Theo hãng thông tấn Sputnik, vào hôm 17/11 Nga đã chính thức điều động các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160, Tu-95 và Tu-22 thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu thuộc phiến quân IS tại Syria. Trong ảnh là máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tupolev Tu-160 “Blackjack” của Không quân Nga.Bên cạnh đó, Liên minh chống IS của Phương tây gồm các thành viên chủ chốt do Mỹ dẫn đầu gồm Anh, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Saudi Arabia và Qatar cũng đã tăng cường độ các đợt không kích nhằm vào phiến quân IS, đặc biệt là Pháp sau vụ khủng bố hôm 13/11 vào Paris gây chấn động toàn bộ Châu Âu. Hình ảnh máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 của Không quân Nga.Một thay đổi lớn khác trong các đợt không kích chống phiến quân IS gần đây là việc Nga và Pháp đã bắt tay nhau nhằm tiêu diệt tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới nay, không chỉ trong lãnh thổ Syria mà còn ở Iraq hay Lybia.Về mặt cơ bản cuộc chiến chống IS đã có bước thay đổi khá lớn khi nó dành được sự ủng hộ nhiều hơn từ Châu âu và đặc biệt là sự cứng rắn của Nga trong vấn đề Syria. Ảnh: Một chiếc tiêm kích-bom Su-34 của Không quân Nga tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria.Ngoài các máy bay chiến đấu có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, Nga còn điều động cả phi đội tiêm kích đa năng Su-30SM nhằm bảo vệ an toàn cho các nhiệm vụ không kích, khi nhiều quốc gia khác cũng đang tiến hành các hoạt động quân sự ở Syria.Trong ảnh là hai chiếc cường kích Su-25SM của Nga được triển khai phục vụ cho hoạt động không kích ở Syria.Đứng sau Nga về cường độ không kích tại Syria không ai khác là Mỹ khi quốc gia này huy động gần như tất cả các loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của mình. Tuy nhiên hiệu quả của các đợt không kích của liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu thường bị đánh giá là chưa đi vào thực chất.Ngoài các loại máy bay chiến đấu có người lái, Không quân Mỹ còn sử dụng cả các loại máy bay tấn công không người lái trong các đợt không kích tại Syria. Trong ảnh là một máy bay không người lái MQ-1 Predator của Không quân Mỹ.Những chiếc tiêm kích đa năng McDonnell Douglas F-15E Strike Eagle Không quân Mỹ.Một quốc gia khác là Iran cũng được cho là đang thực hiện các chiến dịch không kích chống lại IS và các tổ chức khủng bố tại Syria. Dù có lực lượng không quân không thực sự mạnh nhưng Iran cũng gây ra thiệt hại đáng kể cho IS trong thời gian gần đây.Trong một số đợt không kích chống lại IS tại Syria và Iraq Không quân Mỹ cũng điều động cả máy bay ném bom chiến lược tầm xa Rockwell B-1 Lancer.Tuy nhiên mẫu máy bay chiến đấu mà Không quân Mỹ sử dụng nhiều nhất tại Syria vẫn là những chiếc cường kích A-10 Thunderbolt II.Trong ảnh là những chiếc tiêm kích đa năng Dassault Rafale M của Hải quân Pháp trên tàu sân bay Charles de Gaulle đang trên đường tới Địa Trung Hải tham chiến chống IS.Không quân các nước Phương tây như Anh, Đức và Italia đa phần đều sử dụng những chiếc tiêm kích bom Panavia Tornado cho các đợt không kích tại Syria hoặc Iraq.Dù bị tổn thất nặng nề sau hơn 5 năm nội chiến nhưng Không quân Syria vẫn có thể tiếp tục duy trì các đợt không kích vào các nhóm khủng bố và IS ở một số khu vực nhất định. Chủ yếu bằng các loại tiêm kích đánh chặn như MiG-23 và MiG-21.Trong ảnh là một phi công lái máy bay chiến đấu thuộc Không quân Syria với chiếc MiG-21 của mình.
Theo hãng thông tấn Sputnik, vào hôm 17/11 Nga đã chính thức điều động các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160, Tu-95 và Tu-22 thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu thuộc phiến quân IS tại Syria. Trong ảnh là máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tupolev Tu-160 “Blackjack” của Không quân Nga.
Bên cạnh đó, Liên minh chống IS của Phương tây gồm các thành viên chủ chốt do Mỹ dẫn đầu gồm Anh, Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Saudi Arabia và Qatar cũng đã tăng cường độ các đợt không kích nhằm vào phiến quân IS, đặc biệt là Pháp sau vụ khủng bố hôm 13/11 vào Paris gây chấn động toàn bộ Châu Âu. Hình ảnh máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 của Không quân Nga.
Một thay đổi lớn khác trong các đợt không kích chống phiến quân IS gần đây là việc Nga và Pháp đã bắt tay nhau nhằm tiêu diệt tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới nay, không chỉ trong lãnh thổ Syria mà còn ở Iraq hay Lybia.
Về mặt cơ bản cuộc chiến chống IS đã có bước thay đổi khá lớn khi nó dành được sự ủng hộ nhiều hơn từ Châu âu và đặc biệt là sự cứng rắn của Nga trong vấn đề Syria. Ảnh: Một chiếc tiêm kích-bom Su-34 của Không quân Nga tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria.
Ngoài các máy bay chiến đấu có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, Nga còn điều động cả phi đội tiêm kích đa năng Su-30SM nhằm bảo vệ an toàn cho các nhiệm vụ không kích, khi nhiều quốc gia khác cũng đang tiến hành các hoạt động quân sự ở Syria.
Trong ảnh là hai chiếc cường kích Su-25SM của Nga được triển khai phục vụ cho hoạt động không kích ở Syria.
Đứng sau Nga về cường độ không kích tại Syria không ai khác là Mỹ khi quốc gia này huy động gần như tất cả các loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của mình. Tuy nhiên hiệu quả của các đợt không kích của liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu thường bị đánh giá là chưa đi vào thực chất.
Ngoài các loại máy bay chiến đấu có người lái, Không quân Mỹ còn sử dụng cả các loại máy bay tấn công không người lái trong các đợt không kích tại Syria. Trong ảnh là một máy bay không người lái MQ-1 Predator của Không quân Mỹ.
Những chiếc tiêm kích đa năng McDonnell Douglas F-15E Strike Eagle Không quân Mỹ.
Một quốc gia khác là Iran cũng được cho là đang thực hiện các chiến dịch không kích chống lại IS và các tổ chức khủng bố tại Syria. Dù có lực lượng không quân không thực sự mạnh nhưng Iran cũng gây ra thiệt hại đáng kể cho IS trong thời gian gần đây.
Trong một số đợt không kích chống lại IS tại Syria và Iraq Không quân Mỹ cũng điều động cả máy bay ném bom chiến lược tầm xa Rockwell B-1 Lancer.
Tuy nhiên mẫu máy bay chiến đấu mà Không quân Mỹ sử dụng nhiều nhất tại Syria vẫn là những chiếc cường kích A-10 Thunderbolt II.
Trong ảnh là những chiếc tiêm kích đa năng Dassault Rafale M của Hải quân Pháp trên tàu sân bay Charles de Gaulle đang trên đường tới Địa Trung Hải tham chiến chống IS.
Không quân các nước Phương tây như Anh, Đức và Italia đa phần đều sử dụng những chiếc tiêm kích bom Panavia Tornado cho các đợt không kích tại Syria hoặc Iraq.
Dù bị tổn thất nặng nề sau hơn 5 năm nội chiến nhưng Không quân Syria vẫn có thể tiếp tục duy trì các đợt không kích vào các nhóm khủng bố và IS ở một số khu vực nhất định. Chủ yếu bằng các loại tiêm kích đánh chặn như MiG-23 và MiG-21.
Trong ảnh là một phi công lái máy bay chiến đấu thuộc Không quân Syria với chiếc MiG-21 của mình.