Tạp chí Jane's Defence Weekly dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Hàn Quốc sẽ tặng một chiếc tàu hộ vệ tên lửa đã qua sử dụng lớp Po Hang cho Hải quân Philippines. Dự kiến, việc bàn giao sẽ diễn ra vào cuối năm 2014. Pohang là lớp tàu hộ vệ đa năng được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, tác chiến chống tàu mặt nước và tàu ngầm. Được khởi đóng từ đầu những năm 1980 cho tới đầu 1990, có tới 24 chiếc được hoàn thiện (hiện chỉ còn 21 chiếc phục vụ). Hiện nay, Hàn Quốc dần loại biên chế lớp tàu này và thay thế bằng lớp Incheon hiện đại hơn. Số tàu được loại biên có lẽ dành cho việc viện trợ, trước Philippines thì Hàn Quốc đã tặng một chiếc cho Hải quân Colombia.
Pohang được chế tạo với 2 biến thể chính phục vụ cho 2 mục đích: chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm. Vì vậy, cấu hình vũ khí, hệ thống điện tử trang bị có phần khác biệt, dù vậy thì kích thước thì tương đương nhau (lượng giãn nước khoảng 1.200 tấn, dài 88,3m, rộng 10m). Trong ảnh là chiếc Gyeongju (PCC-758) được biên chế năm 1986, cấu hình cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước bằng tên lửa hành trình Exocet MM38.
Trong ảnh là chiếc Cheonan (PCC-772) được cấu hình cho nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm bằng ngư lôi và bom chìm. Tuy nhiên, chiếc tàu này đã bị đánh chìm hồi tháng 4/2010, phía Hàn Quốc luôn cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm vụ việc.
Hỏa lực chính của 2 tàu tương đồng nhau về việc cùng dùng pháo hạm 76,2mm OTO Melara nhưng khác về số lượng (cấu hình chống tàu mặt nước chỉ có 1 bệ còn chống tàu ngầm có 2 bệ).
Hai biến thể của Pohang không có tên lửa phòng không mà chỉ được trang bị 2 bệ pháo tự động 30mm hoặc pháo Breda 40mm nòng kép. Trong ảnh là bệ pháo tự động 40mm nòng kép trên cấu hình chống ngầm khai hỏa.
Cấu hình chống ngầm tuy được thiết kế để săn lùng “sát thủ dưới lòng đại dương” nhưng hỏa lực chống tàu mặt nước cũng rất đáng gờm với 4 tên lửa Harpoon đạt tầm bắn 130km.
Trong khi đó, cấu hình chống tàu mặt nước chỉ được trang bị 2 tên lửa hành trình MM38 Exocet kiểu cũ, đạt tầm phóng khoảng 42km.
Hiện vẫn chưa rõ Hàn Quốc sẽ cung cấp biến thể Po Hang nào cho Hải quân Philippines. Dù vậy, nếu Hàn Quốc giữ nguyên cấu hình trang bị tên lửa cho tàu viện trợ sẽ giúp Philippines tăng đáng kể sức mạnh. Bởi trong suốt lịch sử hải quân, Philippines chưa bao giờ sở hữu tàu tên lửa. Trong ảnh là chiến hạm mạnh nhất Philippines có tuổi đời hơn nửa thế kỷ, được trang bị 3 pháo 76,2mm, 3 pháo 40mm, 6 pháo 20mm và 4 súng máy 12,7mm.
Trong khi đó, 2 chiến hạm mới nhất và lớn nhất của Hải quân Philippines thuộc lớp Hamilton (mua lại của Mỹ) chỉ được trang bị vẻn vẹn một khẩu pháo 76,2mm và 2 pháo 25mm.
Tạp chí Jane's Defence Weekly dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Hàn Quốc sẽ tặng một chiếc tàu hộ vệ tên lửa đã qua sử dụng lớp Po Hang cho Hải quân Philippines. Dự kiến, việc bàn giao sẽ diễn ra vào cuối năm 2014.
Pohang là lớp tàu hộ vệ đa năng được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, tác chiến chống tàu mặt nước và tàu ngầm. Được khởi đóng từ đầu những năm 1980 cho tới đầu 1990, có tới 24 chiếc được hoàn thiện (hiện chỉ còn 21 chiếc phục vụ). Hiện nay, Hàn Quốc dần loại biên chế lớp tàu này và thay thế bằng lớp Incheon hiện đại hơn. Số tàu được loại biên có lẽ dành cho việc viện trợ, trước Philippines thì Hàn Quốc đã tặng một chiếc cho Hải quân Colombia.
Pohang được chế tạo với 2 biến thể chính phục vụ cho 2 mục đích: chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm. Vì vậy, cấu hình vũ khí, hệ thống điện tử trang bị có phần khác biệt, dù vậy thì kích thước thì tương đương nhau (lượng giãn nước khoảng 1.200 tấn, dài 88,3m, rộng 10m). Trong ảnh là chiếc Gyeongju (PCC-758) được biên chế năm 1986, cấu hình cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước bằng tên lửa hành trình Exocet MM38.
Trong ảnh là chiếc Cheonan (PCC-772) được cấu hình cho nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm bằng ngư lôi và bom chìm. Tuy nhiên, chiếc tàu này đã bị đánh chìm hồi tháng 4/2010, phía Hàn Quốc luôn cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm vụ việc.
Hỏa lực chính của 2 tàu tương đồng nhau về việc cùng dùng pháo hạm 76,2mm OTO Melara nhưng khác về số lượng (cấu hình chống tàu mặt nước chỉ có 1 bệ còn chống tàu ngầm có 2 bệ).
Hai biến thể của Pohang không có tên lửa phòng không mà chỉ được trang bị 2 bệ pháo tự động 30mm hoặc pháo Breda 40mm nòng kép. Trong ảnh là bệ pháo tự động 40mm nòng kép trên cấu hình chống ngầm khai hỏa.
Cấu hình chống ngầm tuy được thiết kế để săn lùng “sát thủ dưới lòng đại dương” nhưng hỏa lực chống tàu mặt nước cũng rất đáng gờm với 4 tên lửa Harpoon đạt tầm bắn 130km.
Trong khi đó, cấu hình chống tàu mặt nước chỉ được trang bị 2 tên lửa hành trình MM38 Exocet kiểu cũ, đạt tầm phóng khoảng 42km.
Hiện vẫn chưa rõ Hàn Quốc sẽ cung cấp biến thể Po Hang nào cho Hải quân Philippines. Dù vậy, nếu Hàn Quốc giữ nguyên cấu hình trang bị tên lửa cho tàu viện trợ sẽ giúp Philippines tăng đáng kể sức mạnh. Bởi trong suốt lịch sử hải quân, Philippines chưa bao giờ sở hữu tàu tên lửa. Trong ảnh là chiến hạm mạnh nhất Philippines có tuổi đời hơn nửa thế kỷ, được trang bị 3 pháo 76,2mm, 3 pháo 40mm, 6 pháo 20mm và 4 súng máy 12,7mm.
Trong khi đó, 2 chiến hạm mới nhất và lớn nhất của Hải quân Philippines thuộc lớp Hamilton (mua lại của Mỹ) chỉ được trang bị vẻn vẹn một khẩu pháo 76,2mm và 2 pháo 25mm.