Theo Đài tiếng nói nước Nga, nhóm tàu chiến đấu Hạm đội Thái Bình Dương Nga đang chuẩn bị chuyến thăm Australia và Việt Nam. Trong số các tàu sang thăm Việt Nam, đáng lưu ý là có sự xuất hiện của tàu tuần dương tên lửa Varyag – chiến hạm lớn thứ 2 nước Nga. Tàu tuần dương tên lửa Varyag (số hiệu 011) thuộc lớp tàu Slava Project 1164 được hạ thủy năm 1983, biên chế chính thức năm 1989 trong Hải quân Liên Xô. Từ năm 1990, Varyag được điều tới Hạm đội Thái Bình Dương.
Tuần dương hạm tên lửa thuộc lớp Slava có lượng giãn nước toàn tải 12.500 tấn, chiều dài tổng thể 186,4m. Với kích cỡ này, nếu không tính tới tàu sân bay thì đây được coi là tàu chiến trang bị động cơ thông thường lớn nhất thế giới, nhưng nếu bỏ qua yếu tố đó thì Slava chỉ được xếp sau “ông vua chiến hạm” Kirov – tuần dương hạm tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Nga.
Tuần dương hạm tên lửa Varyag thuộc lớp Slava được thiết kế trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh cho phép tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt biển (kể cả tàu sân bay), trên không ở tầm xa. Trong tác chiến chống tàu mặt nước, lớp Slava trang bị 16 đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-500 đặt trong 16 ống phóng bố trí 2 bên sườn tàu.
Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-500 được coi là một trong những vũ khí chống tàu sân bay “nguy hiểm” nhất thế giới. P-500 mang đầu đạn thông thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton, tầm bắn 550km (hoặc 700km với biến thể cải tiến P-1000), tốc độ bay Mach 2,5. Trong ảnh là 2 ống phóng trên tàu chiến lớp Slava đang trong tư thế chiến đấu. Khả năng phòng không của tuần dương hạm tên lửa lớp Slava cũng cực kỳ nguy hiểm với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300F đặt ở các bệ phóng đứng (64 ống) đặt gần giữa thân tàu. Đạn tên lửa hệ thống S-300F có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn 7-90km, độ cao 25m tới 25km. Trong ảnh là tuần dương hạm Varyag phóng đạn tên lửa S-300F trong một cuộc tập trận. Ngoài ra, lớp Slava còn trang bị 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-M (trong ảnh) có tầm bắn xa đến 15km, độ cao 12km, cơ số 40 đạn tên lửa. Nếu như “kẻ thù” vượt qua 2 tấm lá chắn S-300 và OSA-M thì chúng sẽ đối phó với “cơn mưa đạn” từ 6 tháp pháo phòng không cao tốc AK-630 (trong ảnh). Trong tác chiến chống tàu ngầm, lớp Slava trang bị 2 giàn phóng rocket chống ngầm RBU-6000 (tầm bắn 5,8km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và 10 ống phóng ngư lôi 533mm.
Ngoài ra, ở đuôi tàu còn có sân đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống tàu ngầm Kamov Ka-27.
Tàu còn được trang bị một tháp pháo AK-130 2 nòng cỡ 130mm có tầm bắn gần 30km.
Tuần dương hạm lớp Slava có thể hành trình liên tục 19.000km, tốc độ lên tới 32 hải lý/h, thủy thủ đoàn 480 người.
Theo Đài tiếng nói nước Nga, nhóm tàu chiến đấu Hạm đội Thái Bình Dương Nga đang chuẩn bị chuyến thăm Australia và Việt Nam. Trong số các tàu sang thăm Việt Nam, đáng lưu ý là có sự xuất hiện của tàu tuần dương tên lửa Varyag – chiến hạm lớn thứ 2 nước Nga.
Tàu tuần dương tên lửa Varyag (số hiệu 011) thuộc lớp tàu Slava Project 1164 được hạ thủy năm 1983, biên chế chính thức năm 1989 trong Hải quân Liên Xô. Từ năm 1990, Varyag được điều tới Hạm đội Thái Bình Dương.
Tuần dương hạm tên lửa thuộc lớp Slava có lượng giãn nước toàn tải 12.500 tấn, chiều dài tổng thể 186,4m. Với kích cỡ này, nếu không tính tới tàu sân bay thì đây được coi là tàu chiến trang bị động cơ thông thường lớn nhất thế giới, nhưng nếu bỏ qua yếu tố đó thì Slava chỉ được xếp sau “ông vua chiến hạm” Kirov – tuần dương hạm tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Nga.
Tuần dương hạm tên lửa Varyag thuộc lớp Slava được thiết kế trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh cho phép tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt biển (kể cả tàu sân bay), trên không ở tầm xa.
Trong tác chiến chống tàu mặt nước, lớp Slava trang bị 16 đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-500 đặt trong 16 ống phóng bố trí 2 bên sườn tàu.
Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-500 được coi là một trong những vũ khí chống tàu sân bay “nguy hiểm” nhất thế giới. P-500 mang đầu đạn thông thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton, tầm bắn 550km (hoặc 700km với biến thể cải tiến P-1000), tốc độ bay Mach 2,5. Trong ảnh là 2 ống phóng trên tàu chiến lớp Slava đang trong tư thế chiến đấu.
Khả năng phòng không của tuần dương hạm tên lửa lớp Slava cũng cực kỳ nguy hiểm với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300F đặt ở các bệ phóng đứng (64 ống) đặt gần giữa thân tàu.
Đạn tên lửa hệ thống S-300F có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn 7-90km, độ cao 25m tới 25km. Trong ảnh là tuần dương hạm Varyag phóng đạn tên lửa S-300F trong một cuộc tập trận.
Ngoài ra, lớp Slava còn trang bị 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-M (trong ảnh) có tầm bắn xa đến 15km, độ cao 12km, cơ số 40 đạn tên lửa.
Nếu như “kẻ thù” vượt qua 2 tấm lá chắn S-300 và OSA-M thì chúng sẽ đối phó với “cơn mưa đạn” từ 6 tháp pháo phòng không cao tốc AK-630 (trong ảnh).
Trong tác chiến chống tàu ngầm, lớp Slava trang bị 2 giàn phóng rocket chống ngầm RBU-6000 (tầm bắn 5,8km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và 10 ống phóng ngư lôi 533mm.
Ngoài ra, ở đuôi tàu còn có sân đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống tàu ngầm Kamov Ka-27.
Tàu còn được trang bị một tháp pháo AK-130 2 nòng cỡ 130mm có tầm bắn gần 30km.
Tuần dương hạm lớp Slava có thể hành trình liên tục 19.000km, tốc độ lên tới 32 hải lý/h, thủy thủ đoàn 480 người.