Theo báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, chiếc máy bay trong bức ảnh là thuộc Không quân Bulgaria và bức ảnh là hoàn toàn có thực, không phải ảnh ghép. Không rõ chiếc Su-25 này đang cất cánh hay đang hạ cánh nhưng bức ảnh này thật sự khiến nhiều người rất kinh ngạc. Thực tế, khả năng kỳ diệu, có "1-0-2" của Su-25 đã có trong suốt thời gian nó phục vụ.Su-25 là máy bay cường kích một chỗ ngồi do Cục thiết kế Sukhoi của Liên Xô phát triển vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Nó được NATO đặt biệt danh “chân ếch” (Frogfoot). Chiếc máy bay cấu tạo giản đơn, dễ vận hành và bảo trì, thích hợp hỗ trợ hỏa lực trên không cho chiến trường.Kết cấu của máy bay cường kích Su-25 rất chắc chắn và sự chắc chắn đó đã được chứng minh nhiều lần. Theo mạng Tencent, ngày 11/8/2008, trong cuộc chiến ở Ossetia, một chiếc Su-25 sau khi bị trúng tên lửa phòng không vẫn bay về được căn cứ.Su-25 bắt đầu được phát triển năm 1968 và tháng 2 năm 1975 bay thử lần đầu tiên nhưng mãi đến 1984 mới bắt đầu trang bị cho quân đội. Ảnh: Tên lửa phòng không khiến phần thân dưới Su-25 bị rách nát nhưng chiếc máy bay không bị rơi.Nó sử dụng động cơ Tumanski R-195, với lực đẩy 44,13 Knot. Mặc dù hình thức bề ngoài của loại động cơ này không đẹp nhưng so với các loại máy bay tấn công cùng loại, nó có hiệu suất lực đẩy cao nhất.Đặc điểm chủ yếu của cường kích Su-25 là có thể cất cánh dễ dàng từ các sân bay dã chiến ở tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trên không cho chiến trường, khả năng cơ động ở tầm thấp tốt, có thể cùng với trực thăng vũ trang Mi-24 hiệp đồng cũng như phối hợp tác chiến với bộ đội mặt đất.Nó cũng có khả năng chống xe tăng rất tốt với tên lửa chống tăng tầm bắn 10 km treo dưới cánh. Tên lửa này có khả năng xuyên được giáp dày 1000 mm.Trong chiến tranh Afghanistan, Su-25 từng được sử dụng rất phổ biến. Bán kính tác chiến của máy bay từ 400 đến 700 km, có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở độ cao từ 30 đến 5000m.Trong chiến tranh Chechnya, Su-25 và các phiên bản cải tiến của nó đều được đưa vào thực chiến. Nó đã cho thấy hỏa lực rất mạnh và các tính năng sử dụng rất an toàn, mặc dù lực lượng vũ trang đối lập đã có những loại tên lửa phòng không tiên tiến của Mỹ Anh như Stinger nhưng nó lại chưa bao giờ có thể bắn hạ được một chiếc Su-25.Các máy bay Su-25 có khá nhiều phiên bản. Ngoài Su-25 một chỗ ngồi công kích tầm thấp còn có Su-25UB huấn luyện 2 chỗ ngồi, Su-25UT là phiên bản không mang vũ khí của Su-25UB, Su-25 UTG vận tải, Su-25 T/K chống tăng... Loại tối tân nhất là Su-25T được cải tiến hệ thống nhiên liệu, áo giáp, điện tử và hệ thống điều khiển hỏa lực.Mặc dù thường được so sánh với chiếc A-10 của Mỹ nhưng hai máy bay này khá khác nhau. Su-25 có nét khác là có lớp giáp ở quanh buồng lái dày 1 inch sau kinh nghiệm từ chiến tranh Afghanistan. Trên chiến trường Su-25 cũng sử dụng được nhiều loại vũ khí hơn, bao gồm cả bom RBK-250.Sau chiến tranh Afghanistan, Liên Xô tiến hành cải tiến đồng bộ loại máy bay này và cho ra đời các loại Su-25T, Su-25TM, Su-25TK... Chúng được thay đổi hệ thống dẫn đường, radar và các thiết bị điện tử tiên tiến có thể xác định chính xác vị trí máy bay và có các biện pháp bảo vệ máy bay hiệu quả. Chẳng hạn gây nhiễu chống lại tên lửa dẫn đường hồng ngoại.
Theo báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, chiếc máy bay trong bức ảnh là thuộc Không quân Bulgaria và bức ảnh là hoàn toàn có thực, không phải ảnh ghép. Không rõ chiếc Su-25 này đang cất cánh hay đang hạ cánh nhưng bức ảnh này thật sự khiến nhiều người rất kinh ngạc. Thực tế, khả năng kỳ diệu, có "1-0-2" của Su-25 đã có trong suốt thời gian nó phục vụ.
Su-25 là máy bay cường kích một chỗ ngồi do Cục thiết kế Sukhoi của Liên Xô phát triển vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Nó được NATO đặt biệt danh “chân ếch” (Frogfoot). Chiếc máy bay cấu tạo giản đơn, dễ vận hành và bảo trì, thích hợp hỗ trợ hỏa lực trên không cho chiến trường.
Kết cấu của máy bay cường kích Su-25 rất chắc chắn và sự chắc chắn đó đã được chứng minh nhiều lần. Theo mạng Tencent, ngày 11/8/2008, trong cuộc chiến ở Ossetia, một chiếc Su-25 sau khi bị trúng tên lửa phòng không vẫn bay về được căn cứ.
Su-25 bắt đầu được phát triển năm 1968 và tháng 2 năm 1975 bay thử lần đầu tiên nhưng mãi đến 1984 mới bắt đầu trang bị cho quân đội. Ảnh: Tên lửa phòng không khiến phần thân dưới Su-25 bị rách nát nhưng chiếc máy bay không bị rơi.
Nó sử dụng động cơ Tumanski R-195, với lực đẩy 44,13 Knot. Mặc dù hình thức bề ngoài của loại động cơ này không đẹp nhưng so với các loại máy bay tấn công cùng loại, nó có hiệu suất lực đẩy cao nhất.
Đặc điểm chủ yếu của cường kích Su-25 là có thể cất cánh dễ dàng từ các sân bay dã chiến ở tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trên không cho chiến trường, khả năng cơ động ở tầm thấp tốt, có thể cùng với trực thăng vũ trang Mi-24 hiệp đồng cũng như phối hợp tác chiến với bộ đội mặt đất.
Nó cũng có khả năng chống xe tăng rất tốt với tên lửa chống tăng tầm bắn 10 km treo dưới cánh. Tên lửa này có khả năng xuyên được giáp dày 1000 mm.
Trong chiến tranh Afghanistan, Su-25 từng được sử dụng rất phổ biến. Bán kính tác chiến của máy bay từ 400 đến 700 km, có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở độ cao từ 30 đến 5000m.
Trong chiến tranh Chechnya, Su-25 và các phiên bản cải tiến của nó đều được đưa vào thực chiến. Nó đã cho thấy hỏa lực rất mạnh và các tính năng sử dụng rất an toàn, mặc dù lực lượng vũ trang đối lập đã có những loại tên lửa phòng không tiên tiến của Mỹ Anh như Stinger nhưng nó lại chưa bao giờ có thể bắn hạ được một chiếc Su-25.
Các máy bay Su-25 có khá nhiều phiên bản. Ngoài Su-25 một chỗ ngồi công kích tầm thấp còn có Su-25UB huấn luyện 2 chỗ ngồi, Su-25UT là phiên bản không mang vũ khí của Su-25UB, Su-25 UTG vận tải, Su-25 T/K chống tăng... Loại tối tân nhất là Su-25T được cải tiến hệ thống nhiên liệu, áo giáp, điện tử và hệ thống điều khiển hỏa lực.
Mặc dù thường được so sánh với chiếc A-10 của Mỹ nhưng hai máy bay này khá khác nhau. Su-25 có nét khác là có lớp giáp ở quanh buồng lái dày 1 inch sau kinh nghiệm từ chiến tranh Afghanistan. Trên chiến trường Su-25 cũng sử dụng được nhiều loại vũ khí hơn, bao gồm cả bom RBK-250.
Sau chiến tranh Afghanistan, Liên Xô tiến hành cải tiến đồng bộ loại máy bay này và cho ra đời các loại Su-25T, Su-25TM, Su-25TK... Chúng được thay đổi hệ thống dẫn đường, radar và các thiết bị điện tử tiên tiến có thể xác định chính xác vị trí máy bay và có các biện pháp bảo vệ máy bay hiệu quả. Chẳng hạn gây nhiễu chống lại tên lửa dẫn đường hồng ngoại.