1. AK-47: đây là mẫu súng trường tiến công tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới, được nhà thiết kế quân sự Mikhail T. Kalashnikov của Liên Xô sáng chế vào cuối những năm 1940. AK-47 không chỉ là loại súng trường phổ biến nhất thế giới trong thế kỷ 20, mà nó còn là biểu tượng của chiến tranh hiện đại. Dù đã phục vụ hơn nữa thế kỷ nhưng AK-47 vẫn thể hiện mình là một loại vũ khí đáng tin cậy và là mẫu súng trường tiến công tiêu chuẩn ở quân đội nhiều nước trên thế giới.AK-47 là mẫu súng trường tấn công mạnh mẽ, sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7,62mm của Liên Xô với tầm hiệu quả ở khoảng cách 350m và tầm bắn tối đa là 1.000m. Tốc độ bắn trên lý thuyết của AK-47 có thể đạt tới 600 viên/phút với sơ tốc đầu đạn là 715m/s. Nguyên lý hoạt động của AK-47 khá đơn giản và không đòi hỏi người sử dụng quá hiểu am hiểu về vũ khí, bên cạnh đó nó lại ít đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên trong quá trình sử dụng và với giá thành rẻ hơn nhiều so với vũ khí Mỹ.Ước tính cho đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 100 triệu khẩu AK-47 được sản xuất trên toàn thế giới, chủ yếu là tại Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Ai Cập và Nam Tư cũ. Ngay cả các quốc gia không phải đồng minh với Liên Xô trước đây như Israel hay Phần Lan cũng tiến hành sản xuất các biến thể khác nhau của AK-47.2. M-16: là mẫu súng trường tiến công tiêu chuẩn có lịch sử phát triển dài nhất của Quân đội Mỹ, nó được thiết kế dựa trên mẫu súng trường tiến công AR-15. Quân đội Mỹ chính thức đưa M-16 vào biên chế chính thức vào năm 1965 tại chiến trường Việt Nam, mặc dù được giới tướng lính Mỹ lúc đó ca ngợi là mẫu mẫu súng trường của tương lai nhưng trên thực tế trên chiến trường M-16 lại không hoàn hảo như quảng cáo.Súng trường tấn công M16 sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 5,56mm của NATO, việc dùng cỡ đạn trên giúp làm giảm độ giật cũng như tăng độ chính xác khi bắn của M-16. Với tầm bắn hiệu quả lên tới 600m, tốc độ bắn từ 700-900 viên/phút với sơ tốc đầu đạn là 984m/s. Tuy có thời gian phát triển khá dài nhưng M-16 và các biến thể của nó sau này vẫn mắc phải một số nhược điểm nhất định trong quá trình sử dụng, bên cạnh đó M-16 cũng đòi hỏi phải được bảo dưỡng thường xuyên và có chi phí sản xuất khá cao.M16 và các biến thể của nó là loại vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ và các quốc gia đồng minh. Hiện tại đã có ít nhất 8 triệu khẩu đã được sản xuất trên toàn thế giới, với biến thể mới nhất M16A4. Đây cũng là nguyên mẫu để Mỹ phát triển mẫu súng carbine M4A1, một trong những mẫu súng bộ binh phổ biến nhất thế giới hiện nay.3. M240: súng máy M240 là mẫu vũ khí tiêu chuẩn được trang bị các đơn vị chiến đấu của Quân đội Mỹ và các quốc gia đồng minh. Nó được đưa vào trang bị lần đầu tiên vào cuối những năm 1970 cho đến nay, M240 có mặt tại hơn 60 quốc gia. Ngoài việc trang bị cho lực lượng bộ binh M240 còn được lắp trên các phương tiện vận chuyển cơ giới hay chiến đấu chuyên dụng như xe tăng, xe bọc thép, máy bay hay tàu chiến.M240 là mẫu súng máy bắn liên thanh sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7,62 của NATO, với trọng lượng nặng khoảng 12,3 kg đối với biến thể M240B. Nó có khả năng bắn với tốc độ từ 750 tới 950 viên/phút và có sơ tốc đầu đạn là 853 m/s. Tầm bắn hiệu quả của M240 là 800m và tối đa là 3725m, bên cạnh đó nó còn có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu của đối phương ở khoảng cách 1.800m.Súng máy M240 được đánh giá là một loại vũ khí có độ tin cậy cao, khả năng hỏa lực mạnh mẽ. Nó có thể tham gia hầu hết mọi nhiệm vụ trên chiến trường từ hỗ trợ hỏa lực, chống lực lượng bộ binh cho đến đối đầu với mẫu xe bọc thép hạng nhẹ. Tuy được đưa vào trang bị đã lâu nhưng M240 vẫn được tiếp tục nâng cấp và phát triển với nhiều biến thể khác nhau để có thể phù hợp hơn trong môi trường chiến tranh hiện đại.4. PKM: là loại súng máy đa chức năng được thiết kế từ thời Liên Xô và hiện tại vẫn được Quân đội Nga sản xuất hàng loạt. PKM được giới thiệu vào đầu những năm 1960 và được phát triển để thay thế cho các loại súng máy SG-43 Goryunov và RPD. Nó có thể được trang bị cho lực lượng chiến đấu bộ binh trên chiến trường hoặc được lắp đặt trên các phương tiện cơ giới, bên cạnh các biến thể cũ, Nga cũng phát triển các phiên bản nâng cấp của PKM sử dụng trong thị trường nội địa và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.Súng máy PKM sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7.62mm của Liên Xô, nó cũng là một trong những thiết kế của kỹ sư Mikhail Kalashnikov - cha đẻ mẫu súng trường tiến công AK-47 huyền thoại. PKM sử dụng một hộp tiếp đạn 100 đến 250 viên, với trọng lượng trung bình là 9kg và có tầm bắn hiệu quả là từ 100m đến 1.000m. PKM có tốc độ bắn từ 650 đến 750 viên/phút với sơ tốc đầu đạn là 825m/s.Để giảm bớt yêu cầu về đào tạo và hậu cần, thiết kế PKM có khá nhiều điểm chung với các dòng súng tiến công AK kể cả độ tin cậy. Việc sử dụng chung một thiết kế thước ngắm cho đến cùng dùng một cỡ đạn tiêu chuẩn tương tự như của AK-47 đã giúp tiết kiệm thời gian huấn luyện binh sĩ và linh động hơn trong tác chiến trên chiến trường. Bên cạnh đó PKM còn có thể được sử dụng như một súng máy phòng không tầm thấp trong một số trường hợp nhất định.5. QBZ-95: là một mẫu súng trường tiến công tiêu chuẩn của Quân đội Trung Quốc, việc xếp QBZ-95 vào danh sách này có phần hơi miễn cưỡng. Nhưng với số lượng được sản xuất lên tới hàng triệu khẩu và với nhiều biển thể khác nhau được phát triển cho tới nay, QBZ-95 hoàn toàn có khả năng trở thành mẫu vũ khí được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.Súng trường tiến công QBZ-95 được Trung Quốc phát triển nhằm thay thế cho mẫu súng trường tiến công Type 56 và các phiên bản của nó được trang bị cho Quân đội Trung Quốc. QBZ-95 sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn là 5,8mm, có tầm bắn hiệu quả là 600m. Tốc độ bắn của QBZ-95 là 650 phút/viên với sơ tốc đầu đạn là 930m/s.QBZ-95 sử dụng thiết kế băng đạn gắn phía sau để giảm chiều dài và cơ động hơn trong môi trường hẹp. Thân của nó được làm bằng vật liệu tổng hợp nên có trọng lượng khá nhẹ, do sử dụng thiết kế băng đạn sau nên độ linh hoạt QBZ-95 khá hạn chế với binh sĩ thuận tay trái. Ngoài các biến thể cơ bản, Trung Quốc còn phát triển các mẫu súng bộ binh khác dựa trên nguyên lý hoạt động của QBZ-95, bên cạnh đó Trung Quốc cũng xuất khẩu các biến thể khác nhau của mẫu súng trường tiến công này nhưng sử dụng cỡ đạn 5,56mm theo chuẩn NATO cho các quốc gia khác trên thế giới.
1. AK-47: đây là mẫu súng trường tiến công tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới, được nhà thiết kế quân sự Mikhail T. Kalashnikov của Liên Xô sáng chế vào cuối những năm 1940. AK-47 không chỉ là loại súng trường phổ biến nhất thế giới trong thế kỷ 20, mà nó còn là biểu tượng của chiến tranh hiện đại. Dù đã phục vụ hơn nữa thế kỷ nhưng AK-47 vẫn thể hiện mình là một loại vũ khí đáng tin cậy và là mẫu súng trường tiến công tiêu chuẩn ở quân đội nhiều nước trên thế giới.
AK-47 là mẫu súng trường tấn công mạnh mẽ, sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7,62mm của Liên Xô với tầm hiệu quả ở khoảng cách 350m và tầm bắn tối đa là 1.000m. Tốc độ bắn trên lý thuyết của AK-47 có thể đạt tới 600 viên/phút với sơ tốc đầu đạn là 715m/s. Nguyên lý hoạt động của AK-47 khá đơn giản và không đòi hỏi người sử dụng quá hiểu am hiểu về vũ khí, bên cạnh đó nó lại ít đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên trong quá trình sử dụng và với giá thành rẻ hơn nhiều so với vũ khí Mỹ.
Ước tính cho đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 100 triệu khẩu AK-47 được sản xuất trên toàn thế giới, chủ yếu là tại Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Ai Cập và Nam Tư cũ. Ngay cả các quốc gia không phải đồng minh với Liên Xô trước đây như Israel hay Phần Lan cũng tiến hành sản xuất các biến thể khác nhau của AK-47.
2. M-16: là mẫu súng trường tiến công tiêu chuẩn có lịch sử phát triển dài nhất của Quân đội Mỹ, nó được thiết kế dựa trên mẫu súng trường tiến công AR-15. Quân đội Mỹ chính thức đưa M-16 vào biên chế chính thức vào năm 1965 tại chiến trường Việt Nam, mặc dù được giới tướng lính Mỹ lúc đó ca ngợi là mẫu mẫu súng trường của tương lai nhưng trên thực tế trên chiến trường M-16 lại không hoàn hảo như quảng cáo.
Súng trường tấn công M16 sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 5,56mm của NATO, việc dùng cỡ đạn trên giúp làm giảm độ giật cũng như tăng độ chính xác khi bắn của M-16. Với tầm bắn hiệu quả lên tới 600m, tốc độ bắn từ 700-900 viên/phút với sơ tốc đầu đạn là 984m/s. Tuy có thời gian phát triển khá dài nhưng M-16 và các biến thể của nó sau này vẫn mắc phải một số nhược điểm nhất định trong quá trình sử dụng, bên cạnh đó M-16 cũng đòi hỏi phải được bảo dưỡng thường xuyên và có chi phí sản xuất khá cao.
M16 và các biến thể của nó là loại vũ khí tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ và các quốc gia đồng minh. Hiện tại đã có ít nhất 8 triệu khẩu đã được sản xuất trên toàn thế giới, với biến thể mới nhất M16A4. Đây cũng là nguyên mẫu để Mỹ phát triển mẫu súng carbine M4A1, một trong những mẫu súng bộ binh phổ biến nhất thế giới hiện nay.
3. M240: súng máy M240 là mẫu vũ khí tiêu chuẩn được trang bị các đơn vị chiến đấu của Quân đội Mỹ và các quốc gia đồng minh. Nó được đưa vào trang bị lần đầu tiên vào cuối những năm 1970 cho đến nay, M240 có mặt tại hơn 60 quốc gia. Ngoài việc trang bị cho lực lượng bộ binh M240 còn được lắp trên các phương tiện vận chuyển cơ giới hay chiến đấu chuyên dụng như xe tăng, xe bọc thép, máy bay hay tàu chiến.
M240 là mẫu súng máy bắn liên thanh sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7,62 của NATO, với trọng lượng nặng khoảng 12,3 kg đối với biến thể M240B. Nó có khả năng bắn với tốc độ từ 750 tới 950 viên/phút và có sơ tốc đầu đạn là 853 m/s. Tầm bắn hiệu quả của M240 là 800m và tối đa là 3725m, bên cạnh đó nó còn có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu của đối phương ở khoảng cách 1.800m.
Súng máy M240 được đánh giá là một loại vũ khí có độ tin cậy cao, khả năng hỏa lực mạnh mẽ. Nó có thể tham gia hầu hết mọi nhiệm vụ trên chiến trường từ hỗ trợ hỏa lực, chống lực lượng bộ binh cho đến đối đầu với mẫu xe bọc thép hạng nhẹ. Tuy được đưa vào trang bị đã lâu nhưng M240 vẫn được tiếp tục nâng cấp và phát triển với nhiều biến thể khác nhau để có thể phù hợp hơn trong môi trường chiến tranh hiện đại.
4. PKM: là loại súng máy đa chức năng được thiết kế từ thời Liên Xô và hiện tại vẫn được Quân đội Nga sản xuất hàng loạt. PKM được giới thiệu vào đầu những năm 1960 và được phát triển để thay thế cho các loại súng máy SG-43 Goryunov và RPD. Nó có thể được trang bị cho lực lượng chiến đấu bộ binh trên chiến trường hoặc được lắp đặt trên các phương tiện cơ giới, bên cạnh các biến thể cũ, Nga cũng phát triển các phiên bản nâng cấp của PKM sử dụng trong thị trường nội địa và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
Súng máy PKM sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7.62mm của Liên Xô, nó cũng là một trong những thiết kế của kỹ sư Mikhail Kalashnikov - cha đẻ mẫu súng trường tiến công AK-47 huyền thoại. PKM sử dụng một hộp tiếp đạn 100 đến 250 viên, với trọng lượng trung bình là 9kg và có tầm bắn hiệu quả là từ 100m đến 1.000m. PKM có tốc độ bắn từ 650 đến 750 viên/phút với sơ tốc đầu đạn là 825m/s.
Để giảm bớt yêu cầu về đào tạo và hậu cần, thiết kế PKM có khá nhiều điểm chung với các dòng súng tiến công AK kể cả độ tin cậy. Việc sử dụng chung một thiết kế thước ngắm cho đến cùng dùng một cỡ đạn tiêu chuẩn tương tự như của AK-47 đã giúp tiết kiệm thời gian huấn luyện binh sĩ và linh động hơn trong tác chiến trên chiến trường. Bên cạnh đó PKM còn có thể được sử dụng như một súng máy phòng không tầm thấp trong một số trường hợp nhất định.
5. QBZ-95: là một mẫu súng trường tiến công tiêu chuẩn của Quân đội Trung Quốc, việc xếp QBZ-95 vào danh sách này có phần hơi miễn cưỡng. Nhưng với số lượng được sản xuất lên tới hàng triệu khẩu và với nhiều biển thể khác nhau được phát triển cho tới nay, QBZ-95 hoàn toàn có khả năng trở thành mẫu vũ khí được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Súng trường tiến công QBZ-95 được Trung Quốc phát triển nhằm thay thế cho mẫu súng trường tiến công Type 56 và các phiên bản của nó được trang bị cho Quân đội Trung Quốc. QBZ-95 sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn là 5,8mm, có tầm bắn hiệu quả là 600m. Tốc độ bắn của QBZ-95 là 650 phút/viên với sơ tốc đầu đạn là 930m/s.
QBZ-95 sử dụng thiết kế băng đạn gắn phía sau để giảm chiều dài và cơ động hơn trong môi trường hẹp. Thân của nó được làm bằng vật liệu tổng hợp nên có trọng lượng khá nhẹ, do sử dụng thiết kế băng đạn sau nên độ linh hoạt QBZ-95 khá hạn chế với binh sĩ thuận tay trái. Ngoài các biến thể cơ bản, Trung Quốc còn phát triển các mẫu súng bộ binh khác dựa trên nguyên lý hoạt động của QBZ-95, bên cạnh đó Trung Quốc cũng xuất khẩu các biến thể khác nhau của mẫu súng trường tiến công này nhưng sử dụng cỡ đạn 5,56mm theo chuẩn NATO cho các quốc gia khác trên thế giới.