Vào năm 1925, thiết kế sư trưởng Andrei Tupolev của Liên Xô đã tạo ra mẫu máy bay ném bom hạng nặng hai động cơ TB-1 đầu tiên cho Không quân Liên Xô. Nó đã nhanh chóng trở thành mẫu máy bay ném bom tiên tiến nhất thế giới vào thời kỳ đó. Sau khi hoàn tất chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 26/11/1925, TB-1 đã nhanh chóng trở thành xương sống của lực lượng máy bay ném bom của Không quân Liên Xô lúc đó.Từ đấy trở đi, Andrei Tupolev và Cục thiết kế Tupolev gắn liền với lực lượng máy bay ném bom của Liên Xô và Nga sau này. Trong ảnh là máy bay ném bom hạng nặng TB-3 do Tupolev phát triển phục vụ trong Không quân Liên Xô vào những năm 1930 và Chiến tranh Thế giới thứ 2.Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, mẫu máy bay ném bom làm nên tên tuổi của Tupolev là Tu-4. Nó được xem là dòng máy bay ném bom chiến lược đầu tiên của Liên Xô được đưa vào hoạt động từ cuối những năm 1940 cho đến giữa thập niên 1960.Bên cạnh đó, Tu-4 cũng là chiếc máy bay ném bom đầu tiên được Liên Xô sử dụng để triển khai một vũ khí hạt nhân. Trong ảnh là một chiếc Tu-4 tại Bảo tàng Không quân Trung ương Nga ở sân bay Monino gần Moscow.Tiếp theo sau Tu-4, Tupolev cho ra đời dòng máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ phản lực Tupolev Tu-16 được Liên Xô đưa vào trang bị từ những năm 1950.Trong khi đó Tupolev Tu-22 cũng do Cục thiết kế Tupolev phát triển trở thành dòng máy bay ném bom siêu thanh đầu tiên của Không quân Liên Xô.Dù khá thành công với các dòng máy bay ném bom sử dụng động cơ phản lực, nhưng làm nên tên tuổi của Tupolev vẫn dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tupolev Tu-95 sử dụng động cơ cánh quạt.Tupolev Tu-95 được xem là biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm cả giám sát đường biển. Đây cũng là dòng máy bay ném bom cánh quạt bay nhanh nhất thế giới từng được chế tạo.Cuối thời kỳ Liên Xô, dù gặp không ít khó khăn nhưng Cục thiết kế Tupolev vẫn phát triển thành công dòng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tupolev Tu-160. Cho tới thời điểm hiện tại, so với B-2 Spirit giá 2 tỷ USD của Mỹ thì Tu-160 vẫn vượt trội về vũ khí, tốc độ bay.Giống như Tu-95, Tu-160 cũng nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới của riêng mình nó không những là niềm tự hào của Tupolev mà là của cả nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô và Nga sau này.
Vào năm 1925, thiết kế sư trưởng Andrei Tupolev của Liên Xô đã tạo ra mẫu máy bay ném bom hạng nặng hai động cơ TB-1 đầu tiên cho Không quân Liên Xô. Nó đã nhanh chóng trở thành mẫu máy bay ném bom tiên tiến nhất thế giới vào thời kỳ đó. Sau khi hoàn tất chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 26/11/1925, TB-1 đã nhanh chóng trở thành xương sống của lực lượng máy bay ném bom của Không quân Liên Xô lúc đó.
Từ đấy trở đi, Andrei Tupolev và Cục thiết kế Tupolev gắn liền với lực lượng máy bay ném bom của Liên Xô và Nga sau này. Trong ảnh là máy bay ném bom hạng nặng TB-3 do Tupolev phát triển phục vụ trong Không quân Liên Xô vào những năm 1930 và Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, mẫu máy bay ném bom làm nên tên tuổi của Tupolev là Tu-4. Nó được xem là dòng máy bay ném bom chiến lược đầu tiên của Liên Xô được đưa vào hoạt động từ cuối những năm 1940 cho đến giữa thập niên 1960.
Bên cạnh đó, Tu-4 cũng là chiếc máy bay ném bom đầu tiên được Liên Xô sử dụng để triển khai một vũ khí hạt nhân. Trong ảnh là một chiếc Tu-4 tại Bảo tàng Không quân Trung ương Nga ở sân bay Monino gần Moscow.
Tiếp theo sau Tu-4, Tupolev cho ra đời dòng máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ phản lực Tupolev Tu-16 được Liên Xô đưa vào trang bị từ những năm 1950.
Trong khi đó Tupolev Tu-22 cũng do Cục thiết kế Tupolev phát triển trở thành dòng máy bay ném bom siêu thanh đầu tiên của Không quân Liên Xô.
Dù khá thành công với các dòng máy bay ném bom sử dụng động cơ phản lực, nhưng làm nên tên tuổi của Tupolev vẫn dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tupolev Tu-95 sử dụng động cơ cánh quạt.
Tupolev Tu-95 được xem là biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm cả giám sát đường biển. Đây cũng là dòng máy bay ném bom cánh quạt bay nhanh nhất thế giới từng được chế tạo.
Cuối thời kỳ Liên Xô, dù gặp không ít khó khăn nhưng Cục thiết kế Tupolev vẫn phát triển thành công dòng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tupolev Tu-160. Cho tới thời điểm hiện tại, so với B-2 Spirit giá 2 tỷ USD của Mỹ thì Tu-160 vẫn vượt trội về vũ khí, tốc độ bay.
Giống như Tu-95, Tu-160 cũng nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới của riêng mình nó không những là niềm tự hào của Tupolev mà là của cả nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô và Nga sau này.