Với chuyến bay thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 9/1961, máy bay săn ngầm Il-38 được kỳ vọng sẽ là “thần biển” mới của Hải quân Liên Xô trong tác chiến chống ngầm tầm xa trên biển. Và sau hơn 50 năm hoạt động, nhiệm vụ của nó trong Hải quân Nga cũng không mấy thay đổi với các tính năng thậm chí còn vượt trội hơn trước.Về khả năng của Il-38, nó được thiết kế dành riêng cho nhiệm vụ tuần tra và chống ngầm tầm xa trên biển. Do đó Il-38 hoạt động hoàn toàn độc lập với tầm bay hiệu quả lên đến 9.500km. Mục tiêu chính của nó vẫn là các tàu ngầm của Mỹ và đồng mình hoạt động tại vùng biển Thái Bình Dương trong suốt Chiến tranh Lạnh.Il-38 được phát triển dựa trên dòng máy bay thương mại IL-18 của Liên Xô lúc đó, nhưng nó lại có phần thân dài hơn 3m so với IL-18 và sự thay đổi này là nhằm tích hợp thêm thiết bị trinh sát. Điểm khác biệt dễ nhận biết nhất giữa IL-18 và Il-38 chính là ăng-ten dò biến dị từ trường (MAD) được gắn sau đuôi máy bay.Phía dưới thân trước Il-38 cũng được tích hợp thêm hệ thống radar trinh sát Berkut-38 (định danh NATO là mắt ướt). Bộ đôi thiết bị này giúp Il-38 có thể dễ dàng phát hiện các mục tiêu trên và dưới mặt nước ở tầm xa, tuy nhiên khả năng phát hiện mục tiêu của Il-38 vẫn còn một con số bí ẩn.Trong giai đoạn từ năm 1967-1972, ước tính Liên Xô đã cho sản xuất khoảng 65 chiếc Il-38 với nhiều biến thể khác nhau, hiện tại Hải quân Nga vẫn đang vận hành hơn 40 chiếc ở cả hai biến thể Il-38 và Il-38N.Về phi hành đoàn, Il-38 chỉ có phi hành đoàn 7 người bao gồm cả hai phi công cùng với đó là một hoa tiêu, một sĩ quan radar, một sĩ quan xử lý tín hiệu (SPIU), một kỹ thuật viên hàng không và sĩ quan thông tin. Không gian bên trong Il-38 cũng khá thoải mái tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay dài.Giống như IL-18, Il-38 được trang bị bốn hệ thống động cơ cánh quạt Ivchencko/Progress AI-20M có công suất hơn 4.200 mã lực mỗi chiếc, cho phép máy bay di chuyển với vận tốc hơn hơn 640km/h ở trần bay 7.500m.Còn đối với biến thể Il-38N mới được Hải quân Nga đưa vào trang bị nó cũng có thiết kế tương tự như Il-38 nhưng được trang bị thêm hệ thống radar "Novella" được đặt trên đỉnh đầu thân máy bay. "Novella" có khả năng phát hiện các mục tiêu trên mặt nước ở khoảng cách 90km và ở trên không lên tới 320km.Và để vận hành hệ thống radar mới này phi hành đoàn của Il-38N cũng tăng lên 10 người. Và nó chỉ có thể mang theo tối đa 5 tấn vũ khí và thiết bị định vị thủy âm, trong khi đó ở Il-38 là 9 tấn.Hiện tại có ít nhất 5 chiếc Il-38N đang phục vụ trong biên chế Hải quân Nga và được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương cũng là khu vực hoạt động chính của Il-38 trước đây.Sở dĩ Hải quân Nga đưa vào trang bị Il-38N thay vì phát triển dòng máy bay tuần tra chống ngầm mới là do thành công của biến thể Il-38SD có trong biên chế Hải quân Ấn Độ cũng do Nga chế tạo. Và quá trình nâng cấp từ Il-38 lên Il-38N sẽ đỡ tốn kém hơn là việc sản xuất mới.Không giống như Il-38 trước đây, Il-38N sở hữu kho vũ khí khá đa dạng hổ trợ cả chống hạm với tên lửa Kh-35 hay chống ngầm với ngư lôi AT-1, AT-2, và APR-3-E. Ngoài ra nó cũng có khả năng triển khai bom chống ngầm.Dù được đánh giá khá cao nhưng lịch sử hoạt động của Il-38 trong Hải quân Liên Xô và Nga sau này khá mờ nhạt một phần do cái bóng quá lớn của dòng máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion của Mỹ, mặt khác trang bị của Il-38 thời kỳ đầu khá mờ nhạt thiếu cả khả năng chống hạm. Và điều này chỉ dần được thay đổi với biến thể Il-38SD và Il-38N. Hình ảnh Il-38N của Hạm đội Thái Bình Dương Nga bay biểu diễn với máy bay huấn luyện L-39
Với chuyến bay thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 9/1961, máy bay săn ngầm Il-38 được kỳ vọng sẽ là “thần biển” mới của Hải quân Liên Xô trong tác chiến chống ngầm tầm xa trên biển. Và sau hơn 50 năm hoạt động, nhiệm vụ của nó trong Hải quân Nga cũng không mấy thay đổi với các tính năng thậm chí còn vượt trội hơn trước.
Về khả năng của Il-38, nó được thiết kế dành riêng cho nhiệm vụ tuần tra và chống ngầm tầm xa trên biển. Do đó Il-38 hoạt động hoàn toàn độc lập với tầm bay hiệu quả lên đến 9.500km. Mục tiêu chính của nó vẫn là các tàu ngầm của Mỹ và đồng mình hoạt động tại vùng biển Thái Bình Dương trong suốt Chiến tranh Lạnh.
Il-38 được phát triển dựa trên dòng máy bay thương mại IL-18 của Liên Xô lúc đó, nhưng nó lại có phần thân dài hơn 3m so với IL-18 và sự thay đổi này là nhằm tích hợp thêm thiết bị trinh sát. Điểm khác biệt dễ nhận biết nhất giữa IL-18 và Il-38 chính là ăng-ten dò biến dị từ trường (MAD) được gắn sau đuôi máy bay.
Phía dưới thân trước Il-38 cũng được tích hợp thêm hệ thống radar trinh sát Berkut-38 (định danh NATO là mắt ướt). Bộ đôi thiết bị này giúp Il-38 có thể dễ dàng phát hiện các mục tiêu trên và dưới mặt nước ở tầm xa, tuy nhiên khả năng phát hiện mục tiêu của Il-38 vẫn còn một con số bí ẩn.
Trong giai đoạn từ năm 1967-1972, ước tính Liên Xô đã cho sản xuất khoảng 65 chiếc Il-38 với nhiều biến thể khác nhau, hiện tại Hải quân Nga vẫn đang vận hành hơn 40 chiếc ở cả hai biến thể Il-38 và Il-38N.
Về phi hành đoàn, Il-38 chỉ có phi hành đoàn 7 người bao gồm cả hai phi công cùng với đó là một hoa tiêu, một sĩ quan radar, một sĩ quan xử lý tín hiệu (SPIU), một kỹ thuật viên hàng không và sĩ quan thông tin. Không gian bên trong Il-38 cũng khá thoải mái tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay dài.
Giống như IL-18, Il-38 được trang bị bốn hệ thống động cơ cánh quạt Ivchencko/Progress AI-20M có công suất hơn 4.200 mã lực mỗi chiếc, cho phép máy bay di chuyển với vận tốc hơn hơn 640km/h ở trần bay 7.500m.
Còn đối với biến thể Il-38N mới được Hải quân Nga đưa vào trang bị nó cũng có thiết kế tương tự như Il-38 nhưng được trang bị thêm hệ thống radar "Novella" được đặt trên đỉnh đầu thân máy bay. "Novella" có khả năng phát hiện các mục tiêu trên mặt nước ở khoảng cách 90km và ở trên không lên tới 320km.
Và để vận hành hệ thống radar mới này phi hành đoàn của Il-38N cũng tăng lên 10 người. Và nó chỉ có thể mang theo tối đa 5 tấn vũ khí và thiết bị định vị thủy âm, trong khi đó ở Il-38 là 9 tấn.
Hiện tại có ít nhất 5 chiếc Il-38N đang phục vụ trong biên chế Hải quân Nga và được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương cũng là khu vực hoạt động chính của Il-38 trước đây.
Sở dĩ Hải quân Nga đưa vào trang bị Il-38N thay vì phát triển dòng máy bay tuần tra chống ngầm mới là do thành công của biến thể Il-38SD có trong biên chế Hải quân Ấn Độ cũng do Nga chế tạo. Và quá trình nâng cấp từ Il-38 lên Il-38N sẽ đỡ tốn kém hơn là việc sản xuất mới.
Không giống như Il-38 trước đây, Il-38N sở hữu kho vũ khí khá đa dạng hổ trợ cả chống hạm với tên lửa Kh-35 hay chống ngầm với ngư lôi AT-1, AT-2, và APR-3-E. Ngoài ra nó cũng có khả năng triển khai bom chống ngầm.
Dù được đánh giá khá cao nhưng lịch sử hoạt động của Il-38 trong Hải quân Liên Xô và Nga sau này khá mờ nhạt một phần do cái bóng quá lớn của dòng máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion của Mỹ, mặt khác trang bị của Il-38 thời kỳ đầu khá mờ nhạt thiếu cả khả năng chống hạm. Và điều này chỉ dần được thay đổi với biến thể Il-38SD và Il-38N. Hình ảnh Il-38N của Hạm đội Thái Bình Dương Nga bay biểu diễn với máy bay huấn luyện L-39