Lực lượng lính dù Trung Quốc được thành lập năm 1961, trải qua nhiều lần tách hợp biến động. Hiện nay, lực lượng nòng cốt lính dù Trung Quốc là Tập đoàn quân số 15 đặt Bộ tư lệnh tại Hồ Bắc, quân số thường trực 30.000 người chia thành ba sư đoàn đổ bộ đường không 43, 44, 45.Tập đoàn quân số 15 được xem là đơn vị đổ bộ đường không chiến lược và là thành phần của lực lượng phản ứng nhanh Quân đội Trung Quốc chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ đường không và tác chiến đặc biệt. Tập đoàn quân số 15 hay chính là lực lượng lính dù Trung Quốc nằm dưới sự điều hành của Không quân Trung Quốc.Theo cuốn "Các lực lượng vũ trang Trung Quốc", lính dù được sử dụng cho các cuộc tấn công phủ đầu vào những mục tiêu quân sự quan trọng nằm ở hậu phương địch nhằm làm tê liệt hoặc gián đoạn để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn.Theo các nguồn tin phương Tây, Bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 15 đặt bộ chỉ huy ở phía bắc Thủ phủ Vũ Hàn, tỉnh Vũ Hán. Trong khi đó, các đơn vị biên chế gồm: Sư đoàn 43 đặt ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam (gồm các trung đoàn lính dù 127, 128 và Trung đoàn pháo binh 129); Sư đoàn 44 và 45 cùng đặt ở quanh thành phố Vũ Hán.Về khả năng không vận, do sự hạn chế các loại máy bay vận tải của Không quân Trung Quốc khiến cho khả năng đổ bộ đường không của lính dù bị ảnh hưởng. Theo các nguồn tin, Trung Quốc hiện chỉ có khả năng không vận một sư đoàn dù đi khắp lãnh thổ trong vòng 48 tiếng.Trong tương lai, điều này có thể sẽ được cải thiện khi Trung Quốc đưa vào trang bị các máy bay vận tải Y-20 hạng nặng. Nhưng có lẽ phải 5-10 năm nữa thì khả năng này mới đến được lính dù Trung Quốc, còn hiện tại họ phải tự hài lòng với không quân vận tải gồm 10 máy bay tầm xa Il-76, máy bay vận tải tầm trung Yu-8, tầm ngắn Yu-7 và các trực thăng.Về trang bị vũ khí, Tập đoàn quân số 15 hiện được trang bị 50-100 xe chiến đấu đổ bộ đường không ZLC-2000. Tuy nhiên, các xe này chỉ có thể triển khai bằng máy bay vận tải Il-76.ZLC-2000 vừa là xe chở quân bọc thép vừa là phương tiện chi viện hỏa lực mạnh mẽ cho lính dù Trung Quốc trên chiến trường.ZLC 2000 được cho là học hỏi nhiều công nghệ xe chiến đấu đổ bộ BMD-2/3 của Nga. Nó có thể chở 3-4 lính dù hành quân trên chiến trường. Tốc độ chạy tối đa 68km/h, có khả năng lội nước 6km/h.Hỏa lực của ZLC-2000 gồm pháo cao tốc 25mm và tên lửa chống tăng HJ-73C.Ngoài phương tiện xe bọc thép, lính dù Trung Quốc còn được trang bị các loại pháo hỗ trợ hỏa lực cơ động gồm: súng không giật 105mm đặt trên xe jeep BJ212; pháo chống tăng tự hành Type 89 120mm; pháo phản lực phóng loạt 107mm; súng cối 60-82mm. Các trang bị này có thể không vận bằng máy bay vận tải hạng trung Yu-7, Yu-8.Ngoài ra, khi cần thì Không quân Trung Quốc điều thêm các trực thăng đa năng Z-8, Z-9, Mi-17 tham gia không vận, chi viện hỏa lực.
Lực lượng lính dù Trung Quốc được thành lập năm 1961, trải qua nhiều lần tách hợp biến động. Hiện nay, lực lượng nòng cốt lính dù Trung Quốc là Tập đoàn quân số 15 đặt Bộ tư lệnh tại Hồ Bắc, quân số thường trực 30.000 người chia thành ba sư đoàn đổ bộ đường không 43, 44, 45.
Tập đoàn quân số 15 được xem là đơn vị đổ bộ đường không chiến lược và là thành phần của lực lượng phản ứng nhanh Quân đội Trung Quốc chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ đường không và tác chiến đặc biệt. Tập đoàn quân số 15 hay chính là lực lượng lính dù Trung Quốc nằm dưới sự điều hành của Không quân Trung Quốc.
Theo cuốn "Các lực lượng vũ trang Trung Quốc", lính dù được sử dụng cho các cuộc tấn công phủ đầu vào những mục tiêu quân sự quan trọng nằm ở hậu phương địch nhằm làm tê liệt hoặc gián đoạn để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn.
Theo các nguồn tin phương Tây, Bộ tư lệnh Tập đoàn quân số 15 đặt bộ chỉ huy ở phía bắc Thủ phủ Vũ Hàn, tỉnh Vũ Hán. Trong khi đó, các đơn vị biên chế gồm: Sư đoàn 43 đặt ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam (gồm các trung đoàn lính dù 127, 128 và Trung đoàn pháo binh 129); Sư đoàn 44 và 45 cùng đặt ở quanh thành phố Vũ Hán.
Về khả năng không vận, do sự hạn chế các loại máy bay vận tải của Không quân Trung Quốc khiến cho khả năng đổ bộ đường không của lính dù bị ảnh hưởng. Theo các nguồn tin, Trung Quốc hiện chỉ có khả năng không vận một sư đoàn dù đi khắp lãnh thổ trong vòng 48 tiếng.
Trong tương lai, điều này có thể sẽ được cải thiện khi Trung Quốc đưa vào trang bị các máy bay vận tải Y-20 hạng nặng. Nhưng có lẽ phải 5-10 năm nữa thì khả năng này mới đến được lính dù Trung Quốc, còn hiện tại họ phải tự hài lòng với không quân vận tải gồm 10 máy bay tầm xa Il-76, máy bay vận tải tầm trung Yu-8, tầm ngắn Yu-7 và các trực thăng.
Về trang bị vũ khí, Tập đoàn quân số 15 hiện được trang bị 50-100 xe chiến đấu đổ bộ đường không ZLC-2000. Tuy nhiên, các xe này chỉ có thể triển khai bằng máy bay vận tải Il-76.
ZLC-2000 vừa là xe chở quân bọc thép vừa là phương tiện chi viện hỏa lực mạnh mẽ cho lính dù Trung Quốc trên chiến trường.
ZLC 2000 được cho là học hỏi nhiều công nghệ xe chiến đấu đổ bộ BMD-2/3 của Nga. Nó có thể chở 3-4 lính dù hành quân trên chiến trường. Tốc độ chạy tối đa 68km/h, có khả năng lội nước 6km/h.
Hỏa lực của ZLC-2000 gồm pháo cao tốc 25mm và tên lửa chống tăng HJ-73C.
Ngoài phương tiện xe bọc thép, lính dù Trung Quốc còn được trang bị các loại pháo hỗ trợ hỏa lực cơ động gồm: súng không giật 105mm đặt trên xe jeep BJ212; pháo chống tăng tự hành Type 89 120mm; pháo phản lực phóng loạt 107mm; súng cối 60-82mm. Các trang bị này có thể không vận bằng máy bay vận tải hạng trung Yu-7, Yu-8.
Ngoài ra, khi cần thì Không quân Trung Quốc điều thêm các trực thăng đa năng Z-8, Z-9, Mi-17 tham gia không vận, chi viện hỏa lực.