Meteor là tên lửa không đối không bắn ngoài tầm nhìn (BVRAAM) thế hệ mới, được phát triển bởi Tập đoàn MBDA để đáp ứng những yêu cầu chung của các quốc gia Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh (trang bị trên tiêm kích thế hệ 4-5 như Typhoon, JAS-39, Rafale, F-35). Khả năng chống lại các mối đe dọa trên không hiện tại và tương lai khiến Meteor trở thành tên lửa không đối không hiệu quả nhất hiện nay.
Meteor BVRAAM có trang bị đầu dò radar chủ động hiện đại, liên kết dữ liệu và thông tin liên lạc hai chiều, và một động cơ phản lực dòng thẳng nhiên liệu rắn để tấn công một loạt các mục tiêu với độ chính xác cao, tầm bắn khoảng 100km. Nó cũng mang một đầu đạn nổ phân mảnh được kích nổ đúng thời điểm để tối ưu hóa sát thương. Tên lửa khó bị đánh lừa bởi các loại mồi bẫy hay gây nhiễu.
IRIS-T (Infra Red Imaging System Tail/Thrust Vector-Controlled) là tên lửa không đối không tầm ngắn thế hệ mới, được sản xuất bởi Diehl BGT Defence (Đức) để thay thế cho mẫu AIM-9L. Phiên bản sản xuất hàng loạt đầu tiên của IRIS -T đã được chuyển giao cho không quân Đức trong tháng 12/2005.
IRIS-T có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu với đầu đạn nổ cao phân mảnh trang bị ngòi nổ cận đích. Nó được trang bị như một vũ khí tiêu chuẩn cho các máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon, F-16, Tornado và Gripen, tầm bắn xa 25km. Tên lửa được trang bị đầu dò ảnh hồng ngoại (IIR) cho độ chính xác cao và khó bị đánh chặn bởi các biện pháp đối phó điện tử (ECM). Động cơ nhiên liệu rắn với vector lực đẩy đảm bảo khả năng đeo bám các mục tiêu cơ động cao.
MICA là loại tên lửa không đối không tầm ngắn và bắn ngoài tầm nhìn (BVR) được phát triển bởi Tập đoàn MBDA cho các máy bay chiến đấu Dassault Rafale và các biến thể tiên tiến của Mirage 2000. Kích thước nhẹ và nhỏ gọn của nó cho phép trang bị lên đến 6 tên lửa trên máy bay chiến đấu hạng nhẹ hoặc hạng trung.
Tên lửa đối không MICA gồm 2 biến thể chính: MICA (EM) RF được trang bị đầu dò radar chủ động và MICA IR có một đầu dò ảnh hồng ngoại băng kép để đánh bại các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương, tầm bắn 1-80km. MICA được trang bị đầu nổ phân mảnh HE và tương thích với bất kỳ máy bay chiến đấu tiên tiến nào.
Python-5 của Rafael Advanced Defence Systems (Israel) là một tên lửa không đối không tầm ngắn thế hệ thứ năm. Đây là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa Python và là một trong những tên lửa đối không tiên tiến nhất trên thế giới. Python-5 có sức đề kháng cao đối với biện pháp đối phó điện tử và có thể được triển khai trên một loạt các máy bay như F-15, F-16, Mirage, Saab Gripen và Su-30MKI. Tên lửa Python-5 được trang bị một đầu dò hình ảnh băng kép (FPA - Focal Plane Array), hệ thống dẫn đường quán tính và đầu dò hồng ngoại chống gây nhiễu điện tử (IRCCM). Python-5 có thể được phóng đi từ cự li rất ngắn với chế độ “Phóng trước khi khóa mục tiêu” (LOAL) và “Phóng sau khi khóa mục tiêu” (LOBL). Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn (tầm bắn 20km) và đầu đạn mạnh đảm bảo một xác suất diệt mục tiêu cao.
Tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) AIM-120 được phát triển bởi Raytheon đã chứng minh khả năng chiến đấu của mình trong chiến sự tại Iraq, Bosnia và Kosovo. Khả năng bắn hạ nhiều mục tiêu cùng lúc, đối phó tốt với các biện pháp gây nhiễu khiến tên lửa AIM- 120 trở thành một trong những tên lửa đối không tốt nhất thế giới.
AIM-120 được sử dụng bởi 36 quốc gia trên toàn thế giới. Nó có thể được mang trên những chiếc máy bay F-22, Eurofighter Typhoon, F-15, F-16, F/A-18, F-35 JSF, Sea Harrier, Tornado, Harrier II Plus, JAS -39 Gripen.Tên lửa được được điều khiển bởi đầu dò radar chủ động, kết hợp với dẫn đường quán tính và máy tính nhỏ, mang đầu đạn phân mảnh nổ cận đích, tầm bắn 80-180km tùy biến thể.
Meteor là tên lửa không đối không bắn ngoài tầm nhìn (BVRAAM) thế hệ mới, được phát triển bởi Tập đoàn MBDA để đáp ứng những yêu cầu chung của các quốc gia Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh (trang bị trên tiêm kích thế hệ 4-5 như Typhoon, JAS-39, Rafale, F-35). Khả năng chống lại các mối đe dọa trên không hiện tại và tương lai khiến Meteor trở thành tên lửa không đối không hiệu quả nhất hiện nay.
Meteor BVRAAM có trang bị đầu dò radar chủ động hiện đại, liên kết dữ liệu và thông tin liên lạc hai chiều, và một động cơ phản lực dòng thẳng nhiên liệu rắn để tấn công một loạt các mục tiêu với độ chính xác cao, tầm bắn khoảng 100km. Nó cũng mang một đầu đạn nổ phân mảnh được kích nổ đúng thời điểm để tối ưu hóa sát thương. Tên lửa khó bị đánh lừa bởi các loại mồi bẫy hay gây nhiễu.
IRIS-T (Infra Red Imaging System Tail/Thrust Vector-Controlled) là tên lửa không đối không tầm ngắn thế hệ mới, được sản xuất bởi Diehl BGT Defence (Đức) để thay thế cho mẫu AIM-9L. Phiên bản sản xuất hàng loạt đầu tiên của IRIS -T đã được chuyển giao cho không quân Đức trong tháng 12/2005.
IRIS-T có thể tiêu diệt nhiều mục tiêu với đầu đạn nổ cao phân mảnh trang bị ngòi nổ cận đích. Nó được trang bị như một vũ khí tiêu chuẩn cho các máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon, F-16, Tornado và Gripen, tầm bắn xa 25km. Tên lửa được trang bị đầu dò ảnh hồng ngoại (IIR) cho độ chính xác cao và khó bị đánh chặn bởi các biện pháp đối phó điện tử (ECM). Động cơ nhiên liệu rắn với vector lực đẩy đảm bảo khả năng đeo bám các mục tiêu cơ động cao.
MICA là loại tên lửa không đối không tầm ngắn và bắn ngoài tầm nhìn (BVR) được phát triển bởi Tập đoàn MBDA cho các máy bay chiến đấu Dassault Rafale và các biến thể tiên tiến của Mirage 2000. Kích thước nhẹ và nhỏ gọn của nó cho phép trang bị lên đến 6 tên lửa trên máy bay chiến đấu hạng nhẹ hoặc hạng trung.
Tên lửa đối không MICA gồm 2 biến thể chính: MICA (EM) RF được trang bị đầu dò radar chủ động và MICA IR có một đầu dò ảnh hồng ngoại băng kép để đánh bại các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương, tầm bắn 1-80km. MICA được trang bị đầu nổ phân mảnh HE và tương thích với bất kỳ máy bay chiến đấu tiên tiến nào.
Python-5 của Rafael Advanced Defence Systems (Israel) là một tên lửa không đối không tầm ngắn thế hệ thứ năm. Đây là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa Python và là một trong những tên lửa đối không tiên tiến nhất trên thế giới. Python-5 có sức đề kháng cao đối với biện pháp đối phó điện tử và có thể được triển khai trên một loạt các máy bay như F-15, F-16, Mirage, Saab Gripen và Su-30MKI.
Tên lửa Python-5 được trang bị một đầu dò hình ảnh băng kép (FPA - Focal Plane Array), hệ thống dẫn đường quán tính và đầu dò hồng ngoại chống gây nhiễu điện tử (IRCCM). Python-5 có thể được phóng đi từ cự li rất ngắn với chế độ “Phóng trước khi khóa mục tiêu” (LOAL) và “Phóng sau khi khóa mục tiêu” (LOBL). Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn (tầm bắn 20km) và đầu đạn mạnh đảm bảo một xác suất diệt mục tiêu cao.
Tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) AIM-120 được phát triển bởi Raytheon đã chứng minh khả năng chiến đấu của mình trong chiến sự tại Iraq, Bosnia và Kosovo. Khả năng bắn hạ nhiều mục tiêu cùng lúc, đối phó tốt với các biện pháp gây nhiễu khiến tên lửa AIM- 120 trở thành một trong những tên lửa đối không tốt nhất thế giới.
AIM-120 được sử dụng bởi 36 quốc gia trên toàn thế giới. Nó có thể được mang trên những chiếc máy bay F-22, Eurofighter Typhoon, F-15, F-16, F/A-18, F-35 JSF, Sea Harrier, Tornado, Harrier II Plus, JAS -39 Gripen.Tên lửa được được điều khiển bởi đầu dò radar chủ động, kết hợp với dẫn đường quán tính và máy tính nhỏ, mang đầu đạn phân mảnh nổ cận đích, tầm bắn 80-180km tùy biến thể.