wikipedia
So với radar trước đây, radar mạng pha AESA được đánh giá có độ chính xác rất cao trong phát hiện và bám bắt mục tiêu, có thể phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar rất nhỏ (mục tiêu tàng hình), loại đầu dò radar này cũng khó bị gây nhiễu hơn so với radar xung-doppler. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tất nhiên, vị thế độc tôn của Nhật Bản sẽ sớm bị đe dọa bởi Nga đang trong quá trình phát triển tên lửa dẫn dướng radar mạng pha chủ động AESA mang tên mã K-77M hoặc izdeliye 180 - phiên bản được phát triển từ dòng R-77 nổi tiếng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trở lại với AAM-4B, tên lửa có hình dạng truyền thống với thân hình trụ dài hơn 3,5m, trang bị 8 cánh lái nhỏ ở giữa thân đạn và đuôi đạn, đường kính thân 203mm, nặng 222kg. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa AAM-4B đạt tầm bắn cực đại 120km, cự ly bắn hiệu quả có lẽ rơi vào khoảng 100km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện tại, do kích cỡ khá lớn, AAM-4B mới chỉ tích hợp cho máy bay tiêm kích F-15J và F-2. Tuy vậy, với tính năng mạnh mẽ, có khả năng Nhật Bản đang cố gắng nghiên cứu tích hợp vào khoang bom của F-35. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video B-52 phóng tên lửa hành trình AGM-86. Nguồn: Youtube