Hải quân Đức gần đây đã chạy thử nghiệm trên biển khinh hạm (frigate) F125 mang số hiệu F222 . Đây là chiếc đầu tiên trong tổng số 4 chiếc mà hải quân nước này đặt mua với giá lên tới 2 tỷ Euro. Khinh hạm lớp F125 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ chống tàu mặt nước, phòng không, tiến công mặt đất và trinh sát.Với công nghệ tàng hình, tàu rất khó bị phát hiện bởi các phương tiện trinh sát điện tử, hồng ngoại cũng như âm thanh.Chiến hạm F125 có chiều dài 149m, chiều rộng 18,8m, mớn nước 5m, lượng giãn nước 7.100 tấn được trang bị 4 động cơ diesel MPU 20V 4000 công suất 12,06 MW, hai động cơ điện công suất 9MW, 1 động cơ tuabin khí công suất 20MW.Tốc độ tối đa của F125 là 26 hải lý/h (48,15km/h), tầm hoạt động 4.000 dặm, tương đương 7.408km. Thời gian hoạt động liên tục 21 ngày, thủy thủ đoàn 120 người.Khinh hạm F125 được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu đa chức năng FUWES với thiết kế dạng các modul mở cho phép tạo sự linh hoạt cao trong hoạt động tác chiến, dễ dàng tiến hành sửa đổi và nâng cấp trong tương lai.Ra đa điện tử mạng pha chủ động đa chức năng TRS-4D hiện đại nhất thế giới được trang bị cho F122.Ra đa này cho phép có thể tiến hành các hoạt động trinh sát, giám sát mục tiêu và điều khiển hỏa lực cùng lúc.Hệ thống liên kết dữ liệu của tàu được thiết kế theo chuẩn link 11,16, 22 theo tiêu chuẩn NATO.Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống laser dẫn hướng, hệ thống dẫn hướng quán tính trên biển và ra đa hàng hải.Vũ khí của khinh hạm lớp F125 gồm một pháo hạm OTO Melara 127mm, tầm bắn tiêu chuẩn 23km, và đặc biệt lên tới 100km với đạn tăng tầm tinh khôn Vulcano.Ngoài ra, tàu còn được trang bị hai pháo tự động 27mm (ảnh), 5 súng máy 12,7mm điều khiển từ xa.Về tên lửa, tàu trang bị hai cụm tên lửa hải đối không tầm thấp RIM-116 có tầm bắn đến 9km.Vũ khí mạnh nhất của F125 là 8 tên lửa đối hạm RGM-84 harpoon tầm bắn 124km.Phía đuôi tàu có sàn đáp cho 2 trực thăng chống ngầm NH-90. Đây là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Đức được biên chế 2 thủy thủ đoàn thay nhau cho phép liên tục tham gia các chiến dịch lên đến 24 tháng.
Hải quân Đức gần đây đã chạy thử nghiệm trên biển khinh hạm (frigate) F125 mang số hiệu F222 . Đây là chiếc đầu tiên trong tổng số 4 chiếc mà hải quân nước này đặt mua với giá lên tới 2 tỷ Euro.
Khinh hạm lớp F125 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ chống tàu mặt nước, phòng không, tiến công mặt đất và trinh sát.
Với công nghệ tàng hình, tàu rất khó bị phát hiện bởi các phương tiện trinh sát điện tử, hồng ngoại cũng như âm thanh.
Chiến hạm F125 có chiều dài 149m, chiều rộng 18,8m, mớn nước 5m, lượng giãn nước 7.100 tấn được trang bị 4 động cơ diesel MPU 20V 4000 công suất 12,06 MW, hai động cơ điện công suất 9MW, 1 động cơ tuabin khí công suất 20MW.
Tốc độ tối đa của F125 là 26 hải lý/h (48,15km/h), tầm hoạt động 4.000 dặm, tương đương 7.408km. Thời gian hoạt động liên tục 21 ngày, thủy thủ đoàn 120 người.
Khinh hạm F125 được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu đa chức năng FUWES với thiết kế dạng các modul mở cho phép tạo sự linh hoạt cao trong hoạt động tác chiến, dễ dàng tiến hành sửa đổi và nâng cấp trong tương lai.
Ra đa điện tử mạng pha chủ động đa chức năng TRS-4D hiện đại nhất thế giới được trang bị cho F122.
Ra đa này cho phép có thể tiến hành các hoạt động trinh sát, giám sát mục tiêu và điều khiển hỏa lực cùng lúc.
Hệ thống liên kết dữ liệu của tàu được thiết kế theo chuẩn link 11,16, 22 theo tiêu chuẩn NATO.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống laser dẫn hướng, hệ thống dẫn hướng quán tính trên biển và ra đa hàng hải.
Vũ khí của khinh hạm lớp F125 gồm một pháo hạm OTO Melara 127mm, tầm bắn tiêu chuẩn 23km, và đặc biệt lên tới 100km với đạn tăng tầm tinh khôn Vulcano.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị hai pháo tự động 27mm (ảnh), 5 súng máy 12,7mm điều khiển từ xa.
Về tên lửa, tàu trang bị hai cụm tên lửa hải đối không tầm thấp RIM-116 có tầm bắn đến 9km.
Vũ khí mạnh nhất của F125 là 8 tên lửa đối hạm RGM-84 harpoon tầm bắn 124km.
Phía đuôi tàu có sàn đáp cho 2 trực thăng chống ngầm NH-90.
Đây là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Đức được biên chế 2 thủy thủ đoàn thay nhau cho phép liên tục tham gia các chiến dịch lên đến 24 tháng.