Theo Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM), nước này đã gửi 3 máy bay ném bom B-2 tới khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương để tiến hành các phi vụ đào tạo. STRATCOM giải thích rằng, việc triển khai này là ngắn hạn, các máy bay ném bom sẽ tiến hành nhiều phi vụ đào tạo ở một số khu vực, và có tham gia diễn tập với các nước khác."Ba máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit được triển khai từ căn cứ Whiteman (bang Missouri) tới căn cứ Andersen trên đảo Guam vào ngày 9/8", thông cáo của STRATCOM cho biết.STRATCOM thường xuyên tiến hành triển khai máy bay ném bom B-52 tới châu Âu vào tháng 5-6 và B-2 tới Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 3 hàng năm.B-2 Spirit (Bóng ma) là máy bay ném bom chiến lược do Tập đoàn Northrop Grumman phát triển từ những năm 1980 nhằm đối phó với Liên Xô. Đây được xem là một trong những oanh tạc cơ nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.Điểm đáng sợ của B-2 ở đây không tới từ khả năng mang nhiều bom (như B-52), hay bay tốc độ siêu thanh (như B-1B), mà là khả năng tàng hình. Điều đó cho phép nó thâm nhập vào hệ thống phòng không tinh vi, dày đặc nhất của đối phương.Khả năng tàng hình của B-2 có được nhờ sự kết hợp nhiều công nghệ về thiết kế kiểu dáng, vật liệu. Theo đó, nó có kiểu dáng như một con dơi khổng lồ, không có cánh đuôi, cánh chính được kéo dài kỳ lạ. Cách thiết kế này giúp máy bay đánh trượt sóng radar đi hướng khác, hoặc hấp thụ, giảm được sóng phản xạ, làm hình ảnh trên màn hiện sóng radar bị yếu (hoặc không có).Khung thân kết cấu và khoang động cơ B-2 dùng hợp kim titan, còn lại đều do vật liệu phức hợp ghép nối với nhau, do ép ở áp suất cao nên không cần dùng đinh tán. Do vậy máy bay không dễ phản xạ tín hiệu radar.B-2 sử dụng vật liệu phức hợp đá đen và sợi than có trọng lượng nhẹ, cường độ chịu lực lớn, phản xạ sóng radar cực nhỏ. Trên bề mặt vật liệu có dạng tổ ong liti hấp thụ sóng radar. Mép trước cánh máy bay B-2 được phủ lớp sơn hấp thụ sóng radar và thiết kế có lỗ rỗng kiểu tổ ong không thành qui tắc. Vì vậy, sóng radar khi chiếu vào khó phản xạ lại.Động cơ của B-2 lắp bộ trộn dòng khí, lấy không khí lạnh dẫn vào buồng đốt động cơ và tua bin, làm hạ thấp nhiệt độ mặt ngoài. Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân máy bay, qua đó giảm đáng kể tín hiệu hồng ngoại. Biện pháp này nhằm đối phó với khí tài hồng ngoại của đối phương có thể sử dụng để phát hiện máy bay qua tín hiệu nhiệt động cơ.Nhưng cũng vì thiết kế độc đáo này khiến tốc độ máy bay ném bom B-2 chỉ đạt 1.010km/h, tầm bay 10.400km, trần bay 15.000m.Với những biện pháp kỹ thuật trên đã đem lại cho B-2 khả năng tàng hình tuyệt vời. Nó đã được chứng minh trong nhiều cuộc chiến mà B-2 tham gia. Đặc biệt nhất, một sự kiện đã làm thế giới quân sự phải “choáng” trước khả năng của B-2. Tháng 6/1995, Mỹ đã đưa B-2 tới tham dự triển lãm hàng không Paris (Pháp). Trước khi xuất phát, Mỹ đã thông báo cho Pháp đường bay của B-2. Quân đội Pháp đã ra lệnh cho trạm radar cảnh giới sục sạo nhưng không thể nào phát hiện được B-2 cho tới khi hạ độ cao lộ diện trước con mắt người thật.B-2 trang bị những công nghệ điện tử hàng không tiến tiến gồm: hệ thống radar mạng pha điện tử bị động AN/APQ-81 cung cấp chế độ ngắm mục tiêu, hỗ trợ B-2 bay bám sát và tránh địa hình; hệ thống định vị hàng không; hệ thống đối phó trả đũa điện tử. Ảnh: Buồng lái chỉ cần hai người điều khiển của B-2, ít hơn nhiều so với B-1B hay B-52. Điều đó cho thấy máy bay có tính tự động hóa cực cao.Ngoài năng lực tàng hình, B-2 còn có sức tấn công mạnh mẽ với khả năng mang 23 tấn vũ khí gồm: 80 bom Mk-82 227kg hoặc 36 bom CBU 350kg hoặc 16 bom hạt nhân B61 trên giá phóng quay.Thậm chí, B-2 còn có thể mang bom thông minh dẫn đường GPS JDAM.
Theo Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM), nước này đã gửi 3 máy bay ném bom B-2 tới khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương để tiến hành các phi vụ đào tạo. STRATCOM giải thích rằng, việc triển khai này là ngắn hạn, các máy bay ném bom sẽ tiến hành nhiều phi vụ đào tạo ở một số khu vực, và có tham gia diễn tập với các nước khác.
"Ba máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit được triển khai từ căn cứ Whiteman (bang Missouri) tới căn cứ Andersen trên đảo Guam vào ngày 9/8", thông cáo của STRATCOM cho biết.
STRATCOM thường xuyên tiến hành triển khai máy bay ném bom B-52 tới châu Âu vào tháng 5-6 và B-2 tới Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 3 hàng năm.
B-2 Spirit (Bóng ma) là máy bay ném bom chiến lược do Tập đoàn Northrop Grumman phát triển từ những năm 1980 nhằm đối phó với Liên Xô. Đây được xem là một trong những oanh tạc cơ nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.
Điểm đáng sợ của B-2 ở đây không tới từ khả năng mang nhiều bom (như B-52), hay bay tốc độ siêu thanh (như B-1B), mà là khả năng tàng hình. Điều đó cho phép nó thâm nhập vào hệ thống phòng không tinh vi, dày đặc nhất của đối phương.
Khả năng tàng hình của B-2 có được nhờ sự kết hợp nhiều công nghệ về thiết kế kiểu dáng, vật liệu. Theo đó, nó có kiểu dáng như một con dơi khổng lồ, không có cánh đuôi, cánh chính được kéo dài kỳ lạ. Cách thiết kế này giúp máy bay đánh trượt sóng radar đi hướng khác, hoặc hấp thụ, giảm được sóng phản xạ, làm hình ảnh trên màn hiện sóng radar bị yếu (hoặc không có).
Khung thân kết cấu và khoang động cơ B-2 dùng hợp kim titan, còn lại đều do vật liệu phức hợp ghép nối với nhau, do ép ở áp suất cao nên không cần dùng đinh tán. Do vậy máy bay không dễ phản xạ tín hiệu radar.
B-2 sử dụng vật liệu phức hợp đá đen và sợi than có trọng lượng nhẹ, cường độ chịu lực lớn, phản xạ sóng radar cực nhỏ. Trên bề mặt vật liệu có dạng tổ ong liti hấp thụ sóng radar. Mép trước cánh máy bay B-2 được phủ lớp sơn hấp thụ sóng radar và thiết kế có lỗ rỗng kiểu tổ ong không thành qui tắc. Vì vậy, sóng radar khi chiếu vào khó phản xạ lại.
Động cơ của B-2 lắp bộ trộn dòng khí, lấy không khí lạnh dẫn vào buồng đốt động cơ và tua bin, làm hạ thấp nhiệt độ mặt ngoài. Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân máy bay, qua đó giảm đáng kể tín hiệu hồng ngoại. Biện pháp này nhằm đối phó với khí tài hồng ngoại của đối phương có thể sử dụng để phát hiện máy bay qua tín hiệu nhiệt động cơ.
Nhưng cũng vì thiết kế độc đáo này khiến tốc độ máy bay ném bom B-2 chỉ đạt 1.010km/h, tầm bay 10.400km, trần bay 15.000m.
Với những biện pháp kỹ thuật trên đã đem lại cho B-2 khả năng tàng hình tuyệt vời. Nó đã được chứng minh trong nhiều cuộc chiến mà B-2 tham gia. Đặc biệt nhất, một sự kiện đã làm thế giới quân sự phải “choáng” trước khả năng của B-2. Tháng 6/1995, Mỹ đã đưa B-2 tới tham dự triển lãm hàng không Paris (Pháp). Trước khi xuất phát, Mỹ đã thông báo cho Pháp đường bay của B-2. Quân đội Pháp đã ra lệnh cho trạm radar cảnh giới sục sạo nhưng không thể nào phát hiện được B-2 cho tới khi hạ độ cao lộ diện trước con mắt người thật.
B-2 trang bị những công nghệ điện tử hàng không tiến tiến gồm: hệ thống radar mạng pha điện tử bị động AN/APQ-81 cung cấp chế độ ngắm mục tiêu, hỗ trợ B-2 bay bám sát và tránh địa hình; hệ thống định vị hàng không; hệ thống đối phó trả đũa điện tử. Ảnh: Buồng lái chỉ cần hai người điều khiển của B-2, ít hơn nhiều so với B-1B hay B-52. Điều đó cho thấy máy bay có tính tự động hóa cực cao.
Ngoài năng lực tàng hình, B-2 còn có sức tấn công mạnh mẽ với khả năng mang 23 tấn vũ khí gồm: 80 bom Mk-82 227kg hoặc 36 bom CBU 350kg hoặc 16 bom hạt nhân B61 trên giá phóng quay.
Thậm chí, B-2 còn có thể mang bom thông minh dẫn đường GPS JDAM.