Tàu khu trục USS Chung-Hoon (DDG 93), và tàu cứu hộ USNS Salvor cùng chở 380 thủy thủ, sĩ quan thuộc tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, tư lệnh của Đơn vị Tham mưu Hàng hải; các thành viên và huấn luyện viên quân y của Lính thủy Đánh bộ Mỹ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) vào trưa ngày hôm qua.
Tàu USS Chung-hoon được đặt tên theo chỉ huy của đội tàu khu trục nổi tiếng nhất Hải quân Mỹ Đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon, người từng 3 lần là Chỉ huy trưởng Chiến dịch Hải quân. Hạ thủy vào tháng 9/2004, với bốn động cơ đẩy, USS Chung-hoon dài 155m, rộng 18m, lượng giãn nước toàn tải 9.000 tấn và có tốc độ 30 hải lý/giờ.
Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến có khả năng theo dõi đường bay của các loại tên lửa đạn đạo. Tàu sở hữu kho vũ khí khổng lồ có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tác chiến phòng không, tác chiến chống ngầm và tác chiến chống tàu mặt nước. Hải quân Mỹ có 57 tàu tương tự và có nhiều tàu đang được đóng mới.
Boong sau của tàu là sân đáp và nhà chứa máy bay trực thăng. Trên sân đáp thì được thiết kế hệ thống đường chuyển trực thăng từ nhà chứa ra bên ngoài hoặc ngược lại, điều khiển tự động.
Nhà chứa trên tàu mang được 2 trực thăng đa năng MH-60 B/R có khả năng bắn tên lửa Penguin/Hellfire và ngư lôi MK 46/MK 50. Để thuận tiện cho việc bảo quản, cất giữ, phần đuôi cùng cánh quạt máy bay được gập lại.Phía trước boong tàu là pháo hạm 127mm và hệ thống ống phóng thẳng đứng MK41 có thể chứa tên lửa đối không tầm xa SM-2MR, tên lửa hành trình đối đất Tomahawk.
Ngoài ra, tàu còn có các vũ khí tấn công khác như: hệ thống phòng không tự động cao tốc Phalanx; tên lửa đối không RIM-116 ESSM; ngư lôi chống tàu ngầm.
Thủy thủ trên tàu đang giảng giải thông tin vũ khí tàu cho du khách tham quan.Ngoài việc được bố trí khoa học, các khu vực bên trong tàu đều trang bị máy móc hiện đại, thủy thủ đoàn làm việc liên tục ngay cả khi tàu cập cảng. Trung tâm tác chiến trên tàu là nơi tiếp nhận, xử lý mọi thông tin và phát tín hiệu chỉ huy cho các bộ phận khác. Cùng với đội ngũ thủy thủ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại trên tàu góp phần đảm bảo tác chiến trong mọi tình huống.Thuyền trưởng tàu USS Chung-Hoon (DDG-93) giới thiệu quy trình xử lý thông tin trên boong. Mọi chỉ thị từ đài quan sát này được thông báo đến toàn tàu qua hệ thống bộ đàm.Tàu được bố trí xuồng cao tốc để tiếp cận mục tiêu trong các điều kiện khác nhau. Đô đốc Hải quân Mỹ Tom Carney khẳng định, chuyến thăm tập trung vào các mục đích phi tác chiến như huấn luyện cứu hộ, y tế trên biển giữa hải quân hai nước. Về vấn đề căng thẳng ở biển Đông, quan điểm của Mỹ là yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế.
Tàu khu trục USS Chung-Hoon (DDG 93), và tàu cứu hộ USNS Salvor cùng chở 380 thủy thủ, sĩ quan thuộc tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, tư lệnh của Đơn vị Tham mưu Hàng hải; các thành viên và huấn luyện viên quân y của Lính thủy Đánh bộ Mỹ đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) vào trưa ngày hôm qua.
Tàu USS Chung-hoon được đặt tên theo chỉ huy của đội tàu khu trục nổi tiếng nhất Hải quân Mỹ Đô đốc Gordon Pai’ea Chung-Hoon, người từng 3 lần là Chỉ huy trưởng Chiến dịch Hải quân. Hạ thủy vào tháng 9/2004, với bốn động cơ đẩy, USS Chung-hoon dài 155m, rộng 18m, lượng giãn nước toàn tải 9.000 tấn và có tốc độ 30 hải lý/giờ.
Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tiên tiến có khả năng theo dõi đường bay của các loại tên lửa đạn đạo. Tàu sở hữu kho vũ khí khổng lồ có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tác chiến phòng không, tác chiến chống ngầm và tác chiến chống tàu mặt nước. Hải quân Mỹ có 57 tàu tương tự và có nhiều tàu đang được đóng mới.
Boong sau của tàu là sân đáp và nhà chứa máy bay trực thăng. Trên sân đáp thì được thiết kế hệ thống đường chuyển trực thăng từ nhà chứa ra bên ngoài hoặc ngược lại, điều khiển tự động.
Nhà chứa trên tàu mang được 2 trực thăng đa năng MH-60 B/R có khả năng bắn tên lửa Penguin/Hellfire và ngư lôi MK 46/MK 50. Để thuận tiện cho việc bảo quản, cất giữ, phần đuôi cùng cánh quạt máy bay được gập lại.
Phía trước boong tàu là pháo hạm 127mm và hệ thống ống phóng thẳng đứng MK41 có thể chứa tên lửa đối không tầm xa SM-2MR, tên lửa hành trình đối đất Tomahawk.
Ngoài ra, tàu còn có các vũ khí tấn công khác như: hệ thống phòng không tự động cao tốc Phalanx; tên lửa đối không RIM-116 ESSM; ngư lôi chống tàu ngầm.
Thủy thủ trên tàu đang giảng giải thông tin vũ khí tàu cho du khách tham quan.
Ngoài việc được bố trí khoa học, các khu vực bên trong tàu đều trang bị máy móc hiện đại, thủy thủ đoàn làm việc liên tục ngay cả khi tàu cập cảng.
Trung tâm tác chiến trên tàu là nơi tiếp nhận, xử lý mọi thông tin và phát tín hiệu chỉ huy cho các bộ phận khác.
Cùng với đội ngũ thủy thủ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại trên tàu góp phần đảm bảo tác chiến trong mọi tình huống.
Thuyền trưởng tàu USS Chung-Hoon (DDG-93) giới thiệu quy trình xử lý thông tin trên boong. Mọi chỉ thị từ đài quan sát này được thông báo đến toàn tàu qua hệ thống bộ đàm.
Tàu được bố trí xuồng cao tốc để tiếp cận mục tiêu trong các điều kiện khác nhau. Đô đốc Hải quân Mỹ Tom Carney khẳng định, chuyến thăm tập trung vào các mục đích phi tác chiến như huấn luyện cứu hộ, y tế trên biển giữa hải quân hai nước. Về vấn đề căng thẳng ở biển Đông, quan điểm của Mỹ là yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế.