Truyền thông Ukraine gần đây công bố, Quân đội Ukraine lần đầu tiên triển khai các hệ thống pháo tự hành “khủng” 2S7 Pion tới khu vực chiến sự ở miền đông để đối phó quân ly khai. Đáng lưu ý, theo một số nguồn tin thì 2S7 Pion đã được cho vào kho bảo quản lâu dài (không sẵn sàng chiến đấu) từ lâu. Việc phải đưa 2S7 Pion ra khỏi kho bảo quản để chiến đấu chống ly khai phần nào cho thấy sự bất lực từ lực lượng quân sự chính quy Ukraine.2S7 Pion (hoa mẫu đơn) là hệ thống pháo tự hành hạng nặng do Liên Xô sản xuất từ những năm 1970. Với số lượng sản xuất hơn 1.000 khẩu, đây là hệ thống pháo thông thường mạnh mẽ nhất thế giới được sản xuất qui mô lớn. Hiện nay, 2S7 Pion được ghi nhận chủ yếu phục vụ trong quân đội các nước thuộc Liên Xô (cũ), Ukraine được cho là có khoảng 99 khẩu pháo loại này.2S7 sử dụng khung gầm bánh xích đặc biệt được phát triển riêng, đồng thời cũng có nhiều linh kiện lấy từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-80. Loại xe này trang bị động cơ diesel 750 mã lực cho xe đạt tốc độ 51km/h, tầm hoạt động 500km. Khả năng việt dã của xe cũng khá tốt, vượt lũy cao 1,2m và hào rộng 2,5m. Để đề phòng trường hợp mất động cơ chính, 2S7 Pion có thêm hệ thống năng lượng phụ trợ công suất 24 mã lực.Xe chiến đấu hệ thống pháo tự hành 2S7 có chiều dài thân 10,5m, rộng 3,38m và cao 3m, nặng đến 46 tấn.Thông thường để vận hành pháo hạng nặng như 2S7 Pion sẽ cần tới 14 người, trong đó 7 người ngồi trên xe chiến đấu (gắn pháo) và 7 người ngồi trên xe hộ tống – tiếp đạn. Trong ảnh là vị trí của một trong số 7 người ngồi trên xe.2S7 Pion được trang bị pháo cỡ nòng tới 203mm, hai kíp xạ thủ trên pháo tự hành 2S7 và trên xe hộ tống sẽ lần lượt làm nhiệm vụ để đảm bảo tốc độ bắn. Ước tính, cứ mỗi 2 phút, 2S7 Pion có thể bắn được 3 phát đạn – tốc độ như vậy được xem là khá cao với kiểu pháo loại lớn như vậy. Lưu ý rằng, pháo tự hành M107 175mm của Mỹ mỗi phút chỉ bắn được 1-2 phát đạn.Với nòng pháo 203mm và hệ thống hỗ trợ nạp đạn, 2S7 Pion có thể bắn những viên đạn nổ mảnh nặng đến 110kg, chứa 17,8kg thuốc nổ đi xa đến 37,5km. Với loại đạn tăng tầm (gắn động cơ) nặng 103kg và chứa 13,8kg thuốc nổ, tầm bắn lên đến 47,5km. Do kích cỡ đạn pháo 203mm khá lớn, nên 2S7 chỉ mang theo được 4 viên đạn, sau đó phải sử dụng thêm các xe tiếp đạn.Ngoài 2S7 Pion, xuất hiện những bằng chứng cho thấy Quân đội Ukraine đã triển khai các hệ thống pháo tự hành hạng nặng 2S5 Giatsint (lục bình) tới miền đông. 2S5 được Liên Xô đưa vào trang bị năm 1978, hiện chủ yếu hoạt động ở các nước thành viên Liên Xô (cũ), Ukraine có khoảng 24 khẩu loại này.2S5 sử dụng loại khung gầm bánh xích hệ thống tên lửa phòng không tự hành 2K11 Krug (NATO định danh là SA-4 Ganef). Nó được trang bị động cơ diesel V-59 công suất 520 mã lực, cho khả năng cơ động với tốc độ lên đến 60km/h, tầm hoạt động 500km. Khả năng việt dã của xe khá tốt, có thể vượt lũy cao 1m, hào rộng 3m.2S5 Giatsint sử dụng pháo 152mm với chiều dài gấp 54 lần cỡ nòng. Với hệ thống hỗ trợ nạp đạn, tốc độ bắn tối đa lên đến 5-6 phát/phút. Nó có thể bắn các đạn nổ mảnh thông thường, đạn lõm chống tăng (HEAT) và đạn khói... với tầm bắn 28,4km và lên đến 33km với đạn tăng tầm. Một số nguồn tin cho rằng, 2S5 có thể bắn được cả đạn hạt nhân với công suất từ 0,1-2kT.Cơ số đạn của 2S5 Giatsint khá ít, chỉ có 30 viên, nên sau khi bắn hết phải bổ sung từ các xe tiếp đạn. Thời gian chuẩn bị để sẵn sàng bắn là 3 phút, kíp pháo thủ chỉ cần 5-6 người.
Truyền thông Ukraine gần đây công bố, Quân đội Ukraine lần đầu tiên triển khai các hệ thống pháo tự hành “khủng” 2S7 Pion tới khu vực chiến sự ở miền đông để đối phó quân ly khai. Đáng lưu ý, theo một số nguồn tin thì 2S7 Pion đã được cho vào kho bảo quản lâu dài (không sẵn sàng chiến đấu) từ lâu. Việc phải đưa 2S7 Pion ra khỏi kho bảo quản để chiến đấu chống ly khai phần nào cho thấy sự bất lực từ lực lượng quân sự chính quy Ukraine.
2S7 Pion (hoa mẫu đơn) là hệ thống pháo tự hành hạng nặng do Liên Xô sản xuất từ những năm 1970. Với số lượng sản xuất hơn 1.000 khẩu, đây là hệ thống pháo thông thường mạnh mẽ nhất thế giới được sản xuất qui mô lớn. Hiện nay, 2S7 Pion được ghi nhận chủ yếu phục vụ trong quân đội các nước thuộc Liên Xô (cũ), Ukraine được cho là có khoảng 99 khẩu pháo loại này.
2S7 sử dụng khung gầm bánh xích đặc biệt được phát triển riêng, đồng thời cũng có nhiều linh kiện lấy từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-80. Loại xe này trang bị động cơ diesel 750 mã lực cho xe đạt tốc độ 51km/h, tầm hoạt động 500km. Khả năng việt dã của xe cũng khá tốt, vượt lũy cao 1,2m và hào rộng 2,5m. Để đề phòng trường hợp mất động cơ chính, 2S7 Pion có thêm hệ thống năng lượng phụ trợ công suất 24 mã lực.
Xe chiến đấu hệ thống pháo tự hành 2S7 có chiều dài thân 10,5m, rộng 3,38m và cao 3m, nặng đến 46 tấn.
Thông thường để vận hành pháo hạng nặng như 2S7 Pion sẽ cần tới 14 người, trong đó 7 người ngồi trên xe chiến đấu (gắn pháo) và 7 người ngồi trên xe hộ tống – tiếp đạn. Trong ảnh là vị trí của một trong số 7 người ngồi trên xe.
2S7 Pion được trang bị pháo cỡ nòng tới 203mm, hai kíp xạ thủ trên pháo tự hành 2S7 và trên xe hộ tống sẽ lần lượt làm nhiệm vụ để đảm bảo tốc độ bắn. Ước tính, cứ mỗi 2 phút, 2S7 Pion có thể bắn được 3 phát đạn – tốc độ như vậy được xem là khá cao với kiểu pháo loại lớn như vậy. Lưu ý rằng, pháo tự hành M107 175mm của Mỹ mỗi phút chỉ bắn được 1-2 phát đạn.
Với nòng pháo 203mm và hệ thống hỗ trợ nạp đạn, 2S7 Pion có thể bắn những viên đạn nổ mảnh nặng đến 110kg, chứa 17,8kg thuốc nổ đi xa đến 37,5km. Với loại đạn tăng tầm (gắn động cơ) nặng 103kg và chứa 13,8kg thuốc nổ, tầm bắn lên đến 47,5km. Do kích cỡ đạn pháo 203mm khá lớn, nên 2S7 chỉ mang theo được 4 viên đạn, sau đó phải sử dụng thêm các xe tiếp đạn.
Ngoài 2S7 Pion, xuất hiện những bằng chứng cho thấy Quân đội Ukraine đã triển khai các hệ thống pháo tự hành hạng nặng 2S5 Giatsint (lục bình) tới miền đông. 2S5 được Liên Xô đưa vào trang bị năm 1978, hiện chủ yếu hoạt động ở các nước thành viên Liên Xô (cũ), Ukraine có khoảng 24 khẩu loại này.
2S5 sử dụng loại khung gầm bánh xích hệ thống tên lửa phòng không tự hành 2K11 Krug (NATO định danh là SA-4 Ganef). Nó được trang bị động cơ diesel V-59 công suất 520 mã lực, cho khả năng cơ động với tốc độ lên đến 60km/h, tầm hoạt động 500km. Khả năng việt dã của xe khá tốt, có thể vượt lũy cao 1m, hào rộng 3m.
2S5 Giatsint sử dụng pháo 152mm với chiều dài gấp 54 lần cỡ nòng. Với hệ thống hỗ trợ nạp đạn, tốc độ bắn tối đa lên đến 5-6 phát/phút. Nó có thể bắn các đạn nổ mảnh thông thường, đạn lõm chống tăng (HEAT) và đạn khói... với tầm bắn 28,4km và lên đến 33km với đạn tăng tầm. Một số nguồn tin cho rằng, 2S5 có thể bắn được cả đạn hạt nhân với công suất từ 0,1-2kT.
Cơ số đạn của 2S5 Giatsint khá ít, chỉ có 30 viên, nên sau khi bắn hết phải bổ sung từ các xe tiếp đạn. Thời gian chuẩn bị để sẵn sàng bắn là 3 phút, kíp pháo thủ chỉ cần 5-6 người.