Theo Sputnik, ngành công nghiệp quốc phòng Nga vừa cho ra mắt một hệ thống phòng vệ chủ động thế hệ mới trang bị trên xe tăng T-14 Armata có thể chống lại đạn chống tăng xuyên giáp bằng uranium nghèo nổi tiếng trang bị trên tăng M1 Abrams của Mỹ. Đó chính là hệ thống phòng vệ Afganit với khả năng hỗ trợ xe tăng đánh chặn mọi mối đe dọa đến từ mọi hướng.Các hệ thống phòng vệ chủ động trước đây của Nga chỉ có thể đánh chặn tên lửa chống tăng hoặc đạn chống tăng thông thường. Tuy nhiên các thiết kế sư Cục thiết kế khí cụ KBP đã đưa hệ thống này lên một tầm cao mới, khi giờ đây chúng đã có thể đánh chặn cả đạn xuyên giáp APFSDS.Đạn chống tăng xuyên giáp gắn lõi uranium nghèo được Quân đội Mỹ sử dụng lần đầu tiên trong Chiến tranh vùng Vịnh lần I. Những chiếc xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ với APFSDS uranium đã bắn tan đội hình xe tăng T-55, T-62 và T-72 của Quân đội Iraq. Tuy nhiên loại đạn này lại gây hại cho người sử dụng lẫn gây ô nhiễm phóng xạ trong môi trường nó được triển khai. Trong ảnh là hệ thống phòng vệ chủ động Arena của Nga đánh chặn một quả đạn chống tăng RPG-7 từ xa.Một nguồn tin thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống Afganit sẽ được thử nghiệm trong năm nay và mục tiêu của nó là đánh chặn thành công đạn APFSDS vốn được mệnh danh là không thể bị đánh chặn. Nếu thành công Afganit sẽ là dấu chấm hết cho các loại đạn chống tăng xuyên giáp của Mỹ và phương Tây. Điều này cũng đồng nghĩa với việc T-14 Armata sẽ "vô đối" trên chiến trường.Hệ thống phòng vệ chủ động Afganit được Cục thiết kế khí cụ KBP nghiên cứu phát triển, sử dụng hệ thống radar cảnh giới mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn kết hợp với đó là hệ thống ăng-ten cảm biến và thiết bị dò tia cục tím để xác định theo dõi mục tiêu. Sau đó hệ thống đánh chặn của Afganit sẽ phóng ra đạn phân mảnh để phá hủy mục tiêu.Afganit sẽ được trang bị trước cho những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata và xe chiến đấu bộ binh T-15 cũng như các nền tảng khác được phát triển dựa trên khung gầm Armata. Hiện tại vẫn chưa rõ hệ thống Afganit có được trang bị cho các mẫu xe tăng khác của Nga hay không.Bên cạnh hệ thống phòng vệ chủ động Afganit, T-14 Armata còn được trang bị hệ thống giáp bảo vệ đa lớp với nền tảng chính là giáp phản ứng nổ theo dạng modul Relikt, bảo vệ tháp pháo, thân trước và hai bên thân xe tăng.Hệ thống động cơ trên T-14 còn được bảo vệ thêm bởi một lớp giáp lồng chủ yếu chống lại các loại đạn chống rang RPG.Trong ảnh là sơ đồ vị trí ngồi của kíp chiến đấu trên T-14 Armata nó nằm hoàn toàn cách biệt với tháp pháo chính, lớp giáp bảo vệ phía trước xe dày tới hơn 1.000mm bao gồm cả lớp giáp phản ứng nổ.
Theo Sputnik, ngành công nghiệp quốc phòng Nga vừa cho ra mắt một hệ thống phòng vệ chủ động thế hệ mới trang bị trên xe tăng T-14 Armata có thể chống lại đạn chống tăng xuyên giáp bằng uranium nghèo nổi tiếng trang bị trên tăng M1 Abrams của Mỹ. Đó chính là hệ thống phòng vệ Afganit với khả năng hỗ trợ xe tăng đánh chặn mọi mối đe dọa đến từ mọi hướng.
Các hệ thống phòng vệ chủ động trước đây của Nga chỉ có thể đánh chặn tên lửa chống tăng hoặc đạn chống tăng thông thường. Tuy nhiên các thiết kế sư Cục thiết kế khí cụ KBP đã đưa hệ thống này lên một tầm cao mới, khi giờ đây chúng đã có thể đánh chặn cả đạn xuyên giáp APFSDS.
Đạn chống tăng xuyên giáp gắn lõi uranium nghèo được Quân đội Mỹ sử dụng lần đầu tiên trong Chiến tranh vùng Vịnh lần I. Những chiếc xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ với APFSDS uranium đã bắn tan đội hình xe tăng T-55, T-62 và T-72 của Quân đội Iraq. Tuy nhiên loại đạn này lại gây hại cho người sử dụng lẫn gây ô nhiễm phóng xạ trong môi trường nó được triển khai. Trong ảnh là hệ thống phòng vệ chủ động Arena của Nga đánh chặn một quả đạn chống tăng RPG-7 từ xa.
Một nguồn tin thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống Afganit sẽ được thử nghiệm trong năm nay và mục tiêu của nó là đánh chặn thành công đạn APFSDS vốn được mệnh danh là không thể bị đánh chặn. Nếu thành công Afganit sẽ là dấu chấm hết cho các loại đạn chống tăng xuyên giáp của Mỹ và phương Tây. Điều này cũng đồng nghĩa với việc T-14 Armata sẽ "vô đối" trên chiến trường.
Hệ thống phòng vệ chủ động Afganit được Cục thiết kế khí cụ KBP nghiên cứu phát triển, sử dụng hệ thống radar cảnh giới mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn kết hợp với đó là hệ thống ăng-ten cảm biến và thiết bị dò tia cục tím để xác định theo dõi mục tiêu. Sau đó hệ thống đánh chặn của Afganit sẽ phóng ra đạn phân mảnh để phá hủy mục tiêu.
Afganit sẽ được trang bị trước cho những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata và xe chiến đấu bộ binh T-15 cũng như các nền tảng khác được phát triển dựa trên khung gầm Armata. Hiện tại vẫn chưa rõ hệ thống Afganit có được trang bị cho các mẫu xe tăng khác của Nga hay không.
Bên cạnh hệ thống phòng vệ chủ động Afganit, T-14 Armata còn được trang bị hệ thống giáp bảo vệ đa lớp với nền tảng chính là giáp phản ứng nổ theo dạng modul Relikt, bảo vệ tháp pháo, thân trước và hai bên thân xe tăng.
Hệ thống động cơ trên T-14 còn được bảo vệ thêm bởi một lớp giáp lồng chủ yếu chống lại các loại đạn chống rang RPG.
Trong ảnh là sơ đồ vị trí ngồi của kíp chiến đấu trên T-14 Armata nó nằm hoàn toàn cách biệt với tháp pháo chính, lớp giáp bảo vệ phía trước xe dày tới hơn 1.000mm bao gồm cả lớp giáp phản ứng nổ.