Theo báo chí Ấn Độ, vụ tai nạn chiến đấu cơ MiG-21 xảy ra hôm 24/8 ở Soibugh, quận Budgam vùng Jammu và Kashimir vào buổi sáng, rất may viên phi công đã kịp thời nhảy dù và được trực thăng cứu sau đó.Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ấn Độ, chiếc máy bay cất cánh từ căn cứ không quân Srinagar thực hiện hoạt động huấn luyện thường xuyên.Tại hiện trường vụ rơi máy bay MiG-21, chiếc chiến đấu cơ có lẽ đã phát nổ khi rơi xuống, hầu như toàn bộ phần thân cháy rụi.Lửa vẫn bốc lên tại khu vực chiến đấu cơ MiG-21 gặp nạn.Dường như máy bay rơi gần khu dân cư, tuy nhiên may mắn là không có thường dân nào bị thương.Binh sĩ Ấn Độ tại hiện trường vụ tai nạn.Chỉ tính riêng khoảng 5 năm trở lại đây, Ấn Độ mất khoảng 60 chiếc tiêm kích MiG-21. Từ lâu, MiG-21 đã được phi công Ấn Độ gọi là “quan tài bay” vì cũ kĩ, để xảy ra nhiều tai nạn. Dẫu vậy, lỗi tai nạn không hẳn là hoàn toàn do máy bay mà có thể do chính công tác bảo dưỡng của Không quân Ấn Độ không tốt. Bằng chứng là không chỉ MiG-21 mà nhiều máy bay khác gồm cả loại Su-30MKI cũng thường xuyên gặp nạn.Hiện nay, các chiến đấu cơ MiG-21 Ấn Độ hầu hết đã được nâng cấp kéo dài tuổi thọ lên chuẩn Bison với nhiều đổi khác. Ví dụ như nó thay thế radar điều khiển hỏa lực, qua đó cho khả năng mang tên lửa không đối không thế hệ mới như R-27, R-73, bom thông minh…Tuy nhiên, việc nâng cấp cũng không hạn chế được tỉ lệ tai nạn cao của MiG-21. Dự kiến, phải đến ngoài năm 2020 thì các máy bay MiG-21 Ấn Độ mới được cho nghỉ hưu.
Theo báo chí Ấn Độ, vụ tai nạn chiến đấu cơ MiG-21 xảy ra hôm 24/8 ở Soibugh, quận Budgam vùng Jammu và Kashimir vào buổi sáng, rất may viên phi công đã kịp thời nhảy dù và được trực thăng cứu sau đó.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ấn Độ, chiếc máy bay cất cánh từ căn cứ không quân Srinagar thực hiện hoạt động huấn luyện thường xuyên.
Tại hiện trường vụ rơi máy bay MiG-21, chiếc chiến đấu cơ có lẽ đã phát nổ khi rơi xuống, hầu như toàn bộ phần thân cháy rụi.
Lửa vẫn bốc lên tại khu vực chiến đấu cơ MiG-21 gặp nạn.
Dường như máy bay rơi gần khu dân cư, tuy nhiên may mắn là không có thường dân nào bị thương.
Binh sĩ Ấn Độ tại hiện trường vụ tai nạn.
Chỉ tính riêng khoảng 5 năm trở lại đây, Ấn Độ mất khoảng 60 chiếc tiêm kích MiG-21. Từ lâu, MiG-21 đã được phi công Ấn Độ gọi là “quan tài bay” vì cũ kĩ, để xảy ra nhiều tai nạn. Dẫu vậy, lỗi tai nạn không hẳn là hoàn toàn do máy bay mà có thể do chính công tác bảo dưỡng của Không quân Ấn Độ không tốt. Bằng chứng là không chỉ MiG-21 mà nhiều máy bay khác gồm cả loại Su-30MKI cũng thường xuyên gặp nạn.
Hiện nay, các chiến đấu cơ MiG-21 Ấn Độ hầu hết đã được nâng cấp kéo dài tuổi thọ lên chuẩn Bison với nhiều đổi khác. Ví dụ như nó thay thế radar điều khiển hỏa lực, qua đó cho khả năng mang tên lửa không đối không thế hệ mới như R-27, R-73, bom thông minh…
Tuy nhiên, việc nâng cấp cũng không hạn chế được tỉ lệ tai nạn cao của MiG-21. Dự kiến, phải đến ngoài năm 2020 thì các máy bay MiG-21 Ấn Độ mới được cho nghỉ hưu.