Không chỉ được trang bị công nghệ điện tử hàng không (radar, cảm biến, hiển thị, cơ cấu lái), phi công điều khiển chiến đấu cơ F-35 sẽ được trang bị mũ bay cực kỳ tối tân – mũ bay F-35 Gen III Helmet Mounted Display System (HDMS) được phát triển bởi hãng Rockwell Collins. Nó được chế tạo bằng vật liệu sợi carbon vừa bền vừa nhẹ, khoảng 2,2 kg.Mũ bay phi công chiến đấu cơ F-35 được trang bị màn hình lắp ngay trên mũ bảo hiểm. Nó sẽ giúp phi công theo dõi các dữ liệu quan trọng mọi lúc mọi nơi kể cả khi đang xoay đầu nhìn xung quanh, ngắm bắn mục tiêu bằng nhãn cầu.Về cơ bản, mũ bay F-35 Gen III sẽ đưa thông tin trên màn hình HUD (nằm ở phía trước buồng lái) lên kính mũ phi công. Điều đó giúp phi công luôn ở trong trường quan sát, được thông tin dữ liệu hữu ích như đường chân trời, tốc độ bay, độ cao và trạng thái vũ khí mà không cần biết đang nhìn theo hướng nào.Theo Wires, bên cạnh việc bảo vệ đầu cho phi công, F-35 Gen III còn được thiết kế để tăng cường khả năng nhận thực tình huống. Ở độ cao giao chiến khoảng vài nghìn mét và tốc độ lên đến Mach 1,6 thì việc giúp phi công biết được những gì đang xảy ra phía trước, hai bên, phía trên và bên dưới máy bay là điều tối cần thiết.Đặc biệt, thông tin từ 6 camera đặt xung quanh máy bay sẽ được truyền đến mũ bay để tạo ra trường quan sát 360 độ. Nghĩa là, khi phi công nhìn xuống, anh ta sẽ không thấy thân thể của mình mà nhìn xuyên máy bay, tức là có thể biết được những gì đang ở bên dưới, tương tự với các hướng nhìn khác.Phi công thậm chí có thể ngắm bắn các loại vũ khí trên máy bay F-35 chỉ bằng một cái liếc mắt nhờ khả năng theo dõi chuyển động nhãn cầu tích hợp trên mũ.Ngoài ra, một hệ thống nhìn ban đêm tích hợp sẽ giúp phi công nhìn xuyên bóng tối mà không cần phải mở kính.Đáng lưu ý, mũ bay được tùy biến cho mỗi phi công để họ đội vừa vặn với kích thước đầu cũng như đảm bảo hệ thống quan sát hoạt động tối ưu nhất. Để làm được điều nay, mỗi phi công sẽ trải qua một quá trình điều chỉnh kéo dài hai ngày để đo đạt các thông số, chẳng hạn như cân chỉnh dọc ngang đồng tử, khoảng cách giữa hai mắt và những biến số khác trước khi sử dụng chiếc mũ được làm riêng cho mình.
Không chỉ được trang bị công nghệ điện tử hàng không (radar, cảm biến, hiển thị, cơ cấu lái), phi công điều khiển chiến đấu cơ F-35 sẽ được trang bị mũ bay cực kỳ tối tân – mũ bay F-35 Gen III Helmet Mounted Display System (HDMS) được phát triển bởi hãng Rockwell Collins. Nó được chế tạo bằng vật liệu sợi carbon vừa bền vừa nhẹ, khoảng 2,2 kg.
Mũ bay phi công chiến đấu cơ F-35 được trang bị màn hình lắp ngay trên mũ bảo hiểm. Nó sẽ giúp phi công theo dõi các dữ liệu quan trọng mọi lúc mọi nơi kể cả khi đang xoay đầu nhìn xung quanh, ngắm bắn mục tiêu bằng nhãn cầu.
Về cơ bản, mũ bay F-35 Gen III sẽ đưa thông tin trên màn hình HUD (nằm ở phía trước buồng lái) lên kính mũ phi công. Điều đó giúp phi công luôn ở trong trường quan sát, được thông tin dữ liệu hữu ích như đường chân trời, tốc độ bay, độ cao và trạng thái vũ khí mà không cần biết đang nhìn theo hướng nào.
Theo Wires, bên cạnh việc bảo vệ đầu cho phi công, F-35 Gen III còn được thiết kế để tăng cường khả năng nhận thực tình huống. Ở độ cao giao chiến khoảng vài nghìn mét và tốc độ lên đến Mach 1,6 thì việc giúp phi công biết được những gì đang xảy ra phía trước, hai bên, phía trên và bên dưới máy bay là điều tối cần thiết.
Đặc biệt, thông tin từ 6 camera đặt xung quanh máy bay sẽ được truyền đến mũ bay để tạo ra trường quan sát 360 độ. Nghĩa là, khi phi công nhìn xuống, anh ta sẽ không thấy thân thể của mình mà nhìn xuyên máy bay, tức là có thể biết được những gì đang ở bên dưới, tương tự với các hướng nhìn khác.
Phi công thậm chí có thể ngắm bắn các loại vũ khí trên máy bay F-35 chỉ bằng một cái liếc mắt nhờ khả năng theo dõi chuyển động nhãn cầu tích hợp trên mũ.
Ngoài ra, một hệ thống nhìn ban đêm tích hợp sẽ giúp phi công nhìn xuyên bóng tối mà không cần phải mở kính.
Đáng lưu ý, mũ bay được tùy biến cho mỗi phi công để họ đội vừa vặn với kích thước đầu cũng như đảm bảo hệ thống quan sát hoạt động tối ưu nhất. Để làm được điều nay, mỗi phi công sẽ trải qua một quá trình điều chỉnh kéo dài hai ngày để đo đạt các thông số, chẳng hạn như cân chỉnh dọc ngang đồng tử, khoảng cách giữa hai mắt và những biến số khác trước khi sử dụng chiếc mũ được làm riêng cho mình.