Hãng thông tấn Reuters đưa tin, Lầu Năm Góc ngày 12/11 tuyên bố một máy bay B-52 của Mỹ bay gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Lực lượng kiểm soát ở dưới mặt đất của Trung Quốc đã liên lạc với máy bay trên song chiếc B-52 bay gần này "vẫn tiếp tục nhiệm vụ".Loại B-52 mà Không quân Mỹ triển khai chỉ có thể là biến thể B-52H - biến thể cải tiến cuối cùng sản xuất hàng loạt của dòng máy bay ném bom nổi tiếng này. Bởi hiện nay, Không quân Mỹ chỉ còn có trong biên chế 76 chiếc B-52H tại các bộ tư lệnh không quân nằm ở 5 bang phụ trách các nhiệm vụ chiến lược khác nhau. Máy bay ném bom B-52H là phiên bản cuối cùng của dòng máy bay B-52 được thiết kế trên cơ sở khung gầm B-52G với một loạt cải tiến về động lực, hệ thống điện tử, vũ khí các loại. Chiếc B-52H đầu tiên cất cánh vào tháng 7/1960, và chiếc cuối cùng (thứ 102) rời xưởng vào tháng 10/1962.B-52H là một trong những dòng máy bay ném bom lớn nhất trên thế giới với chiều dài lên tới 48,5m, sải cánh 56,4m, cao 12,4m, trọng lượng rỗng 83,2 tấn trong khi trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 220 tấn (nhỏ hơn một chút so với Tu-160 nhưng lớn hơn Tu-95 của Nga).Dù có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn so với Tu-160 nhưng sải cánh của B-52H là dài nhất thế giới. Chính vì quá dài, nên nhà thiết kế đã phải trang bị thêm hai bộ phận hạ cánh ở đầu mút cánh có tác dụng thăng bằng máy bay khi hạ cánh và đỡ cánh “khủng”.Để nâng “pháo đài bay” B-52H lên bầu trời, nhà thiết kế Boeing đã trang bị cho nó 4 cặp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy TF33-P-3 bố trí dưới hai cánh khổng lồ.Cận cảnh mỗi cặp động cơ TF33-P-3 cung cấp lực đẩy 76kN/chiếc.Máy bay ném bom chiến lược B-52H có thể đạt tốc độ tối đa 1.047km/h, tốc độ hành trình 844km/h, bán kính chiến đấu 7.200km......và có thể tăng lên hơn nữa với việc được tiếp nhiên liệu trên không, trần bay 15.000m, vận tốc leo cao 31,85m/s.Để vận hành con quái vật này cần tới phi hành đoàn 5 người gồm: Hai phi công, sĩ quan điều khiển ném bom, hoa tiêu, sĩ quan tác chiến điện tử.Vị trí ngồi của hoa tiêu, sĩ quan tác chiến điện tử trên B-52H.Khi mới ra đời, đuôi B-52H được trang bị buồng lái nhỏ dành cho hạ sĩ quan kiểm soát khẩu pháo 20mm ở đuôi để chống tiêm kích bám sau. Tuy nhiên, kể từ năm 1991 thì người ta đã gỡ bỏ bộ phận này.Máy bay được trang bị khoang bom cực lớn nằm dọc thân máy bay và 2-4 điểm treo dưới cánh cho phép mang tổng cộng 31,5 tấn bom, tên lửa, thủy lôi... Khả năng mang bom của B-52H hiện đứng thứ 2 thế giới sau Tu-160 của NgKhoang bom của máy bay B-52H có thể lắp các giá phóng quay mang tên lửa hành trình AGM-86 có tầm phóng 1.100-2.400km.Tuy nhiên, khi nói về máy bay ném bom B-52, với mỗi người dân Việt Nam vẫn không khỏi chạnh lòng khi nhớ tới hành động tàn bạo của chính quyền Mỹ năm 1972 khi triển khai hàng trăm chiếc B-52 thực hiện cuộc không kích tàn bạo các tỉnh miền Bắc Việt Nam, mà đặc biệt là tập trung vào Hà Nội, Hải Phòng gây nên bao đau thương cho nhân dân Việt Nam. Khi đó, bộ đội Việt Nam đã xuất sắc bắn rơi 34 pháo đài bay B-52 cùng hàng chục loại tiêm kích chiến thuật khác, tạo nên chiến thắng Điện Biên phủ trên không lẫy lừng năm châu.
Hãng thông tấn Reuters đưa tin, Lầu Năm Góc ngày 12/11 tuyên bố một máy bay B-52 của Mỹ bay gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Lực lượng kiểm soát ở dưới mặt đất của Trung Quốc đã liên lạc với máy bay trên song chiếc B-52 bay gần này "vẫn tiếp tục nhiệm vụ".
Loại B-52 mà Không quân Mỹ triển khai chỉ có thể là biến thể B-52H - biến thể cải tiến cuối cùng sản xuất hàng loạt của dòng máy bay ném bom nổi tiếng này. Bởi hiện nay, Không quân Mỹ chỉ còn có trong biên chế 76 chiếc B-52H tại các bộ tư lệnh không quân nằm ở 5 bang phụ trách các nhiệm vụ chiến lược khác nhau.
Máy bay ném bom B-52H là phiên bản cuối cùng của dòng máy bay B-52 được thiết kế trên cơ sở khung gầm B-52G với một loạt cải tiến về động lực, hệ thống điện tử, vũ khí các loại. Chiếc B-52H đầu tiên cất cánh vào tháng 7/1960, và chiếc cuối cùng (thứ 102) rời xưởng vào tháng 10/1962.
B-52H là một trong những dòng máy bay ném bom lớn nhất trên thế giới với chiều dài lên tới 48,5m, sải cánh 56,4m, cao 12,4m, trọng lượng rỗng 83,2 tấn trong khi trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 220 tấn (nhỏ hơn một chút so với Tu-160 nhưng lớn hơn Tu-95 của Nga).
Dù có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn so với Tu-160 nhưng sải cánh của B-52H là dài nhất thế giới. Chính vì quá dài, nên nhà thiết kế đã phải trang bị thêm hai bộ phận hạ cánh ở đầu mút cánh có tác dụng thăng bằng máy bay khi hạ cánh và đỡ cánh “khủng”.
Để nâng “pháo đài bay” B-52H lên bầu trời, nhà thiết kế Boeing đã trang bị cho nó 4 cặp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy TF33-P-3 bố trí dưới hai cánh khổng lồ.
Cận cảnh mỗi cặp động cơ TF33-P-3 cung cấp lực đẩy 76kN/chiếc.
Máy bay ném bom chiến lược B-52H có thể đạt tốc độ tối đa 1.047km/h, tốc độ hành trình 844km/h, bán kính chiến đấu 7.200km...
...và có thể tăng lên hơn nữa với việc được tiếp nhiên liệu trên không, trần bay 15.000m, vận tốc leo cao 31,85m/s.
Để vận hành con quái vật này cần tới phi hành đoàn 5 người gồm: Hai phi công, sĩ quan điều khiển ném bom, hoa tiêu, sĩ quan tác chiến điện tử.
Vị trí ngồi của hoa tiêu, sĩ quan tác chiến điện tử trên B-52H.
Khi mới ra đời, đuôi B-52H được trang bị buồng lái nhỏ dành cho hạ sĩ quan kiểm soát khẩu pháo 20mm ở đuôi để chống tiêm kích bám sau. Tuy nhiên, kể từ năm 1991 thì người ta đã gỡ bỏ bộ phận này.
Máy bay được trang bị khoang bom cực lớn nằm dọc thân máy bay và 2-4 điểm treo dưới cánh cho phép mang tổng cộng 31,5 tấn bom, tên lửa, thủy lôi... Khả năng mang bom của B-52H hiện đứng thứ 2 thế giới sau Tu-160 của Ng
Khoang bom của máy bay B-52H có thể lắp các giá phóng quay mang tên lửa hành trình AGM-86 có tầm phóng 1.100-2.400km.
Tuy nhiên, khi nói về máy bay ném bom B-52, với mỗi người dân Việt Nam vẫn không khỏi chạnh lòng khi nhớ tới hành động tàn bạo của chính quyền Mỹ năm 1972 khi triển khai hàng trăm chiếc B-52 thực hiện cuộc không kích tàn bạo các tỉnh miền Bắc Việt Nam, mà đặc biệt là tập trung vào Hà Nội, Hải Phòng gây nên bao đau thương cho nhân dân Việt Nam. Khi đó, bộ đội Việt Nam đã xuất sắc bắn rơi 34 pháo đài bay B-52 cùng hàng chục loại tiêm kích chiến thuật khác, tạo nên chiến thắng Điện Biên phủ trên không lẫy lừng năm châu.