Các nhà sưu tập vũ khí hay các công ty hàng không tư nhân của Mỹ luôn dành mối quan tâm đặc biệt cho các dòng máy bay chiến đấu của Liên Xô từ máy bay cánh quạt cho đến máy bay phản lực. Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng mua được một chiếc máy bay tốt nhất là khi chúng đã có tuổi đời vài thập kỷ và để có thể bay lại được chúng cần trải qua một đợt đại tu hoàn toàn.Quá trình đại tu sửa chữa một chiếc máy bay chiến đấu là điều không hề dễ dàng nhất là khi bạn phải đại tu một chiếc tiêm kích MiG-17F ngay trên đất Mỹ - cách xa nơi nó từng được sản xuất hàng chục ngàn km.Đa phần các mẫu chiến đấu cơ phản lực như MiG-17 tại Mỹ đều có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Âu do đó quá trình thu mua chúng cũng dễ dàng hơn, bên cạnh đó các công ty hàng không Đông Âu cũng cho phép người Mỹ có thể tự tiến hành các đợt sửa chữa và đại tu máy bay. Trong ảnh là một chiếc MiG-17F tại Mỹ sắp trải qua quá trình đại tu và sơn mới.Từ năm 1950 cho đến ngưng sản xuất, Liên Xô đã cho ra đời hơn 11.000 chiếc tiêm kích MiG-17 và số máy bay còn tồn tại cho tới nay chỉ tầm khoảng vài trăm chiếc. Chúng đều trải qua thời gian hoạt động hơn 50 năm và xuống cấp nghiêm trọng.Sau khi được trả lại màu sơn như những năm 1950 của mình, chiếc MiG-17F này sẽ trải qua quá trình đại tu hệ thống động cơ Klimov VK-1F vốn cũng có tuổi thọ hoạt động gần hơn 50 năm.Bên cạnh đó hệ thống trang thiết bị điện tử trên chiếc tiêm kích MiG-17F này cũng được nâng cấp để phù hợp hơn với các phi công Mỹ.Cận cảnh bên trong buồng lái tiêm kích MiG-17F sau khi được nâng cấp khác biệt hoàn toàn so với thiết kế buồng lái của Liên Xô trước đây.MiG-17 cũng là một trong những mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị ghế phóng khẩn cấp, tuy nhiên thông tin về mẫu ghế này khá hạn chế.Trong ảnh là hai chiếc MiG-17F sau khi được sơn mới trông chúng như mới được xuất xưởng vào những năm 1950.Quá trình sửa chữa tiếp theo khá quan trọng với những chiếc MiG-17F này đó là hệ thống động cơ phản lực già nua của chúng. Điều may mắn cho người Mỹ là hiện tại họ vẫn có thể dễ dàng tìm mua một mẫu động cơ phản lực VK-1F nào đó từ Đông Âu và động cơ phản lực do Liên Xô sản xuất có tuổi thọ khá cao.Hai chiếc máy bay được tháo rời để chuẩn bị cho quá trình đại tu động cơ. Ta có thể thấy màu sơn ánh kim loại đặc trưng cùng cờ hiệu không quân của Liên Xô trên những chiếc MiG-17F này.Cận cảnh động cơ phản lực VK-1F của MiG-17F, nó có công suất 5.955 lbf cho phép máy bay có thể đạt tốc độ 1.145km/h.Quá trình tháo lắp động cơ cũng không quá phức tạp, VK-1F có trọng lượng hơn 870kg và dài tối đa 2.6m. Còn trọng lượng cất cánh tối đa của MiG-17F là khoảng 6 tấn.Chiếc tiêm kích MiG-17F sau khi đại tu, giờ đây nó đã có thể trở lại bầu trời và viết tiếp huyền thoại của mình.
Các nhà sưu tập vũ khí hay các công ty hàng không tư nhân của Mỹ luôn dành mối quan tâm đặc biệt cho các dòng máy bay chiến đấu của Liên Xô từ máy bay cánh quạt cho đến máy bay phản lực. Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng mua được một chiếc máy bay tốt nhất là khi chúng đã có tuổi đời vài thập kỷ và để có thể bay lại được chúng cần trải qua một đợt đại tu hoàn toàn.
Quá trình đại tu sửa chữa một chiếc máy bay chiến đấu là điều không hề dễ dàng nhất là khi bạn phải đại tu một chiếc tiêm kích MiG-17F ngay trên đất Mỹ - cách xa nơi nó từng được sản xuất hàng chục ngàn km.
Đa phần các mẫu chiến đấu cơ phản lực như MiG-17 tại Mỹ đều có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Âu do đó quá trình thu mua chúng cũng dễ dàng hơn, bên cạnh đó các công ty hàng không Đông Âu cũng cho phép người Mỹ có thể tự tiến hành các đợt sửa chữa và đại tu máy bay. Trong ảnh là một chiếc MiG-17F tại Mỹ sắp trải qua quá trình đại tu và sơn mới.
Từ năm 1950 cho đến ngưng sản xuất, Liên Xô đã cho ra đời hơn 11.000 chiếc tiêm kích MiG-17 và số máy bay còn tồn tại cho tới nay chỉ tầm khoảng vài trăm chiếc. Chúng đều trải qua thời gian hoạt động hơn 50 năm và xuống cấp nghiêm trọng.
Sau khi được trả lại màu sơn như những năm 1950 của mình, chiếc MiG-17F này sẽ trải qua quá trình đại tu hệ thống động cơ Klimov VK-1F vốn cũng có tuổi thọ hoạt động gần hơn 50 năm.
Bên cạnh đó hệ thống trang thiết bị điện tử trên chiếc tiêm kích MiG-17F này cũng được nâng cấp để phù hợp hơn với các phi công Mỹ.
Cận cảnh bên trong buồng lái tiêm kích MiG-17F sau khi được nâng cấp khác biệt hoàn toàn so với thiết kế buồng lái của Liên Xô trước đây.
MiG-17 cũng là một trong những mẫu máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị ghế phóng khẩn cấp, tuy nhiên thông tin về mẫu ghế này khá hạn chế.
Trong ảnh là hai chiếc MiG-17F sau khi được sơn mới trông chúng như mới được xuất xưởng vào những năm 1950.
Quá trình sửa chữa tiếp theo khá quan trọng với những chiếc MiG-17F này đó là hệ thống động cơ phản lực già nua của chúng. Điều may mắn cho người Mỹ là hiện tại họ vẫn có thể dễ dàng tìm mua một mẫu động cơ phản lực VK-1F nào đó từ Đông Âu và động cơ phản lực do Liên Xô sản xuất có tuổi thọ khá cao.
Hai chiếc máy bay được tháo rời để chuẩn bị cho quá trình đại tu động cơ. Ta có thể thấy màu sơn ánh kim loại đặc trưng cùng cờ hiệu không quân của Liên Xô trên những chiếc MiG-17F này.
Cận cảnh động cơ phản lực VK-1F của MiG-17F, nó có công suất 5.955 lbf cho phép máy bay có thể đạt tốc độ 1.145km/h.
Quá trình tháo lắp động cơ cũng không quá phức tạp, VK-1F có trọng lượng hơn 870kg và dài tối đa 2.6m. Còn trọng lượng cất cánh tối đa của MiG-17F là khoảng 6 tấn.
Chiếc tiêm kích MiG-17F sau khi đại tu, giờ đây nó đã có thể trở lại bầu trời và viết tiếp huyền thoại của mình.