Theo War History, đứng vị trí thứ 5 trong top 5 phương tiện bay nhanh nhất từng được nước Mỹ chế tạo chính là tiêm kích McDonnell Douglas F-15E Strike Eagle - một trong những dòng chiến đấu cơ thành công nhất của Không quân Mỹ. Nó có vận tốc tối đa lên tới Mach 2.5 tương đương 3.017km/h.F-15E được phát triển từ những năm 1980 với nhiệm vụ chính là dành ưu thế trên không cho Không quân Mỹ, nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau từ đánh chặn, không chiến cho đến tấn công mặt đất.Trong tương lai gần F-15E vẫn được xem là dòng tiêm kích chủ lực của Không quân Mỹ bất chấp tuổi thọ hơn 30 năm của nó. Hiện tại có khoảng 400 chiếc F-15E được chế tạo không chỉ phục vụ trong Không quân Mỹ mà còn nhiều nước trên thế giới.Ở vị trí thứ 4 là một dòng máy bay quân sự khác của Mỹ có biệt danh là "Blackbird" khá nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh. Nó chính là mẫu máy bay trinh sát chiến lược tiên tiến tầm xa Lockheed SR-17. Về tốc độ SR-17 có vận tốc bay tối đa lên đến Mach 3.3 tương đương hơn 3.540km/h.Sức mạnh tốc độ của SR-17 không chỉ nằm ở hệ thống động cơ đôi Pratt & Whitney J58-1 có công suất 34.000lbf, mà còn ở thiết kế khí động học đặc biệt của nó giúp máy bay giảm thiểu tác động lực cản từ không khí và duy trì tốc độ cực đại trong thời gian dài.Tuy nhiên với tốc độ như trên SR-17 cũng là cỗ máy đốt nhiên liệu khủng lồ và để có thể duy trì hoạt động tác chiến lâu hơn trên không nó cần tới máy bay tiếp nhiên liệu. Tầm hoạt động hiệu quả của SR-17 chỉ đạt 5.400km với vận tốc thông thường.Vị trí thứ ba trong danh sách của War History thuộc về mẫu phương tiện bay siêu thanh North American X-15 do Không quân Mỹ hợp tác với Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát triển. Tốc độ của X-15 có thể đạt tới Mach 6.72 tức 7.274km/h và là phương tiện bay nhanh nhất của Mỹ trong những năm 1960.Về thiết kế, X-15 gần như là một quả tên lửa có người lái và được triển khai từ một máy bay NB-52A cải tiến và nó không thể cất cánh đường bằng thông thường. Trái tim của X-15 là một động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu tên lửa Reaction Motors XLR99-RM-2 có công suất 70.400 lbf.Trong suốt thời gian hoạt động của mình, X-15 được chế tạo thành ba nguyên mẫu và chúng thực hiện 21 chuyến bay. Với chuyến bay có tốc độ nhanh là 7.273km/h với quảng đường 31.1km do phi công kỳ cựu William J. "Pete" Knight thực hiện.Nằm ở top 2 chính là phương tiện bay không người lái NASA X-43 thuộc chương trình phát triển phương tiện bay siêu thanh không người lái của NASA hay còn được biết tới với cái tên chương trình Hyper-X. Có nhiều thông tin cho rằng Hyper-X thực chất là một phần của chương trình phát triển vũ khí siêu thanh của Quân đội Mỹ.Giống như nhiều mẫu phương tiện bay siêu thanh khác của Mỹ, X-43 được triển khai từ một máy bay NB-52A cải tiến ở độ cao nhất định, nó có thể đạt tới vận tốc Mach 9.6 tương đương 11.850km/h.Các thông tin về chương trình Hyper-X hoàn toàn được NASA giữ bí mật nhưng có một điều chắc chắn rằng X-43 được trang thế hệ động cơ phản lực mới là Scramjet (động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm), giúp làm giảm đáng kể kích thước cũng như trọng lượng của phương tiện bay.Chuyến bay thử nghiệm thành công đầu tiên của X-43 là vào tháng 3/2004, nó được thả ở độ cao 29.000m và đạt vận tốc 7.401km/h tương đương Mach 6.83. Nhiên liệu của động cơ hết sau 11 giây khởi động và nó bay đi được hơn 24km.Đứng ở vị trí top 1 trong các phương tiện bay nhanh nhất của Mỹ là NASA X-43D cũng thuộc chương trình Hyper-X do NASA phát triển, tuy nhiên nó có thiết kế hoàn toàn khác so với X-43 và chỉ kế thừa các thành tựu của người tiền nhiệm.Về khả năng của mình X-43D có vận tốc cực đại lên đến Mach 15, tuy nhiên thông tin về nó được giữa kín hơn cả X-43 do X-43D đã tiến tới rất gần giai đoạn cuối của chương trình vũ khí siêu thanh của Quân đội Mỹ. Và thứ duy nhất người ta biết về nó là thiết kế của phương tiện bay siêu thanh không người lái này.
Theo War History, đứng vị trí thứ 5 trong top 5 phương tiện bay nhanh nhất từng được nước Mỹ chế tạo chính là tiêm kích McDonnell Douglas F-15E Strike Eagle - một trong những dòng chiến đấu cơ thành công nhất của Không quân Mỹ. Nó có vận tốc tối đa lên tới Mach 2.5 tương đương 3.017km/h.
F-15E được phát triển từ những năm 1980 với nhiệm vụ chính là dành ưu thế trên không cho Không quân Mỹ, nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau từ đánh chặn, không chiến cho đến tấn công mặt đất.
Trong tương lai gần F-15E vẫn được xem là dòng tiêm kích chủ lực của Không quân Mỹ bất chấp tuổi thọ hơn 30 năm của nó. Hiện tại có khoảng 400 chiếc F-15E được chế tạo không chỉ phục vụ trong Không quân Mỹ mà còn nhiều nước trên thế giới.
Ở vị trí thứ 4 là một dòng máy bay quân sự khác của Mỹ có biệt danh là "Blackbird" khá nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh. Nó chính là mẫu máy bay trinh sát chiến lược tiên tiến tầm xa Lockheed SR-17. Về tốc độ SR-17 có vận tốc bay tối đa lên đến Mach 3.3 tương đương hơn 3.540km/h.
Sức mạnh tốc độ của SR-17 không chỉ nằm ở hệ thống động cơ đôi Pratt & Whitney J58-1 có công suất 34.000lbf, mà còn ở thiết kế khí động học đặc biệt của nó giúp máy bay giảm thiểu tác động lực cản từ không khí và duy trì tốc độ cực đại trong thời gian dài.
Tuy nhiên với tốc độ như trên SR-17 cũng là cỗ máy đốt nhiên liệu khủng lồ và để có thể duy trì hoạt động tác chiến lâu hơn trên không nó cần tới máy bay tiếp nhiên liệu. Tầm hoạt động hiệu quả của SR-17 chỉ đạt 5.400km với vận tốc thông thường.
Vị trí thứ ba trong danh sách của War History thuộc về mẫu phương tiện bay siêu thanh North American X-15 do Không quân Mỹ hợp tác với Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát triển. Tốc độ của X-15 có thể đạt tới Mach 6.72 tức 7.274km/h và là phương tiện bay nhanh nhất của Mỹ trong những năm 1960.
Về thiết kế, X-15 gần như là một quả tên lửa có người lái và được triển khai từ một máy bay NB-52A cải tiến và nó không thể cất cánh đường bằng thông thường. Trái tim của X-15 là một động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu tên lửa Reaction Motors XLR99-RM-2 có công suất 70.400 lbf.
Trong suốt thời gian hoạt động của mình, X-15 được chế tạo thành ba nguyên mẫu và chúng thực hiện 21 chuyến bay. Với chuyến bay có tốc độ nhanh là 7.273km/h với quảng đường 31.1km do phi công kỳ cựu William J. "Pete" Knight thực hiện.
Nằm ở top 2 chính là phương tiện bay không người lái NASA X-43 thuộc chương trình phát triển phương tiện bay siêu thanh không người lái của NASA hay còn được biết tới với cái tên chương trình Hyper-X. Có nhiều thông tin cho rằng Hyper-X thực chất là một phần của chương trình phát triển vũ khí siêu thanh của Quân đội Mỹ.
Giống như nhiều mẫu phương tiện bay siêu thanh khác của Mỹ, X-43 được triển khai từ một máy bay NB-52A cải tiến ở độ cao nhất định, nó có thể đạt tới vận tốc Mach 9.6 tương đương 11.850km/h.
Các thông tin về chương trình Hyper-X hoàn toàn được NASA giữ bí mật nhưng có một điều chắc chắn rằng X-43 được trang thế hệ động cơ phản lực mới là Scramjet (động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm), giúp làm giảm đáng kể kích thước cũng như trọng lượng của phương tiện bay.
Chuyến bay thử nghiệm thành công đầu tiên của X-43 là vào tháng 3/2004, nó được thả ở độ cao 29.000m và đạt vận tốc 7.401km/h tương đương Mach 6.83. Nhiên liệu của động cơ hết sau 11 giây khởi động và nó bay đi được hơn 24km.
Đứng ở vị trí top 1 trong các phương tiện bay nhanh nhất của Mỹ là NASA X-43D cũng thuộc chương trình Hyper-X do NASA phát triển, tuy nhiên nó có thiết kế hoàn toàn khác so với X-43 và chỉ kế thừa các thành tựu của người tiền nhiệm.
Về khả năng của mình X-43D có vận tốc cực đại lên đến Mach 15, tuy nhiên thông tin về nó được giữa kín hơn cả X-43 do X-43D đã tiến tới rất gần giai đoạn cuối của chương trình vũ khí siêu thanh của Quân đội Mỹ. Và thứ duy nhất người ta biết về nó là thiết kế của phương tiện bay siêu thanh không người lái này.