Một hình ảnh gây sốt vừa được lan truyền trên các trang mạng chiến sự Syria cho thấy sự xuất hiện của xe tăng T-34-85 huyền thoại Chiến tranh Thế giới thứ 2 được triển khai trên cứ điểm phòng thủ của Quân đội Syria. Đây thực sự là hình ảnh gây nhiều bất ngờ vì vốn dĩ T-34-85 được cho là đã loại biên chế khỏi Quân đội Syria từ rất lâu.Những chiếc T-34-85 đầu tiên được cung cấp cho Quân đội Syria vào khoảng cuối những năm 1950 – đầu những năm 1960 với số lượng có thể lên tới hàng trăm chiếc. Ảnh: T-34-85 lắp đại liên 12,7mm DShK xuất hiện trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Syria những năm 1960.Có bằng chứng ghi nhận các xe tăng T-34-85 của Quân đội Syria được tung vào cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967 với Israel. Tuy nhiên không có ghi nhận rõ ràng nào về thiệt hại.Cho tới những năm 1970-1980 thì T-34-85 hầu như không còn được nhắc tới ở Syria khi nước này tiếp nhận thêm cả nghìn chiếc tăng mới như T-54/55, T-62 và T-72. Việc xuất hiện trong cuộc nội chiến Syria có thể là những chiếc tăng T-34-85 còn sót lại trong các kho vũ khí dự bị, được trưng dụng phục vụ cuộc chiến chống phiến quân IS và các tổ chức khủng bố khác.T-34-85 là cái tên không lạ trong lịch sử xe tăng thế giới, đây là một trong những chiếc xe tăng thành công nhất lịch sử chiến tranh. Khoảng 48.900 chiếc T-34-85 đã được sản xuất từ 1944-1958 trong tổng số 84.000 chiếc T-34 được xuất xưởng trên toàn Liên Xô và một vài nước Đông Âu.Trong lịch sử chiến tranh, xe tăng T-34-85 được các chuyên gia thế giới đánh giá là một trong những thiết kế tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa tính năng bảo vệ, tính cơ động, hỏa lực và độ tin cậy và khả năng bảo trì của xe.T-34/85 có lớp giáp trước tháp pháo dày 90mm cong hình bán cầu và trang bị pháo 85mm nòng dài, khiến nó trở thành loại xe tăng hạng trung có hỏa lực và vỏ giáp mạnh hàng đầu trong thế chiến thứ 2, có thể đối đầu với cả xe tăng hạng nặng trong nhiều trường hợp.Tuy nhiên, đó là câu chuyện của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, ở chiến tranh hiện đại thì lớp giáp thân dày 45mm vát nghiêng cùng giáp tháp dày 90mm của T-34 là quá yếu ớt trước các loại vũ khí chống tăng cá nhân. Thậm chí, pháo tự động 20-30mm hiện đại bắn đạn xuyên giáp đã có khả năng xuyên thủng giáp thân xe tăng.Khẩu pháo 85mm Zis của tăng T-34-85 được đánh giá rất cao trong và những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2 với khả năng xuyên thủng 138mm thép cách 100m hoặc 102mm thép cách 1.000m.Nhưng ở thời kỳ hiện đại, pháo 85mm là không đủ để chọc thủng giáp tăng composite. Thậm chí bắn từ khoảnh cách xa cỡ 500m thì sức xuyên của đạn 85mm cũng không đủ chọc thủng giáp trước xe tăng T-54/55.Dẫu vậy, ở mức độ nào đó thì pháo 85mm vẫn còn hữu hiệu với việc chống các loại xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và chống bộ binh.Nếu được bố trí như ụ phòng thủ cố định như trong hình ảnh đầu về cứ điểm có T-34-85 của Quân đội Syria thì cỗ xe tăng này vẫn có giá trị nhất định. Nó có thể tấn công hiệu quả các đoàn xe cơ giới không bọc thép của phiến quân, bắn phá vào các công sự ẩn nấp của chúng hoặc ngăn chặn đợt tấn công của khủng bố…Đáng lưu ý, không chỉ ở Syria mà vẫn còn một vài nước trên thế giới sử dụng T-34-85 cho vai trò chiến đấu, huấn luyện. Trong ảnh, T-34-85 huấn luyện hiệp đồng tác chiến với bộ đội Hải quân Việt Nam.
Một hình ảnh gây sốt vừa được lan truyền trên các trang mạng chiến sự Syria cho thấy sự xuất hiện của xe tăng T-34-85 huyền thoại Chiến tranh Thế giới thứ 2 được triển khai trên cứ điểm phòng thủ của Quân đội Syria. Đây thực sự là hình ảnh gây nhiều bất ngờ vì vốn dĩ T-34-85 được cho là đã loại biên chế khỏi Quân đội Syria từ rất lâu.
Những chiếc T-34-85 đầu tiên được cung cấp cho Quân đội Syria vào khoảng cuối những năm 1950 – đầu những năm 1960 với số lượng có thể lên tới hàng trăm chiếc. Ảnh: T-34-85 lắp đại liên 12,7mm DShK xuất hiện trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Syria những năm 1960.
Có bằng chứng ghi nhận các xe tăng T-34-85 của Quân đội Syria được tung vào cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967 với Israel. Tuy nhiên không có ghi nhận rõ ràng nào về thiệt hại.
Cho tới những năm 1970-1980 thì T-34-85 hầu như không còn được nhắc tới ở Syria khi nước này tiếp nhận thêm cả nghìn chiếc tăng mới như T-54/55, T-62 và T-72. Việc xuất hiện trong cuộc nội chiến Syria có thể là những chiếc tăng T-34-85 còn sót lại trong các kho vũ khí dự bị, được trưng dụng phục vụ cuộc chiến chống phiến quân IS và các tổ chức khủng bố khác.
T-34-85 là cái tên không lạ trong lịch sử xe tăng thế giới, đây là một trong những chiếc xe tăng thành công nhất lịch sử chiến tranh. Khoảng 48.900 chiếc T-34-85 đã được sản xuất từ 1944-1958 trong tổng số 84.000 chiếc T-34 được xuất xưởng trên toàn Liên Xô và một vài nước Đông Âu.
Trong lịch sử chiến tranh, xe tăng T-34-85 được các chuyên gia thế giới đánh giá là một trong những thiết kế tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa tính năng bảo vệ, tính cơ động, hỏa lực và độ tin cậy và khả năng bảo trì của xe.
T-34/85 có lớp giáp trước tháp pháo dày 90mm cong hình bán cầu và trang bị pháo 85mm nòng dài, khiến nó trở thành loại xe tăng hạng trung có hỏa lực và vỏ giáp mạnh hàng đầu trong thế chiến thứ 2, có thể đối đầu với cả xe tăng hạng nặng trong nhiều trường hợp.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, ở chiến tranh hiện đại thì lớp giáp thân dày 45mm vát nghiêng cùng giáp tháp dày 90mm của T-34 là quá yếu ớt trước các loại vũ khí chống tăng cá nhân. Thậm chí, pháo tự động 20-30mm hiện đại bắn đạn xuyên giáp đã có khả năng xuyên thủng giáp thân xe tăng.
Khẩu pháo 85mm Zis của tăng T-34-85 được đánh giá rất cao trong và những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2 với khả năng xuyên thủng 138mm thép cách 100m hoặc 102mm thép cách 1.000m.
Nhưng ở thời kỳ hiện đại, pháo 85mm là không đủ để chọc thủng giáp tăng composite. Thậm chí bắn từ khoảnh cách xa cỡ 500m thì sức xuyên của đạn 85mm cũng không đủ chọc thủng giáp trước xe tăng T-54/55.
Dẫu vậy, ở mức độ nào đó thì pháo 85mm vẫn còn hữu hiệu với việc chống các loại xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và chống bộ binh.
Nếu được bố trí như ụ phòng thủ cố định như trong hình ảnh đầu về cứ điểm có T-34-85 của Quân đội Syria thì cỗ xe tăng này vẫn có giá trị nhất định. Nó có thể tấn công hiệu quả các đoàn xe cơ giới không bọc thép của phiến quân, bắn phá vào các công sự ẩn nấp của chúng hoặc ngăn chặn đợt tấn công của khủng bố…
Đáng lưu ý, không chỉ ở Syria mà vẫn còn một vài nước trên thế giới sử dụng T-34-85 cho vai trò chiến đấu, huấn luyện. Trong ảnh, T-34-85 huấn luyện hiệp đồng tác chiến với bộ đội Hải quân Việt Nam.