Hơn 6000 chiếc xe tăng Panther đã được người Đức chế tạo nhưng ngạc nhiên hơn, có 9 chiếc đã được chế tạo bởi quân đội Anh từ năm 1945 đến 1946.Tên đầy đủ của loại xe tăng này là Panzerkampfwagen V Panther và có tên ký hiệu trong danh mục vũ khí quân dụng là Sd.Kfz.171. Tuy nhiên, ngày 27/2/1944, Hitler đã ra lệnh xóa bỏ chữ số La Mã “V” khỏi tên của xe tăng này.Xe tăng hạng trung Panther là phương tiện bọc thép chiến đấu phổ biến thứ 3 của Đức. Các loại xe phổ biến hơn gồm có pháo tự hành chống tăng Sturmgeschütz III với 9.408 chiếc đã xuất xưởng và xe tăng Panzer IV với 8.298 chiếc.Có 3 phiên bản chính của xe tăng Panther là phiên bản D, A và G. Mỗi phiên bản mới hơn lại được kết hợp những cải tiến đáng kể. Bên cạnh đó còn có các phiên bản trinh sát pháo binh và xe chỉ huy.Bản thiết kế ban đầu của xe chỉ nặng 30 tấn nhưng Hitler yêu cầu tăng thêm áo giáp cho nó và một khẩu pháo nặng hơn khiến trọng lượng của xe sau cùng lên đến gần 50 tấn.Phiên bản sau cùng của xe tăng Panther có tốc độ tối đa 46 km/h, gần như nhanh bằng xe tăng Tiger và hơi nhanh hơn so với xe tăng Sherman của Mỹ.Xe tăng Panther sử dụng động cơ cùng loại với xe tăng Tiger với tuổi thọ trung bình của động cơ này là 1500 giờ.Với một bình đầy xăng là 720 lít, xe tăng Panther có thể chạy được từ 97 đến 130 km trên đường hoặc 64 đến 84 km khi băng qua các vùng đồng ruộng. Tuy nhiên, so sánh với xe tăng Sherman của Mỹ thì Panther tiêu tốn nhiên liệu hơn. Một xe tăng Sherman có thể chạy được quãng đường lên tới 193 km với 660 lit nhiên liệu. Trong ảnh là một xe tăng Sherman.Panther được đưa vào phục vụ sau xe tăng Tiger. Nó bắt đầu tham gia chiến đấu vào tháng 7 năm 1943 trong trận chiến Kursh còn Tiger được đưa vào chiến đấu lần đầu ở trận Leningrad tháng 12/1942.Hitler từng ra lệnh chế tạo một mẫu Panther II với cùng kiểu pháo chính như Panther nhưng lớp giáp được tăng cường. Tuy nhiên dự án đã bị hủy bỏ lặng lẽ vào giữa năm 1943. Sau chiến tranh, một nguyên mẫu Panther II sau đó đã bị người Mỹ bắt giữ.Tuy vậy, dự án Panther II cũng đã dẫn đến khẩu pháo tự hành chống tăng nổi tiếng là Jagdpanther. Khẩu pháo tự hành này sử dụng loại pháo 88mm nổi tiếng. Trong suốt Thế chiến II, đã có 418 khẩu pháo tự hành loại này được chế tạo.Các xe tăng Panther cũng đã từng được người Nga sử dụng cho đến khi chúng bị phá vỡ vì quá phức tạp để sửa chữa. Trong ảnh là các xe tăng Panther của Đức bị Hồng quân bắt giữ.Quân đội Pháp cũng đã dùng hơn 50 xe tăng Panther từ năm 1945 đến năm 1950. Các xe tăng này phục vụ trong Trung đoàn 503e de Chars de Combat. Trong ảnh là Trung đoàn 503e sử dụng xe tăng Panther năm 1947.
Hơn 6000 chiếc xe tăng Panther đã được người Đức chế tạo nhưng ngạc nhiên hơn, có 9 chiếc đã được chế tạo bởi quân đội Anh từ năm 1945 đến 1946.
Tên đầy đủ của loại xe tăng này là Panzerkampfwagen V Panther và có tên ký hiệu trong danh mục vũ khí quân dụng là Sd.Kfz.171. Tuy nhiên, ngày 27/2/1944, Hitler đã ra lệnh xóa bỏ chữ số La Mã “V” khỏi tên của xe tăng này.
Xe tăng hạng trung Panther là phương tiện bọc thép chiến đấu phổ biến thứ 3 của Đức. Các loại xe phổ biến hơn gồm có pháo tự hành chống tăng Sturmgeschütz III với 9.408 chiếc đã xuất xưởng và xe tăng Panzer IV với 8.298 chiếc.
Có 3 phiên bản chính của xe tăng Panther là phiên bản D, A và G. Mỗi phiên bản mới hơn lại được kết hợp những cải tiến đáng kể. Bên cạnh đó còn có các phiên bản trinh sát pháo binh và xe chỉ huy.
Bản thiết kế ban đầu của xe chỉ nặng 30 tấn nhưng Hitler yêu cầu tăng thêm áo giáp cho nó và một khẩu pháo nặng hơn khiến trọng lượng của xe sau cùng lên đến gần 50 tấn.
Phiên bản sau cùng của xe tăng Panther có tốc độ tối đa 46 km/h, gần như nhanh bằng xe tăng Tiger và hơi nhanh hơn so với xe tăng Sherman của Mỹ.
Xe tăng Panther sử dụng động cơ cùng loại với xe tăng Tiger với tuổi thọ trung bình của động cơ này là 1500 giờ.
Với một bình đầy xăng là 720 lít, xe tăng Panther có thể chạy được từ 97 đến 130 km trên đường hoặc 64 đến 84 km khi băng qua các vùng đồng ruộng. Tuy nhiên, so sánh với xe tăng Sherman của Mỹ thì Panther tiêu tốn nhiên liệu hơn. Một xe tăng Sherman có thể chạy được quãng đường lên tới 193 km với 660 lit nhiên liệu. Trong ảnh là một xe tăng Sherman.
Panther được đưa vào phục vụ sau xe tăng Tiger. Nó bắt đầu tham gia chiến đấu vào tháng 7 năm 1943 trong trận chiến Kursh còn Tiger được đưa vào chiến đấu lần đầu ở trận Leningrad tháng 12/1942.
Hitler từng ra lệnh chế tạo một mẫu Panther II với cùng kiểu pháo chính như Panther nhưng lớp giáp được tăng cường. Tuy nhiên dự án đã bị hủy bỏ lặng lẽ vào giữa năm 1943. Sau chiến tranh, một nguyên mẫu Panther II sau đó đã bị người Mỹ bắt giữ.
Tuy vậy, dự án Panther II cũng đã dẫn đến khẩu pháo tự hành chống tăng nổi tiếng là Jagdpanther. Khẩu pháo tự hành này sử dụng loại pháo 88mm nổi tiếng. Trong suốt Thế chiến II, đã có 418 khẩu pháo tự hành loại này được chế tạo.
Các xe tăng Panther cũng đã từng được người Nga sử dụng cho đến khi chúng bị phá vỡ vì quá phức tạp để sửa chữa. Trong ảnh là các xe tăng Panther của Đức bị Hồng quân bắt giữ.
Quân đội Pháp cũng đã dùng hơn 50 xe tăng Panther từ năm 1945 đến năm 1950. Các xe tăng này phục vụ trong Trung đoàn 503e de Chars de Combat. Trong ảnh là Trung đoàn 503e sử dụng xe tăng Panther năm 1947.