Trong số các loại máy bay chiến đấu đang hoạt động tại khu vực Đông Nam Á thì tiêm kích hạng nhẹ F-5 (Mỹ sản xuất) là loại máy bay được các quốc gia sử dụng phổ biến nhất, 4 quốc gia (gồm Indonesia; Malaysia; Thái Lan và Singapore). Hiện nay, trong biên chế Không quân Indonesia sử dụng 11 chiếc thuộc biến thể F-5E/F Tiger II. Biến thể F-5E/F Tiger II dài 14,45m, cao 4,08m, sải cánh 8,13m, trọng lượng cất cánh tối đa 11,2 tấn. Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cho phép đạt tốc độ tối đa 1.700km/h, bán kính chiến đấu 700km. Trong ảnh là một chiếc F-5E (phía ngoài) và F-5F 2 chỗ ngồi (phía trong) của Không quân Indonesia đồng loạt cất cánh. Tiêm kích F-5E trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/APQ-159 có tầm trinh sát khoảng 37km. Tương lai gần, Không quân Indonesia sẽ thay thế toàn bộ F-5E bằng tiêm kích F-16C/D Block 25 mua của Mỹ. F-5E thiết kế với 2 pháo 20mm trong thân, 7 giá treo trên cánh mang tổng cộng 3,2 tấn vũ khí gồm: tối đa 4 tên lửa không đối không AIM-9; tối đa 2 tên lửa không đối đất AGM-65; bom không điều khiển và rocket cỡ 70/127mm. Trong ảnh là F-5E của Không quân Malaysia.Không quân Hoàng gia Malaysia có 13 chiếc trong biên chế. Không quân Hoàng gia Thái Lan có trong trang bị 27 chiếc thuộc 3 biến thể F-5E/F/T. Trong đó, biến thể F-5T được nâng cấp từ F-5E với radar điều khiển hỏa lực mới, EL/M-2032 có tầm trinh sát tới 150km, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt một trong số đó. Trong chế độ không đối đất, có thể phát hiện mục tiêu mặt đất ở cự ly xa 150km, chế độ không đối hải là tới 300km. Không quân Singapore đang sở hữu phi đội F-5 lớn nhất lên tới 49 chiếc gồm 3 biến thể: 32 chiếc F-5S; 9 F-5T và 8 RF-5S (biến thể trinh sát). Trong số này, biến thể F-5S được nâng cấp từ F-5E trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực FIAR Grifo-F và có khả năng mang tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 hiện đại.Điều đặc biệt là những chiếc F-5 của Singapore còn được nâng cấp với hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài 4 nước trên, trong quá khứ Không quân Philippines cũng sử dụng vài chục chiếc F-5A/B thế hệ 1 của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5. Tuy nhiên, toàn bộ số máy bay này đều đã nghỉ hưu. Trong ảnh là một chiếc F-5A của Không quân Philippines tại căn cứ Clark năm 1982. Không quân Nhân dân Việt Nam cũng từng sử dụng máy bay F-5E/F thu giữ được từ Quân đội Sài Gòn sau năm 1975. Tất cả đều đã nghỉ hưu từ những năm 1980.
Trong số các loại máy bay chiến đấu đang hoạt động tại khu vực Đông Nam Á thì tiêm kích hạng nhẹ F-5 (Mỹ sản xuất) là loại máy bay được các quốc gia sử dụng phổ biến nhất, 4 quốc gia (gồm Indonesia; Malaysia; Thái Lan và Singapore).
Hiện nay, trong biên chế Không quân Indonesia sử dụng 11 chiếc thuộc biến thể F-5E/F Tiger II.
Biến thể F-5E/F Tiger II dài 14,45m, cao 4,08m, sải cánh 8,13m, trọng lượng cất cánh tối đa 11,2 tấn. Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cho phép đạt tốc độ tối đa 1.700km/h, bán kính chiến đấu 700km. Trong ảnh là một chiếc F-5E (phía ngoài) và F-5F 2 chỗ ngồi (phía trong) của Không quân Indonesia đồng loạt cất cánh.
Tiêm kích F-5E trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/APQ-159 có tầm trinh sát khoảng 37km. Tương lai gần, Không quân Indonesia sẽ thay thế toàn bộ F-5E bằng tiêm kích F-16C/D Block 25 mua của Mỹ.
F-5E thiết kế với 2 pháo 20mm trong thân, 7 giá treo trên cánh mang tổng cộng 3,2 tấn vũ khí gồm: tối đa 4 tên lửa không đối không AIM-9; tối đa 2 tên lửa không đối đất AGM-65; bom không điều khiển và rocket cỡ 70/127mm. Trong ảnh là F-5E của Không quân Malaysia.
Không quân Hoàng gia Malaysia có 13 chiếc trong biên chế.
Không quân Hoàng gia Thái Lan có trong trang bị 27 chiếc thuộc 3 biến thể F-5E/F/T.
Trong đó, biến thể F-5T được nâng cấp từ F-5E với radar điều khiển hỏa lực mới, EL/M-2032 có tầm trinh sát tới 150km, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu và dẫn hướng tên lửa diệt một trong số đó. Trong chế độ không đối đất, có thể phát hiện mục tiêu mặt đất ở cự ly xa 150km, chế độ không đối hải là tới 300km.
Không quân Singapore đang sở hữu phi đội F-5 lớn nhất lên tới 49 chiếc gồm 3 biến thể: 32 chiếc F-5S; 9 F-5T và 8 RF-5S (biến thể trinh sát).
Trong số này, biến thể F-5S được nâng cấp từ F-5E trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực FIAR Grifo-F và có khả năng mang tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 hiện đại.
Điều đặc biệt là những chiếc F-5 của Singapore còn được nâng cấp với hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.
Ngoài 4 nước trên, trong quá khứ Không quân Philippines cũng sử dụng vài chục chiếc F-5A/B thế hệ 1 của dòng tiêm kích hạng nhẹ F-5. Tuy nhiên, toàn bộ số máy bay này đều đã nghỉ hưu. Trong ảnh là một chiếc F-5A của Không quân Philippines tại căn cứ Clark năm 1982.
Không quân Nhân dân Việt Nam cũng từng sử dụng máy bay F-5E/F thu giữ được từ Quân đội Sài Gòn sau năm 1975. Tất cả đều đã nghỉ hưu từ những năm 1980.