Binh chủng Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu của Quân chủng Lục quân và đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam,Bộ Quốc phòng. Pháo binh thường được trang bị các loại pháo, tên lửa và súng cối, dùng để sát thương, tiêu diệt các mục tiêu và trực tiếp chi viện hỏa lực cho các lực lượng tác chiến trên mặt đất, mặt nước, có thể chiến đấu hiệp đồng hoặc độc lập.
Ngày 29/6/1946 được coi là ngày thành lập Binh chủng Pháo binh. Vào ngày này, tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương (40 Hàng Bài, Hà Nội), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn Pháo binh Thủ đô, gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh.
Trong kháng chiến chống Pháp, mặc dù thiếu thốn nhiều về mặt trang bị nhưng pháo binh Việt Nam vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó, chi viện hỏa lực mạnh mẽ trong các chiến dịch trên cả nước. Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, pháo binh Việt Nam (tham gia có 24 khẩu lựu pháo 105mm, 16 cối 120mm, 30 sơn pháo 75mm, 36 cối 82mm...) đã khiến pháo binh "chuyên nghiệp, tinh nhuệ" của Quân đội Pháp phải thất kinh.
Trong kháng chiến chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, pháo binh Việt Nam tiếp tục giáng lên đầu quân địch những đòn sấm sét, gây thiệt hại nặng nề cho địch, chi viện hiệu quả cho bộ đội ta tiến công giành chiến thắng quyết định.
Ngày nay, pháo binh Việt Nam vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đội hình chiến đấu binh chủng hợp thành của quân đội ta. Pháo binh cũng đang từng bước được Đảng và Nhà nước, Quân đội tập trung đầu tư nâng cấp, từng bước hiện đại hóa nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.
Hiện nay, trang bị của pháo binh Việt Nam chủ yếu là các loại pháo kéo (dùng xe vận tải cơ động hành quân) chủ yếu do Liên Xô cung cấp trong kháng chiến chống Mỹ và một phần thu được từ sau năm 1975. Trong ảnh, khẩu đội pháo M101 105mm (Mỹ chế tạo) trong diễn tập bắn đạn thật.
Pháo binh Việt Nam hiện có các loại lựu pháo D-20 152mm, D-30 122mm, D-44 85mm, D-74 122mm, M114 155mm, M101 105mm.
Lựu pháo D-20 152mm khai hỏa trong diễn tập bắn đạn thật.
Khẩu đội pháo D-30 122mm huấn luyện chiến đấu.
Loại pháo kéo uy lực nhất, bắn xa nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là M-46 130 với tầm bắn gần 30km.
Ngoài pháo kéo, Việt Nam hiện có trong biên chế số lượng nhỏ lựu pháo tự hành do Liên Xô chế tạo như 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya, SU-100.
Về trang bị pháo phản lực, đóng vai trò chủ lực mạnh nhất vẫn là những khẩu pháo phản lực phóng loạt huyền thoại BM-21 Grad có tầm bắn 20km. Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị toàn BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây vào các mục tiêu trên một khu vực rộng, nên rất hữu hiệu để chống lại đội hình bộ binh và thiết giáp nhẹ, cũng như để phá hủy hệ thống hầm hào bán kiên cố.
Đặc biệt, pháo binh Việt Nam hiện có trong biên chế các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật 9K72E Elbrus (Mỹ, NATO thường gọi là Scud). Đạn tên lửa R-17E của loại vũ khí này có thể tạo ra hố sâu 4m, rộng 12m với tầm bắn gần 300km.
Binh chủng Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu của Quân chủng Lục quân và đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam,Bộ Quốc phòng. Pháo binh thường được trang bị các loại pháo, tên lửa và súng cối, dùng để sát thương, tiêu diệt các mục tiêu và trực tiếp chi viện hỏa lực cho các lực lượng tác chiến trên mặt đất, mặt nước, có thể chiến đấu hiệp đồng hoặc độc lập.
Ngày 29/6/1946 được coi là ngày thành lập Binh chủng Pháo binh. Vào ngày này, tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương (40 Hàng Bài, Hà Nội), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn Pháo binh Thủ đô, gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh.
Trong kháng chiến chống Pháp, mặc dù thiếu thốn nhiều về mặt trang bị nhưng pháo binh Việt Nam vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó, chi viện hỏa lực mạnh mẽ trong các chiến dịch trên cả nước. Đặc biệt, trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, pháo binh Việt Nam (tham gia có 24 khẩu lựu pháo 105mm, 16 cối 120mm, 30 sơn pháo 75mm, 36 cối 82mm...) đã khiến pháo binh "chuyên nghiệp, tinh nhuệ" của Quân đội Pháp phải thất kinh.
Trong kháng chiến chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, pháo binh Việt Nam tiếp tục giáng lên đầu quân địch những đòn sấm sét, gây thiệt hại nặng nề cho địch, chi viện hiệu quả cho bộ đội ta tiến công giành chiến thắng quyết định.
Ngày nay, pháo binh Việt Nam vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đội hình chiến đấu binh chủng hợp thành của quân đội ta. Pháo binh cũng đang từng bước được Đảng và Nhà nước, Quân đội tập trung đầu tư nâng cấp, từng bước hiện đại hóa nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.
Hiện nay, trang bị của pháo binh Việt Nam chủ yếu là các loại pháo kéo (dùng xe vận tải cơ động hành quân) chủ yếu do Liên Xô cung cấp trong kháng chiến chống Mỹ và một phần thu được từ sau năm 1975. Trong ảnh, khẩu đội pháo M101 105mm (Mỹ chế tạo) trong diễn tập bắn đạn thật.
Pháo binh Việt Nam hiện có các loại lựu pháo D-20 152mm, D-30 122mm, D-44 85mm, D-74 122mm, M114 155mm, M101 105mm.
Lựu pháo D-20 152mm khai hỏa trong diễn tập bắn đạn thật.
Khẩu đội pháo D-30 122mm huấn luyện chiến đấu.
Loại pháo kéo uy lực nhất, bắn xa nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là M-46 130 với tầm bắn gần 30km.
Ngoài pháo kéo, Việt Nam hiện có trong biên chế số lượng nhỏ lựu pháo tự hành do Liên Xô chế tạo như 2S1 Gvozdika, 2S3 Akatsiya, SU-100.
Về trang bị pháo phản lực, đóng vai trò chủ lực mạnh nhất vẫn là những khẩu pháo phản lực phóng loạt huyền thoại BM-21 Grad có tầm bắn 20km. Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị toàn BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây vào các mục tiêu trên một khu vực rộng, nên rất hữu hiệu để chống lại đội hình bộ binh và thiết giáp nhẹ, cũng như để phá hủy hệ thống hầm hào bán kiên cố.
Đặc biệt, pháo binh Việt Nam hiện có trong biên chế các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật 9K72E Elbrus (Mỹ, NATO thường gọi là Scud). Đạn tên lửa R-17E của loại vũ khí này có thể tạo ra hố sâu 4m, rộng 12m với tầm bắn gần 300km.