Theo hãng thông tấn Sputnik, chỉ sau hơn 1 thập kỷ hiện đại hóa Hải quân Nga đã đạt được những thành tựu mà không phải nước này cũng có thể làm được. Với việc “trẻ hóa” biên đội tàu chiến của các hạm đội và tái cấu trúc lại lực lượng hải quân đã giúp Nga nhanh chóng dành lại được vị thế của mình trên biển. Và dưới đây là 13 tàu chiến được Sputnik đánh giá là gương mặt mới của Hải quân Nga.Dù được đưa vào trang bị từ những năm 1990 nhưng tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov vẫn được xem là soái hạm của Hải quân Nga sau 26 năm hoạt động. Trải qua nhiều lần nâng cấp và tái trang bị tàu Đô đốc Kuznetsov hứa hẹn sẽ tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nga theo nhiều thập kỷ nữa và cũng không phải tự nhiên mà Moscow điều nó đến Địa Trung Hải để hổ trợ Không quân Nga ở Syria.Ở vị trí tiếp theo là tàu hộ vệ mang tên lửa Tatarstan Project 1161K được Hải quân Nga đưa vào trang bị vào tháng 8/2003. Đây là một trong những tàu chiến hiện đại đầu tiên của Nga được đóng mới sau khi Liên Xô tan rã. Về thiết kế, tàu Tatarstan có khả năng tàng hình nhẹ đi kèm với đó là hệ thống vũ khí tiên tiến như tên lửa chống hạm Kh-35, tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Osa-M và một số vũ khí chống ngầm.Đứng đầu trong danh sách tàu ngầm mới là tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo liên lục địa K-535 Yuri Dolgoruki thuộc lớp tàu ngầm Borei, được Hải quân Nga đưa vào trang bị từ năm 2013. Yuri Dolgoruki là một trong những tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 đầu tiên của Nga, nó có khả năng mang theo tới 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava và 6 tên lửa hành trình RPK-2 Vyuga.Sau tàu Yuri Dolgoruki là tàu ngầm tấn công hạt nhân K-329 Severodvinsk mới được đưa vào trang bị từ năm 2010 và Nga phải mất tới 20 năm để hoàn tất chiếc tàu ngầm này. Tuy nhiên giá trị nó mang lại hoàn toàn xứng đáng khi Severodvinsk được trang bị 10 ống phóng ngư lôi 533mm, có khả năng triển khai tên lửa chống hạm siêu âm Oniks P-800 và cả tên lửa hành trình Kalibr.Tiếp theo là K-550 Alexander Nevsky một tàu ngầm hạt nhân khác thuộc lớp Borei được trang bị vào cuối năm 2013 hoạt động trong biên chế Hạm đội Thái Bình Dương. Về trang bị nó cũng tương tự như tàu Yuri Dolgoruki và là một trong ba tàu ngầm cuối cùng thuộc Project 955.Một tàu hộ vệ tên lửa khác thuộc Project 1161K nằm trong danh sách của Sputnik là Dagestan được đưa vào trang bị từ năm 2012 và tàu cuối cùng thuộc Project 1161K của Hải quân Nga. Cả Dagestan và Tatarstan đều nằm trong biên chế Hạm đội Caspian.K-551 Vladimir Monomakh là tàu ngầm cuối cùng thuộc Project 955 lớp Borei của Hải quân Nga được đưa vào trang bị cuối năm 2014 kết thúc lịch sử phát triển gần 20 năm của lớp Borei. Và từ Project 955 Hải quân Nga tiếp tục cho ra đời các tàu ngầm Project 955A được đánh giá là mạnh mẽ hơn với tàu đầu tiên dự kiến được đưa vào trang bị trong năm 2018.Tuy nhiên, ấn tượng nhất trong đội tàu chiến mới của Hải quân Nga phải là tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M. Chúng gắn liền với sự kiện biên đội tàu Buyan-M của Hạm đội Caspian triển khai tên lửa hành trình Kalibr đã tấn công các mục tiêu khủng bố tại Syria cách đó hàng ngàn km gây chấn động toàn thế giới.Đại diện tiêu biểu nhất cho các tàu lớp Buyan-M là Grad Sviyazhsk và Uglich được đưa vào trang bị liên tiếp trong tháng 3 và tháng 4 năm 2013.Đứng ngay sau tàu hộ vệ lớp Buyan-M là tàu hộ vệ tàng hình mang tên lửa thuộc Project 11356 Đô đốc Grigorovich. Nó là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Nga hiện nay. Điểm nổi bật nhất của tàu Đô đốc Grigorovich chính là hệ thống vũ khí đồ sộ của nó với hải pháo A-190 Arsenal 100mm, tên lửa hành trình Kalibr, tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm 3S90M Shtil-1 và hệ thống vũ khí chống ngầm.Vị trí tiếp theo thuộc về một tàu Buyan-M khác là Velikiy Ustyug được trang bị từ năm 2014 với hệ thống vũ khí tương tự như Grad Sviyazhsk và Uglich với tổ hợp rocket phóng loạt Grad-M, tên lửa hành trình Kalibr, tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Komar và súng phóng lựu chống người nhái DP-65.Đô đốc Essen là tàu thứ hai thuộc lớp tàu hộ vệ tàng hình mang tên lửa Project 11356 được đưa vào trang bị trong Hạm đội Biển Đen vào tháng 5/2014 và tiếp theo sau đó là tàu Đô đốc Makarov vào tháng 9/2015.
Theo hãng thông tấn Sputnik, chỉ sau hơn 1 thập kỷ hiện đại hóa Hải quân Nga đã đạt được những thành tựu mà không phải nước này cũng có thể làm được. Với việc “trẻ hóa” biên đội tàu chiến của các hạm đội và tái cấu trúc lại lực lượng hải quân đã giúp Nga nhanh chóng dành lại được vị thế của mình trên biển. Và dưới đây là 13 tàu chiến được Sputnik đánh giá là gương mặt mới của Hải quân Nga.
Dù được đưa vào trang bị từ những năm 1990 nhưng tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov vẫn được xem là soái hạm của Hải quân Nga sau 26 năm hoạt động. Trải qua nhiều lần nâng cấp và tái trang bị tàu Đô đốc Kuznetsov hứa hẹn sẽ tiếp tục phục vụ trong Hải quân Nga theo nhiều thập kỷ nữa và cũng không phải tự nhiên mà Moscow điều nó đến Địa Trung Hải để hổ trợ Không quân Nga ở Syria.
Ở vị trí tiếp theo là tàu hộ vệ mang tên lửa Tatarstan Project 1161K được Hải quân Nga đưa vào trang bị vào tháng 8/2003. Đây là một trong những tàu chiến hiện đại đầu tiên của Nga được đóng mới sau khi Liên Xô tan rã. Về thiết kế, tàu Tatarstan có khả năng tàng hình nhẹ đi kèm với đó là hệ thống vũ khí tiên tiến như tên lửa chống hạm Kh-35, tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Osa-M và một số vũ khí chống ngầm.
Đứng đầu trong danh sách tàu ngầm mới là tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo liên lục địa K-535 Yuri Dolgoruki thuộc lớp tàu ngầm Borei, được Hải quân Nga đưa vào trang bị từ năm 2013. Yuri Dolgoruki là một trong những tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 đầu tiên của Nga, nó có khả năng mang theo tới 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava và 6 tên lửa hành trình RPK-2 Vyuga.
Sau tàu Yuri Dolgoruki là tàu ngầm tấn công hạt nhân K-329 Severodvinsk mới được đưa vào trang bị từ năm 2010 và Nga phải mất tới 20 năm để hoàn tất chiếc tàu ngầm này. Tuy nhiên giá trị nó mang lại hoàn toàn xứng đáng khi Severodvinsk được trang bị 10 ống phóng ngư lôi 533mm, có khả năng triển khai tên lửa chống hạm siêu âm Oniks P-800 và cả tên lửa hành trình Kalibr.
Tiếp theo là K-550 Alexander Nevsky một tàu ngầm hạt nhân khác thuộc lớp Borei được trang bị vào cuối năm 2013 hoạt động trong biên chế Hạm đội Thái Bình Dương. Về trang bị nó cũng tương tự như tàu Yuri Dolgoruki và là một trong ba tàu ngầm cuối cùng thuộc Project 955.
Một tàu hộ vệ tên lửa khác thuộc Project 1161K nằm trong danh sách của Sputnik là Dagestan được đưa vào trang bị từ năm 2012 và tàu cuối cùng thuộc Project 1161K của Hải quân Nga. Cả Dagestan và Tatarstan đều nằm trong biên chế Hạm đội Caspian.
K-551 Vladimir Monomakh là tàu ngầm cuối cùng thuộc Project 955 lớp Borei của Hải quân Nga được đưa vào trang bị cuối năm 2014 kết thúc lịch sử phát triển gần 20 năm của lớp Borei. Và từ Project 955 Hải quân Nga tiếp tục cho ra đời các tàu ngầm Project 955A được đánh giá là mạnh mẽ hơn với tàu đầu tiên dự kiến được đưa vào trang bị trong năm 2018.
Tuy nhiên, ấn tượng nhất trong đội tàu chiến mới của Hải quân Nga phải là tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan-M. Chúng gắn liền với sự kiện biên đội tàu Buyan-M của Hạm đội Caspian triển khai tên lửa hành trình Kalibr đã tấn công các mục tiêu khủng bố tại Syria cách đó hàng ngàn km gây chấn động toàn thế giới.
Đại diện tiêu biểu nhất cho các tàu lớp Buyan-M là Grad Sviyazhsk và Uglich được đưa vào trang bị liên tiếp trong tháng 3 và tháng 4 năm 2013.
Đứng ngay sau tàu hộ vệ lớp Buyan-M là tàu hộ vệ tàng hình mang tên lửa thuộc Project 11356 Đô đốc Grigorovich. Nó là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Nga hiện nay. Điểm nổi bật nhất của tàu Đô đốc Grigorovich chính là hệ thống vũ khí đồ sộ của nó với hải pháo A-190 Arsenal 100mm, tên lửa hành trình Kalibr, tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm 3S90M Shtil-1 và hệ thống vũ khí chống ngầm.
Vị trí tiếp theo thuộc về một tàu Buyan-M khác là Velikiy Ustyug được trang bị từ năm 2014 với hệ thống vũ khí tương tự như Grad Sviyazhsk và Uglich với tổ hợp rocket phóng loạt Grad-M, tên lửa hành trình Kalibr, tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Komar và súng phóng lựu chống người nhái DP-65.
Đô đốc Essen là tàu thứ hai thuộc lớp tàu hộ vệ tàng hình mang tên lửa Project 11356 được đưa vào trang bị trong Hạm đội Biển Đen vào tháng 5/2014 và tiếp theo sau đó là tàu Đô đốc Makarov vào tháng 9/2015.