Sau hai năm rưỡi sáp nhập vào Nga, khả năng phòng vệ của Bán đảo Crimea đã hoàn toàn thay đổi với hàng loạt vũ khí tổ hợp vũ khí mới được Moscow triển khai tại đây. Một trong số đó có thể kể tới bộ đôi sát thủ diệt hạm Bal-E và Bastion-P - lá chắn thép bảo vệ Crimea khỏi lực lượng hải quân NATO tại Biển Đen. Nguồn ảnh: Ukraine Trek.Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E (Định danh NATO là SSC-6 Sennight) được Quân đội Nga đưa vào trang bị vào năm 2008, nó được thiết kế bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng ven biển với phạm vi trải dài đến 400km. Nguồn ảnh: Cont.ws.Mỗi tổ hợp Bal-E có thành phần chiến đấu gồm hai xe chỉ huy, kiểm soát, liên lạc (C3) tự hành; 4 bệ phóng di động và 4 xe tái nạp đạn tên lửa. Arms-ExpoXe chỉ huy SKPUS của tổ hợp tên lửa bờ Bal-E có chức năng điều khiển tập trung, trinh sát mục tiêu, chỉ thị và phân phối tối ưu khả năng tấn công nhóm mục tiêu giữa các bệ phóng di động. Hệ thống radar của SKPUS còn có khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời một lúc nhiều mục tiêu trên biển kể cả khi nó bị áp chế điện tử. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.Tuy nhiên trái tim của Bal-E vẫn là các tên lửa chống hạm Kh-35 và mỗi bệ phóng di động của Bal-E có thể mang theo cụm 8 ống phóng Kh-35. Mỗi tên lửa Kh-35 có chiều dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.Tên lửa Kh-35 được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 145kg được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu chiến cỡ 5.000 tấn, có tầm bắn lên đến 120km đối với Kh-35 và 260km đối với Kh-35U, tốc độ bay cận âm Mach 0,8, độ cao trong hành trình bay 10-15m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu chỉ còn 4m. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.Còn Bastion-P là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh nhất thế giới hiện nay (Định danh NATO là SSC-5 Stooge), nó được phát triển từ những năm 1990 tuy nhiên đến mãi năm 2010 các tổ hợp đầu tiên mới được trang bị cho Quân đội Nga và chỉ được triển khai ở các khu vực trọng yếu. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.Giống như Bal-E, Bastion-P cũng được thiết kế để bảo vệ và phòng thủ bờ biển tại các khu vực có vai trò chiến lược như căn cứ hải quân hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng ven biển. Tuy nhiên Bastion-P lại có khả năng tác chiến cao hơn và nó cũng không có giới hạn mục tiêu. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.Một tổ hợp Bastion-P được biên chế 4 bệ phóng di động K-340P, 1-2 xe chỉ huy trung tâm K380P MBU, 4 xe tiếp đạn K-342P TZM và một số đơn vị hổ trợ hậu cần khác. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.Điểm nổi bật nhất của Bastion-P vẫn là việc nó được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Oniks/Yakhont và mỗi bệ phóng K-340P chỉ có thể mang theo hai quả đạn tên lửa. Nguồn ảnh: Sina.Trong ảnh là tổ hợp giám sát đường không và mặt biển Monolit B hoạt động trong cùng tổ hợp Bastion-P với nhiệm vụ chính là phát hiện, theo dõi mục tiêu và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa. Hệ thống có khả năng phát hiện 50 mục tiêu vượt đường chân trời với cự ly 250km trong chế độ thụ động và 450km trong chế độ chủ động. Nguồn ảnh: Concern-Agat.Tên lửa P-800 Oniks có tầm bắn lên tới 600km (phiên bản xuất khẩu Yakhont cắt giảm xuống 300km), hoàn toàn miễn nhiễm với các biện pháp áp chế điện tử. Tốc độ hành trình bay của P-800 Oniks/Yakhont có thể đạt Mach 2,5-3 và mỗi tên lửa được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 200kg đủ khả năng đánh chìm các tàu chiến trên 5.000 tấn. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.
Sau hai năm rưỡi sáp nhập vào Nga, khả năng phòng vệ của Bán đảo Crimea đã hoàn toàn thay đổi với hàng loạt vũ khí tổ hợp vũ khí mới được Moscow triển khai tại đây. Một trong số đó có thể kể tới bộ đôi sát thủ diệt hạm Bal-E và Bastion-P - lá chắn thép bảo vệ Crimea khỏi lực lượng hải quân NATO tại Biển Đen. Nguồn ảnh: Ukraine Trek.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E (Định danh NATO là SSC-6 Sennight) được Quân đội Nga đưa vào trang bị vào năm 2008, nó được thiết kế bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng ven biển với phạm vi trải dài đến 400km. Nguồn ảnh: Cont.ws.
Mỗi tổ hợp Bal-E có thành phần chiến đấu gồm hai xe chỉ huy, kiểm soát, liên lạc (C3) tự hành; 4 bệ phóng di động và 4 xe tái nạp đạn tên lửa. Arms-Expo
Xe chỉ huy SKPUS của tổ hợp tên lửa bờ Bal-E có chức năng điều khiển tập trung, trinh sát mục tiêu, chỉ thị và phân phối tối ưu khả năng tấn công nhóm mục tiêu giữa các bệ phóng di động. Hệ thống radar của SKPUS còn có khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời một lúc nhiều mục tiêu trên biển kể cả khi nó bị áp chế điện tử. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.
Tuy nhiên trái tim của Bal-E vẫn là các tên lửa chống hạm Kh-35 và mỗi bệ phóng di động của Bal-E có thể mang theo cụm 8 ống phóng Kh-35. Mỗi tên lửa Kh-35 có chiều dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.
Tên lửa Kh-35 được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 145kg được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu chiến cỡ 5.000 tấn, có tầm bắn lên đến 120km đối với Kh-35 và 260km đối với Kh-35U, tốc độ bay cận âm Mach 0,8, độ cao trong hành trình bay 10-15m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu chỉ còn 4m. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.
Còn Bastion-P là tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh nhất thế giới hiện nay (Định danh NATO là SSC-5 Stooge), nó được phát triển từ những năm 1990 tuy nhiên đến mãi năm 2010 các tổ hợp đầu tiên mới được trang bị cho Quân đội Nga và chỉ được triển khai ở các khu vực trọng yếu. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.
Giống như Bal-E, Bastion-P cũng được thiết kế để bảo vệ và phòng thủ bờ biển tại các khu vực có vai trò chiến lược như căn cứ hải quân hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng ven biển. Tuy nhiên Bastion-P lại có khả năng tác chiến cao hơn và nó cũng không có giới hạn mục tiêu. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.
Một tổ hợp Bastion-P được biên chế 4 bệ phóng di động K-340P, 1-2 xe chỉ huy trung tâm K380P MBU, 4 xe tiếp đạn K-342P TZM và một số đơn vị hổ trợ hậu cần khác. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.
Điểm nổi bật nhất của Bastion-P vẫn là việc nó được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Oniks/Yakhont và mỗi bệ phóng K-340P chỉ có thể mang theo hai quả đạn tên lửa. Nguồn ảnh: Sina.
Trong ảnh là tổ hợp giám sát đường không và mặt biển Monolit B hoạt động trong cùng tổ hợp Bastion-P với nhiệm vụ chính là phát hiện, theo dõi mục tiêu và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa. Hệ thống có khả năng phát hiện 50 mục tiêu vượt đường chân trời với cự ly 250km trong chế độ thụ động và 450km trong chế độ chủ động. Nguồn ảnh: Concern-Agat.
Tên lửa P-800 Oniks có tầm bắn lên tới 600km (phiên bản xuất khẩu Yakhont cắt giảm xuống 300km), hoàn toàn miễn nhiễm với các biện pháp áp chế điện tử. Tốc độ hành trình bay của P-800 Oniks/Yakhont có thể đạt Mach 2,5-3 và mỗi tên lửa được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 200kg đủ khả năng đánh chìm các tàu chiến trên 5.000 tấn. Nguồn ảnh: Bastion-Opk.