Theo tạp chí quân sự Jane’s, Không quân Mỹ đã chính thức đưa vào lại biên chế một chiếc máy bay ném bom B-52H sau sáu năm được niêm cất tại căn cứ không quân Davis-Monthan ở Arizona hay còn được biết tới với cái tên nghĩa địa máy bay.Được biết chiếc B-52 trên đã có niên hạn hoạt động hơn 50 năm và đã trải qua nhiều đợt nâng cấp khác nhau, nó được đặt trên là “Ghost Rider” và có tên mã là 6-1007. Sau khi được lấy ra từ Boneyard, “Ghost Rider” được chuyển về căn cứ không quân Tinker ở Oklahoma để phục hồi.Thời gian phục hồi chiếc B-52H trên kéo dài tới 19 tháng với khoảng 45.000 giờ công trước khi có thể tham chiến trở lại trong biên chế Liên đội máy bay ném bom số 5 thuộc Bộ Chỉ huy Tiến công toàn cầu (AFGSC).Không quân Mỹ công bố kế hoạch tái trang bị “Ghost Rider” từ tháng 2/2015 để duy trì phi đội gồm 76 chiếc B-52H của nước này sau khi một chiếc B-52H khác gặp tai nạn vào năm 2014 tại căn cứ không Barksdale ở Louisiana.Ở thời kỳ đỉnh cao của mình phi đội B-52 của Mỹ lên tới 744 chiếc nhưng sau Chiến tranh Lạnh con số này chỉ còn 76 chiếc theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược ký với Nga. Biến thể hiện đại nhất của B-52 hiện nay vẫn là B-52H.B-52 cũng là dòng máy bay ném bom có tuổi thọ lâu đời nhất còn phục vụ trong Không quân Mỹ, khi được trang bị lần đầu tiên trong giai đoạn từ năm 1955-1956 và cho đến nay đã 60 năm. B-52 cũng đóng vai trò quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Quân đội Mỹ khi nó có thể triển khai các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật từ bom cho tới tên lửa.Trong ảnh là chiếc B-52H “Ghost Rider” cất cánh trở lại bầu trời sau 6 năm bị bỏ hoang.Một chiếc B-52H có khả năng mang theo tới 31 tấn vũ khí các loại gồm bom thông dụng, tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân. Nó có tầm hoạt động lên tới hơn 7.200km với phi hành đoàn chỉ tầm 5 người.
Theo tạp chí quân sự Jane’s, Không quân Mỹ đã chính thức đưa vào lại biên chế một chiếc máy bay ném bom B-52H sau sáu năm được niêm cất tại căn cứ không quân Davis-Monthan ở Arizona hay còn được biết tới với cái tên nghĩa địa máy bay.
Được biết chiếc B-52 trên đã có niên hạn hoạt động hơn 50 năm và đã trải qua nhiều đợt nâng cấp khác nhau, nó được đặt trên là “Ghost Rider” và có tên mã là 6-1007. Sau khi được lấy ra từ Boneyard, “Ghost Rider” được chuyển về căn cứ không quân Tinker ở Oklahoma để phục hồi.
Thời gian phục hồi chiếc B-52H trên kéo dài tới 19 tháng với khoảng 45.000 giờ công trước khi có thể tham chiến trở lại trong biên chế Liên đội máy bay ném bom số 5 thuộc Bộ Chỉ huy Tiến công toàn cầu (AFGSC).
Không quân Mỹ công bố kế hoạch tái trang bị “Ghost Rider” từ tháng 2/2015 để duy trì phi đội gồm 76 chiếc B-52H của nước này sau khi một chiếc B-52H khác gặp tai nạn vào năm 2014 tại căn cứ không Barksdale ở Louisiana.
Ở thời kỳ đỉnh cao của mình phi đội B-52 của Mỹ lên tới 744 chiếc nhưng sau Chiến tranh Lạnh con số này chỉ còn 76 chiếc theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược ký với Nga. Biến thể hiện đại nhất của B-52 hiện nay vẫn là B-52H.
B-52 cũng là dòng máy bay ném bom có tuổi thọ lâu đời nhất còn phục vụ trong Không quân Mỹ, khi được trang bị lần đầu tiên trong giai đoạn từ năm 1955-1956 và cho đến nay đã 60 năm. B-52 cũng đóng vai trò quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Quân đội Mỹ khi nó có thể triển khai các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật từ bom cho tới tên lửa.
Trong ảnh là chiếc B-52H “Ghost Rider” cất cánh trở lại bầu trời sau 6 năm bị bỏ hoang.
Một chiếc B-52H có khả năng mang theo tới 31 tấn vũ khí các loại gồm bom thông dụng, tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân. Nó có tầm hoạt động lên tới hơn 7.200km với phi hành đoàn chỉ tầm 5 người.